Chọn loại vải nào để may đồ bảo hộ năm 2024

Hóa chất là thứ rất cần thiết với đời sống sinh hoạt của con người, đó là: phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, xà phòng, mỹ phẩm… Khi sản xuất các loại hóa chất này, người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người. Chính vì vậy việc trang bị các đồ bảo hộ là vô cùng quan trọng đối với ngành nghề này. Bạn có biết vải nào may quần áo bảo hộ ngành hóa chất tốt nhất không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành hóa chất cũng rất đa dạng, vì vậy lựa chọn vải may quần áo cũng dựa theo tiêu chuẩn đó chia thành: quần áo bảo hộ ngành hóa chất độc hại và quần áo bảo hộ ngành hóa chất không độc hại. Cùng tìm hiểu các loại vải may phù hợp 2 ngành này nhé!

1. Vải may quần áo bảo hộ ngành hóa chất không độc hại

Đối với ngành hóa chất không độc hại thì có thể lựa chọn các loại vải thường dùng may đồ bảo hộ lao động, chỉ cần có độ chắc bền, dễ tẩy rửa, giặt là. Thông thường sẽ sử dụng: vải kaki liên doanh hoặc vải Pangrim Hàn Quốc, mỗi loại vải có ưu điểm riêng.

Vải kaki liên doanh

Vải kaki liên doanh là loại vải được sử dụng rất phổ biến, quen thuộc với mọi người. Chất vải chắc khỏe, các sợi vải liên kết chặt chẽ với nhau tạo độ bền vững với thời gian.

Khi sử dụng quần áo bảo hộ lao động ngành hóa chất từ vải liên doanh, sẽ giúp bảo vệ người lao động, tạo sự thoải mái nhất bởi chất vải thoáng, không bó người. Ngoài ra chất vải còn không bị xổ lông sau 1 thời gian sử dụng, ít bị nhăn nhúm, độ bền màu cao. Khả năng hút mồ hôi tốt nên mặc vào mùa hè vẫn cảm thấy dễ chịu.

Vải pangrim Hàn Quốc

Đây là loại vải cao cấp, ngày càng được ưa chuộng bởi chất liệu đẹp, được tạo từ bông sợi tự nhiên kết hợp nhân tạo. Chất vải bền đẹp, có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh chóng, chống bám bẩn tốt, giúp mặc thoải mái trong môi trường phải hoạt động nhiều.

Khi sử dụng lâu dài chất vải này cũng không bị phai màu hay bị xù lông, giúp giữ được vẻ đẹp lâu dài. Ngoài ra chất vải Pangrim còn ít bị nhàu, rất thích hợp may bảo hộ lao động chống hóa chất.

2. Vải may bảo hộ ngành hóa chất độc hại

Với các hóa chất độc hại như: acid, sơn, dầu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng con người. Vì vậy cần chọn các loại chất liệu đặc biệt có khả năng chống hóa chất bám dính, bền chắc.

Vải Vinyl tráng cao su

Vinyl là vật liệu dẻo được làm từ nhựa nguyên sinh có độ dẻo dai, chịu lực tốt, cực kỳ bền với thời gian. Đặc điểm nổi bật là chất vải này có khả năng chống được hóa chất. vV vậy đảm bảo được an toàn cho người lao động.

Chất vải này cũng không thấm nước, có thể dùng tẩy rửa sau mỗi ngày làm việc rất đơn giản. Ngoài ra còn tráng thêm lớp cao su non bên ngoài, tăng thêm độ bền vững và khả năng chống hóa chất của sản phẩm. Đây chính là loại vải được sử dụng nhiều nhất để may quần áo bảo hộ ngành hóa chất.

Vải không dệt Tyvek

Chất vải Tyvek cao cấp, có khả năng chống nước, chống hóa chất, chống thẩm thấu ngược giúp bảo vệ người lao động an toàn. Với thiết kế đặc biệt chất vải Tyvek ngăn không cho hóa chất thấm vào trong nhưng vẫn giúp thoát mồ hôi ra bên ngoài, giúp người mặc có sự thông thoáng.

Ngoài ra chất vải này còn chống sự xâm nhập của các vi sinh vật, chất liệu an toàn không gây dị ứng da. Đặc biệt độ bền cao, khả năng chịu được va chạm, ít mài mòn giúp sản phẩm được bền đẹp và tiện dụng vô cùng đối với người lao động trong ngành hóa chất.

