Chủ đầu tư nhà ở thương mại là những đối tượng nào

Nhà ở thương mại là gì? quy định nhà ở thương mại là như thế nào? là những câu hỏi được khá nhiều người đang có nhu cầu tìm mua một ngôi nhà quan tâm. Vậy, hãy cùng batdongsanvinhome.vn đi tìm câu trả lời chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Nhà ở thương mại là gì?

Nhà ở thương mại là tên gọi quen thuộc tại Việt Nam, con ở nước ngoài gọi là Shophouse. Đây là loại hình kết hợp giữa nhà ở ở và điểm kinh doanh. Những căn hộ này do tổ chức, hoặc cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đầu tư xây dựng nhằm mục đích bán hoặc cho thuê ở lâu dài.

Nhà ở thương mại là gì

Với đặc điểm đảm nhận hai nhiệm vụ Kinh doanh và ở nên loại căn hộ này có diện tích khá lớn, thường là gấp đôi những căn hộ bình thường. Đây được đánh giá là kiểu căn hộ có thiết kế rất mới lạ, độc đáo, thu hút mọi ánh nhìn.

Nhà ở thương mai tại thị trường Việt Nam còn có các tên gọi khác như: Căn hộ thương mại, chung cư thương mại, căn hộ Shophouse,…

Đối tượng sở hữu căn hộ thương mại là ai?

Về đối tượng sở hữu căn hộ thương mại, thì bất kỳ ai có khả năng sở hữu căn hộ thương mại thì đều được. Có thể là những công nhân viên, cán bộ cũng có thể là người dân bình thường,…Bởi sự phân chia mua bán hay thuê là khách quan.

Là căn hộ được các chủ đầu tư là cá nhận, tổ chức bất ký xây dựng, cho thuê hoặc bán dựa và cơ chế thị trường. Giá cả thuận theo quy luật Cung – Cầu hay Thuận mua – vừa bán giữa 2 bên thỏa thuận và quyết định.

Qua đây thì chắc chắn bạn cũng sẽ thấy được sự khác biệt của nó với các căn hộ xác hội. Bởi lẽ, các căn hộ xã hội chỉ được mua khi bạn đáp ứng điều kiện bên chủ đầu tư đưa ra.

Đặc điểm của căn hộ thương mại là gì?

Căn hộ thương mại có những đặc điểm dễ nhận biết như sau:

Diện tích đa dạng:

  • Do nhu cầu sử dụng khác nhau, nên việc bán hoặc cho thuê khá dễ dàng. Các dự án nhà ở thương mại thời điểm gần đây được các chủ đầu tưu xây dựng với diện tích đa dạng, phù hợp với nhiều gia đình với số lượng người khác nhau.

Tiện ích đồng bộ:

  • Không chỉ cung cấp nơi ở, nhu cầu về tiện ích cũng ngày càng tăng cao, kéo theo đó là không gian sống của các khu chung cư cũng dần dần có đầy đủ các tiện ích từ mua sắm, thể thao, vui chơi,…

Đặc điểm của căn hộ thương mại

Vị trí xây dựng thuận tiền và đẹp:

  • Các căn hộ thương mại thường nằm trong các dự án hay các khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh. Có tầng trệt nằm tiếp giáp với đường chính [tầng 1 ngang mặt đường] để phục vụ mục đích kinh doanh.
  • Các căn hộ này thường được xây dựng theo quy hoạch ở các vị trí trung tâm. Các khu dân cư đông đúc, tập trung nhiều ở các khu phố thương mại sầm uất. Nhằm mục đích đảm bảo cho lãi suất kinh doanh và cho thuê đạt hiệu quả cao nhất.

Giá cả phải chăng:

  • Một mức giá khác hoàn toàn so với nhà đất, nếu trước đây sở hữu một căn nhà riêng ở thành phố là một điều khó khăn, thì từ khi loại hình chung cư thương mại phát triển, cơ hội có nơi ở riêng đã trở nên dễ dàng hơn. Với căn 1-3 phòng ngủ, giá căn hộ sẽ có mức giá vừa phải để các gia đình trẻ, hoặc gia đình 3 thế hệ có thể sử dụng.

Pháp lý rõ ràng:

  • Sở hữu loại hình nhà ở thương mại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mặt pháp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo, người mua nhà nên tìm hiểu rõ ràng về chủ đầu tư để lựa chọn được sản phẩm có chất lượng như ý.

Ưu và nhược điểm của nhà ở thương mại:

Về ưu điểm:

Sở hữu vị trí đẹp, thuận tiện cho kinh doanh: các căn hộ thương mại với đặc điểm ngoài làm nhà ở còn dùng để kinh doanh, nên cần được đặt ở vị trí thuận lợi, nhiều người qua lại. Chính vì vậy, căn hộ thương mại thường được xây dựng tại các khu vực động dân cư, khu vực mặt đường, nơi trung tâm có lượng tiêu thụ dùng cao.

Thiết kế riêng biệt và nổi bật: căn hộ thương mại được phục vụ cho cả nhà ở và kinh doanh nên đòi hỏi thiết kế phải riêng biệt và nổi bật. Căn hộ có thiết kế thông tầng, các loại hình dịch vụ được bố trí ở tầng thứ nhất, tầng bên trên sẽ dành để ở. Trong các dự án, phần kiến trúc, thiết kế của căn hộ thương mại sẽ được đồng bộ và không thể điều chỉnh được.