Hiện nay, dệt may Dương Ngọc chuyên cung cấp các loại vải để may quần áo bảo hộ ngành hóa chất. Đến với chúng tôi, quý khách hàng sẽ được tư vấn và thiết kế những bộ trang phục phù hợp nhất với yêu cầu công việc cũng như ngân sách công ty.

Thiết bị bảo hộ cá nhân [PPE] là những trang phục và phụ kiện được thiết kế để bảo vệ người sử dụng khỏi các nguy cơ gây hại cho sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. PPE có thể bao gồm các loại mũ, kính, khẩu trang, găng tay, giày, quần áo và các thiết bị khác. Loại trang phục này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau, như y tế, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ.

Một trong những yếu tố quan trọng khi may thiết bị bảo hộ cá nhân là chất vải. Những loại vải này phải đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, độ bền, khả năng chống thấm, chống tĩnh điện, chống cháy và chống vi khuẩn. Ngoài ra, chúng cũng phải phù hợp với mục đích sử dụng, điều kiện môi trường và sự thoải mái của người mặc.

Có nhiều loại vải khác nhau được lựa chọn khi may thiết bị bảo hộ cá nhân, tùy thuộc vào từng loại trang phục và ngành nghề. Dưới đây là một số loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay:

1. Vải không dệt

Đây là loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim mà nó được hình thành từ các phản ứng nhiệt học, hóa học, cơ học hoặc dung môi. Vải không dệt thường được sản xuất bằng cách ép các sợi tổng hợp hoặc tự nhiên lại với nhau bằng nhiệt hoặc áp lực.

Ưu điểm của vải không dệt

Dưới đây là một số điểm nổi bật của loại vải này:

  • Độ bền cao, chịu lực tốt: Do đặc tính của hạt nhựa tổng hợp cho nên vải không dệt có độ bền cao và có khả năng chịu lực tốt
  • Trọng lượng nhẹ, xốp và thoáng khí: Do cấu trúc dạng nhẹ, xốp và có độ thông khí tốt nên việc sử dụng và vận chuyển sẽ được thuận tiện hơn.
  • Dễ cắt và may: Nhờ ưu điểm nhẹ, mềm nên vải không dệt có thể được cắt và may theo nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng
  • Thân thiện với môi trường: Vì vải không dệt có thể tự phân hủy trong tự nhiên cho nên sẽ không tạo ra các chất độc hại hay gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, loại vải này cũng có thể được tái chế sau khi sử dụng.

Các loại vải không dệt phổ biến

Vải không dệt có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào phương pháp liên kết các sợi với nhau. Một số loại vải không dệt phổ biến là:

  • Vải không dệt Spunbond: Được tạo ra bằng cách liên kết các sợi với nhau bằng cách sử dụng nhiệt và áp suất. Ưu điểm của nó là có độ bền cao, khả năng chống thấm nước và khí tốt
  • Vải không dệt Meltblown: Meltblown được sinh ra bằng cách đùn các sợi polyme nóng chảy qua các vòi nhỏ.
  • Vải không dệt SMS: Nhờ sự kết hợp giữa Spunbond và Meltblown nên loại vải này có độ dày và độ bền cao.
  • Vải không dệt xăm kim [Needle punch]: Bằng cách sử dụng các kim nhọn để xuyên qua các lớp sợi và liên kết chúng lại với nhau sẽ tạo ra loại vải này. Ưu điểm của nó là có độ bền cao, khả năng chịu mài mòn tốt và có thể tái chế được.
  • Vải không dệt Spunlace: Khi các luồng nước áp suất cao để liên kết các sợi với nhau sẽ tạo ra spunlace. Vì vậy mà đặc tính của nó là rất mềm, dai, không bị rối và rất bền.
  • Vải không dệt Wetlaid: Đây là loại vải được tạo ra khi sử dụng phương pháp ướt để kết tụ các sợi trên màn lưới và sau đó được gia cố thêm.

Ứng dụng của vải không dệt trong PPE

Vải không dệt có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, như y khoa, bộ lọc, vải địa kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Đối với thiết bị bảo hộ cá nhân, vải không dệt thường được sử dụng để may khẩu trang, áo choàng y tế, găng tay, giày bảo hộ, mặt nạ chống độc,… và các sản phẩm bảo hộ cá nhân dùng 1 lần.

2. Vải cotton

Đây là loại vải được làm từ sợi bông tự nhiên, có tính chất mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng khí, thấm hút mồ hôi và an toàn cho da. Tùy thuộc vào tỷ lệ % cotton mà vải bị nhăn nhiều hay ít. Ngoài ra, vải cotton còn dễ thấm hút mồ hôi, đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng

Ưu điểm của vải cotton

  • Có thể được xử lý để tăng khả năng chống thấm hoặc chống vi khuẩn.
  • Mang lại cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc bởi khả năng hút ẩm cao, thấm hút tốt
  • Vì nguyên liệu dễ tìm và sẵn có nên giá thành của vải cotton rẻ hơn so với các loại có pha sợi khác, .
  • Tự nhiên và bền vững, không gây ô nhiễm môi trường.

Các loại vải cotton phổ biến

  • Vải cotton 100%: Đây là chất liệu chỉ qua xử lý hóa chất để chống mốc, chống mục, không pha thêm bất cứ thành phần nào. Ưu diểm của nó là khả năng thấm hút mồ hôi tốt tuy nhiên chúng tương đối cứng và có giá thành cao
  • Vải cotton 65/35 [CVC]: Bao gồm 65% cotton và 35% sợi polyester. Đặc tính của CVC là độ bền cao, ít nhăn và co rút khi giặt. Tất nhiên, so với cotton 100% thì loại vải này thấm hút mồ hôi không tốt bằng
  • Vải cotton 35/65 [TC]: Chất liệu này bao gồm 35% cotton và 65% sợi polyester. TC độ bền cao hơn CVC, cũng ít nhăn và co rút khi giặt. So với CVC thì loại vải này thấm hút mồ hôi kém hơn.
  • Vải cotton 2 chiều: Là sự kết hợp của cotton và sợi spandex, vì vải này có độ co giãn tốt theo chiều ngang của vải cho nên mang lại sự thoải mái cho người mặc.
  • Vải cotton 4 chiều: Là tổng hợp của cotton và sợi spandex. Nổi bật hơn cotton 2 chiều nhờ độ co giãn tốt theo cả chiều ngang và chiều dọc của vải, cũng vì vậy mà cotton 4 chiều mang lại sự thoải mái và ôm sát cho người mặc.
  • Vải cotton Borip: Chất liệu trộn giữa cotton và sợi rayon với đặc tính mềm mịn, nhẹ nhàng và thoáng khí.
  • Vải cotton lụa: Khi trộn giữa cotton và sợi lụa tổng hợp sẽ ra cotton lụa, loại vải này rất mềm mịn, óng ánh và sang trọng.
  • Vải cotton gấm: Là chất liệu trộn giữa cotton và sợi gấm tổng hợp, cotton gấm rất dày dặn, cứng cáp và sang trọng.

Ứng dụng của vải cotton trong PPE

Vải cotton thường được sử dụng để may quần áo bảo hộ lao động cho các ngành nghề như xây dựng, cơ khí hoặc nông nghiệp. Một số sản phẩm phổ biến được làm từ vải cotton như:

  • Quần áo bảo hộ cho các công nhân làm việc trong môi trường có nguy cơ và tiềm ẩn các mối hiểm họa đối với con người.
  • Khẩu trang cho người lao động làm việc ở những nơi có bụi bẩn, khói, hóa chất..
  • Găng tay dành cho người làm việc tại nơi có nhiệt độ cao, điện áp cao, chất ăn mòn…

3. Vải polyester

Đây là loại vải tổng hợp được làm từ sợi nhựa polyeste, có độ bền cao, chống nhăn và co giãn tốt. Vải polyester có thể được pha trộn với các loại sợi khác để tạo ra các loại vải khác nhau.

Ưu điểm của vải polyester

  • Độ bền tốt: Vải polyester có độ co giãn tốt, khả năng chống co rút, chống nhăn và chống mài mòn cao. Vải polyester giữ được hình dáng ban đầu và bền bỉ theo thời gian sử dụng.
  • Giá thành rẻ: Vì được sản xuất từ nguồn nguyên liệu dồi dào và quy trình công nghệ đơn giản, vải polyester có giá thành rẻ hơn so với nhiều loại vải khác.
  • Khả năng chống nước: Vải polyester ít thấm nước và có khả năng khô nhanh. Điều này giúp vải polyester chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.
  • Dễ dàng để nhuộm màu: Vì có cấu trúc phân tử đồng nhất, vải polyester dễ dàng để nhuộm màu và giữ màu tốt. Vải polyester có màu sắc phong phú và đa dạng.
  • Khả năng nhanh khô: Vì ít thấm nước, vải polyester có khả năng nhanh khô khi giặt hoặc khi tiếp xúc với mồ hôi. Điều này giúp vải polyester tiết kiệm thời gian và năng lượng.