Ưu điểm của nhà ở thương mại

Số lượng ích nên có sức cạnh tranh cao: trong tổng thể một dự án, số lượng căn hộ thương mại không quá lớn nên đây chính là cơ hội mang đến giá trị cho chủ sở hữu.

Sở hữu tiềm năng lớn: căn hộ thương mại mang nhiều ưu điểm cả về vị trí và thiết kế. Với lợi thế về mặt bằng, vị trí chủ sở hữu có thể kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau. Chắc chắn căn hộ thương mại sẽ giúp thu hút khách hàng và mang về giá trị cho nhà đầu tư.

Về nhược điểm:

Dù là bất cứ loại hình nào từ trung bình đến cao cấp đều có một số hạn chế nhất định, và căn hộ thương mại cũng không tránh khỏi.

Mức giá khá cao: Là loại hình có nhiều ưu điểm khác nhau, nổi bật cả vị trí và thiết kế, số lượng lại ít nên việc giá cao là việc không thể tránh khỏi. Tuy giá thành có đôi chút cao hơn so với những mô hình căn hộ khác nhưng loại hình căn hộ này lại có thể vừa làm nhà ở, vừa để kinh doanh nên dù có giá cao bạn vẫn có thể cân nhắc lựa chọn.

Hạn chế về quyền sở hữu: căn hộ thương mại theo quy định sẽ được cấp sổ hồng nhưng chỉ có thể sử dụng tối đa là 50 năm, vì thời gian có hạn nên đây là hạn chế khá lớn. Hy vọng trong tương lai, quy định về quyền sở hữu căn hộ sẽ được kéo dài hơn.

Quy định về nhà ở thương mại như thế nào?

Để mua nhà ở thương mại, bạn chỉ cần là công dân có đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Còn đối với người nước ngoài, vẫn sẽ được mua nhà ở thương mại với những cơ chế riêng.

Hiện nay, chung cư thương mại đang rất phát triển tại Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một căn nhà ở thương mại, vậy còn chần chừ gì mà không tìm hiểu và mua một căn hộ của riêng mình.

Quy định về nhà ở thương mại

Nếu như đối tượng của nhà ở xã hội là những cán bộ công nhân viên chức nhà nước, người có công với cách mạng, hay những hộ gia đình có thu nhập thấp…. và những đối tượng này lại cần phải đáp ứng rất nhiều những quy định riêng thì nhà ở thương mại lại hoàn toàn không như vậy.

Theo đó, bất kể bạn là ai, bạn chỉ cần là một công dân thực hiền đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam thì bạn đều có thể mua nhà ở thương mại. Hơn nữa, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam nếu có nhu cầu cũng có thể chọn mua loại hình nhà ở này. Tuy nhiên họ phải đảm bảo những quy định riêng của pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: VIN QUẬN 9

Pháp luật quy định những vấn đề liên quan đến dự án xây dựng nhà ở thương mại như điều kiện làm chủ đầu tư dự án, hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án, quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án… như sau:

Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

– Là doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.

– Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và lựa chọn chủ đầu tư dự án

– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải được lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật về xây dựng.

– Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

  • Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Đấu thầu dự án có sử dụng đất;
  • Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư được chấp thuận thì việc xác định chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng.

Xem thêm: Thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

Hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại

– Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở.

– Được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở cho thuê, cho thuê mua, để bán.

– Được Nhà nước cho thuê đất để xây dựng nhà ở cho thuê.

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại.

Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại

– Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

– Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.

Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có các quyền và trách nhiệm sau:

Về quyền

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án.

– Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở; thực hiện huy động vốn, thu tiền cho thuê, cho thuê mua, tiền bán nhà ở theo quy định của Luật này, pháp luật về kinh doanh bất động sản và theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

– Thực hiện các quyền của người sử dụng đất và kinh doanh sản phẩm trong dự án theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.

– Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

– Được thực hiện quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án theo quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở được xây dựng trong dự án.

– Được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các quyền khác theo quy định.

Về trách nhiệm 

– Lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.

– Ký quỹ để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư; đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; bảo đảm năng lực tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

– Xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án theo đúng quy hoạch chi tiết, nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở và tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

– Dành diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

– Công khai trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở Ban quản lý dự án của mình các thông tin theo quy định; báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện dự án theo định kỳ và khi kết thúc dự án theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản.

– Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng kinh doanh sản phẩm của dự án, bàn giao nhà ở và các giấy tờ liên quan đến nhà ở giao dịch cho khách hàng; thực hiện giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở và kinh doanh quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

– Trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận thì phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp xây dựng nhà ở để cho thuê thì có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở.

– Bảo hành nhà ở theo quy định; thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

– Chấp hành các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi có sai phạm trong việc phát triển nhà ở, huy động vốn, ứng tiền trước của khách hàng, thực hiện các giao dịch về nhà ở và các hoạt động khác.

– Bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại cho khách hàng hoặc cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư xây dựng nhà ở.

Trên đây là nội dung bài viết Dự án xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất 1900252511.

Xem thêm:

Dự án xây dựng nhà ở do TTCP chấp thuận chủ trương đầu tư

Video liên quan

Chủ Đề