Các loại vải polyester phổ biến

  • Vải cá sấu poly: Là loại vải được dệt theo kiểu vải cá sấu từ sợi polyester và sợi spandex. Cá sấu poly có độ co giãn tốt, không bị xù lông hay bám bụi.
  • Vải thun poly: Là loại vải được dệt từ sợi polyester và sợi cotton. Thun poly có độ mềm mại và thấm hút cao.
  • Vải lưới polyester: Là loại vải được dệt từ sợi polyester có kết cấu lỗ lưới. Lưới poly có độ bền và khả năng thoát khí tốt.
  • Vải poly gió: Là loại vải được dệt từ sợi polyester có kết cấu mịn và bóng. Poly gió có độ chống thấm và chống gió cao.

Ứng dụng của vải polyester trong PPE

Vải polyester thường được sử dụng để may quần áo bảo hộ cho các ngành nghề tiếp xúc với hóa chất hoặc nhiệt độ cao. Một số sản phẩm phổ biến làm từ vải polyester là găng tay, quần áo, giày bảo hộ, mặt nạ chống độc,…

4. Vải aramid

Đây là loại vải tổng hợp được làm từ sợi aramid, có khả năng chống cháy, chống cắt và chịu được va đập mạnh.

Ưu điểm của vải aramid

  • Độ bền cao: Độ bền của vải aramid gấp 2 lần dây nylon và gấp 5-6 lần dây thép
  • Mô đun cao: Mô đun của vải aramid gấp 2-3 lần dây thép và sợi thuỷ tinh
  • Tính chịu nhiệt cao: Vải aramid không tan chảy và không cháy âm ỉ khi tiếp xúc với ngọn lửa
  • Khả năng kháng axit và kiềm: Loại vải này không bị ăn mòn bởi các hoá chất
  • Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng của vải aramid chỉ bằng ⅕ trọng lượng của dây thép
  • Ưu điểm khác: Loại vải này không bị co rút khi giặt và không bị phai màu

Các loại vải aramid phổ biến

  • Kevlar: Đây là tên thương hiệu nổi tiếng của DuPont cho sợi aramid. Kevlar có độ bền kéo cao, chịu được nhiệt độ lên đến 500°C và kháng được các hóa chất và tia UV.
  • Nomex: Đây là tên thương hiệu khác của DuPont cho sợi aramid. Nomex có khả năng chống cháy cao, không tan chảy và không nhỏ giọt khi tiếp xúc với ngọn lửa. Ngoài ra chúng cũng có độ bền kéo cao và kháng được các hóa chất và tia UV.
  • Twaron: Đây là tên thương hiệu của Teijin Aramid cho sợi aramid. Twaron có độ bền kéo cao hơn Kevlar và Nomex, chịu được nhiệt độ lên đến 400°C và kháng được các hóa chất và tia UV.
  • Technora: Đây là tên thương hiệu khác của Teijin Aramid cho sợi aramid. Technora có độ bền kéo cao nhất trong các loại sợi aramid, chịu được nhiệt độ lên đến 500°C và kháng được các hóa chất và tia UV.

Ứng dụng của vải aramid trong PPE

Vải aramid có thể được sử dụng để may quần áo bảo hộ cho các ngành nghề liên quan đến lửa hoặc điện. Một số sản phẩm làm từ vải aramid như

  • Sản xuất quần áo chống đạn, chống dao, chống cháy và chống tĩnh điện
  • Sản xuất quần áo bảo hộ cho nhân viên cứu hoả, phi công, lái xe đua và quân nhân

5. Vải tyvek

Đây là loại vải không dệt được làm từ sợi polyethylene siêu mỏng, có khả năng chống thấm nước và các tác nhân gây ô nhiễm.

Ưu điểm của vải tyvek

  • Cực bền: Vải tyvek rất bền và dai, khó rách, không bị sờn và không bị xơ
  • Không thấm nước: Loại vải này chịu được hầu hết các hoá chất và tác động của tia UV, không gây dị ứng cho người mặc
  • Trọng lượng nhẹ: Nhờ kết cấu độc đáo mà tyvek dễ gia công, dễ in ấn
  • Thân thiện với môi trường: Vải Tyvek có thể tái chế cho nên nó rất dễ thân thiện với môi trường

Các loại vải tyvek phổ biến

  • Vải tyvek dạng giấy: có bề mặt nhẵn mịn, cứng cáp và có khả năng in ấn tốt.
  • Vải tyvek dạng vải: có bề mặt hơi sần, mềm mại và có thể may và khâu lại.
  • Vải tyvek tráng polymer hay kim loại: có bề mặt bóng và có thêm các tính năng như chống nước, chống cháy, chống tĩnh điện hay chống vi khuẩn.

Ứng dụng của vải tyvek trong PPE

Vải tyvek có thể được sử dụng để may quần áo bảo hộ cho các ngành nghề liên quan đến vi sinh vật hoặc hóa chất. Một số sản phẩm phổ biến làm từ vải tyvek là

  • Quần áo bảo hộ: tyvek dạng vải thường được sử dụng làm quần áo, đồ y tế cho các ngành công nghiệp như hoá chất, dầu khí, xây dựng và nông nghiệp
  • Phụ kiện bảo hộ: tyvek tráng polymer hay kim loại có thể sử dụng làm thành các loại mặt nạ, khẩu trang, găng tay, mũ bảo hộ cho người lao động

\>>> Đồ bảo hộ cá nhân [PPE] ứng dụng trong những ngành nghề nào

Trên đây là một số loại vải được lựa chọn khi may thiết bị bảo hộ cá nhân [PPE]. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng ngành nghề, bạn có thể lựa chọn loại vải phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công việc.

Mua đồ bảo hộ ở đâu?

Nếu như muốn tìm địa chỉ may thiết bị bảo hộ cá nhân thì Nam Dương PPE là một lựa chọn phù hợp với bạn. Nam Dương nhận sản xuất các trang thiết bị bảo hộ lao động, bảo hộ y tế như: Áo choàng phẫu thuật, áo choàng cách ly, trang phục phòng dịch, đồng phục bảo hộ lao động… Ngoài ra còn các phụ kiện khác như: Tấm chắn giọt bắn,mũ y tế, bao tay, ủng, ….

Có bao nhiêu loại vải thường dùng trong may mặc?

Các loại vải thường được dùng trong may mặc.

Vải cotton. Vải cotton là loại vải thường được sử dụng nhiều nhất trong may mặc. ... .

Vải kaki. Kaki được tạo nên từ công thức 100% sợi cotton đan chéo, hay được pha giữa cotton cùng sợi tổng hợp. ... .

Vải Jean. ... .

Vải Kate. ... .

Vải nỉ [flet] ... .

Vải len. ... .

Vải thô [canvas] ... .

Vải voan [chiffon].

Trang phục lao động thường may bằng chất liệu gì?

1.1 Vải pangrim - Đây được xem là loại vải được sử dụng phổ biến nhất để may đồ bảo hộ lao động, và chất liệu ứng dụng nhiều nhất có thể kể đến là vải Pangrim Neotex Hàn Quốc. - Vải Pangrim rất thoáng mát, hút ẩm cao nên người lao động rất ưa chuộng sử dụng khi phải làm việc trong môi trường nắng nóng.

Vải kaki liên doanh là gì?

Vải kaki liên doanh hay còn gọi là vải Pangrim. Đây là một loại vải được dệt có sự kết hợp giữa sợi bông cùng với một số loại sợi tổng hợp khác. Thành phần các sợi tổng hợp bao gồm nylon, rayon. Sự kết hợp hoàn hảo này giúp chất liệu kaki liên doanh có thêm nhiều ưu điểm hơn nữa.

Đồ bảo hộ có tác dụng gì?

- Bảo vệ và an toàn: Chức năng chính của đồ bảo hộ là đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe của người lao động khi làm việc trong môi trường có nguy cơ. Chúng được thiết kế để giảm thiểu tác động của các yếu tố tiềm ẩn có thể gây thương tổn hoặc gây hại cho người lao động.

Chủ Đề