Cho gà an gạo lứt có tốt không

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ với anh em cách trộn thức ăn cho gà ở chế độ tập thể lực. Có thể nói đây là thời gian rất quan trọng với chiến kê trước khi ra trường, tham gia đá gà trực tiếp. Chế độ ăn uống lúc này phải đảm bảo được dinh dưỡng mà không gây tăng cân. Vậy cách trộn ra sao? Tất cả sẽ được giải quyết phía dưới bài viết.

Trộn thức ăn cho gà theo chế độ luyện tập

Lúa – thức ăn quan trọng khi nuôi gà đá

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu sau: lúa, gạo lứt huyết rồng [anh em nào có điều kiện thì mua dùng, không có thì đổi sang gạo lứt hạt trắng – hạt đỏ cho rẻ tiền], đậu xanh [anh em nếu muốn tiếp kiệm chi phí có thể mua loại đậu xanh có pha sẵn với đậu nành [hay còn gọi là đậu xanh ngọn] trên thị trường, giá sẽ ổn hơn], bắp.

Tỷ lệ trộn như sau: Cho 2kg gạo lứt + 2kg đậu xanh + 2kg bắp vào thau lớn, sau đó trộn đều hỗn hợp lại với nhau, rồi chia làm 3 phần [mỗi phần 2kg gồm hỗn hợp gạo lứt, đậu xanh và bắp]. Cứ 1 phần hỗn hợp như vậy thì trộn với 4kg lúa.

Ngoài các nguyên liệu cùng tỷ lệ trộn như trên thì còn có một thành phần nữa cũng rất quan trọng đó là cám gà đá. Loại cám này trên thị trường có rất nhiều chủng loại cũng như sản phẩm, đề cử anh em nên chọn dòng cám cao cấp – Chickem Gold USA để sử dụng.

Trộn 1kg cám gà đá cao cấp vào hỗn hợp 6kg ở trên [4kg lúa và 2kg hỗn hợp gạo + bắp + đậu xanh]. Nhớ trộn đều lên nhé.

Cám gạo cao cấp cho gà

Cám gà đá rất tốt, giúp tăng thể lực vô cùng hiệu quả, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra nóng, đó là lý do vì sao chỉ trộn một lượng nhỏ vào khẩu phần ăn hàn ngày, còn lại bù các nguyên liệu quen thuộc như lúa, đậu xanh, bắp,…

Lưu ý:

– Đơn vị này dùng cho những kê sư nuôi lượng gà nhiều, riêng với những anh em nuôi chơi vài con thì nên làm ít lại cho phù hợp.

– Lúa sau khi mua về rồi tiến hành trộn nên ngâm trong nước 10 phút, nhằm loại bỏ bụi bẩn cũng như lúa lép. Mục đích không ảnh hưởng đến dạ dày cũng như khả năng tiêu hóa của chiến kê khi sử dụng. Sau khi rửa qua thì phơi lại cho khô, có như vậy mới bảo quản được lâu, không làm mốc thức ăn.

Mục đích của từng nguyên liệu trong thức ăn cho gà

– Lúa: đây là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu khi nuôi gà đá. Dù bạn có bổ sung bao nhiêu mồi hay chất dinh dưỡng đi chăng nữa thì lúa vẫn chiếm vị trí quan trọng, giúp gà săn chắc thịt.

– Gạo lứt: tăng dinh dưỡng cho chiến kê mà không gây tăng cân.

– Đậu xanh: giúp gà thanh mát cơ thể, ít bị nhiệt.

– Bắp: có nhiệm vụ làm nở khung xương, cho gà to và khỏe hơn.

– Cám gà đá: Tăng bo, tăng thể lực.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm chuồng bay cho gà đá nhanh – gọn – tiết kiệm tiền

Hướng dẫn cho gà sử dụng hỗn hợp trộn thức ăn trên

Nên áp dụng chế độ dinh dưỡng này cho gà từ 5 – 6 tháng tuổi

Anh em lưu ý hỗn hợp thức ăn trên thích hợp cho gà đá từ 5 – 6 tháng tuổi. Từ 5 tháng tuổi trở xuống thì phần lớn là cho ăn lúa 100%. Lưu ý là đến giai đoạn thay đổi thức ăn, phần lớn gà đá sẽ bỏ ăn, ăn ít lại, thậm chí có con còn nhịn luôn, đó là điều bình thường, do chúng đã quen với thức ăn ban đầu rồi.

Vậy nên cần thay đổi một cách từ từ, mỗi bữa ăn thêm một lượng nhỏ hỗn hợp như trên, đến khi nó ăn được nhiều thì cứ tăng dần lên, đến khi thay thế hoàn toàn là được.

Bạn cũng biết rằng là đời sống của gà trải qua nhiều thời kỳ sinh trưởng khác nhau: từ gà con, đến gà giò rồi đến gà đẻ, gà thịt. Mỗi thời kỳ đó gà cần được cung cấp một khẩu phần ăn thích hợp đúng với nhu cầu thì chúng mới sinh trưởng tốt được.

Nói cách khác, không phải gà lớn nhỏ gì cũng nuôi một thứ thức ăn như nhau. Mà gà con có thức ăn của gà con, gà đẻ có thức ăn của gà đè, và gà thịt cũng vậy.

Thức ăn nuôi gà công nghiệp đã được chế biến sẵng và đóng bao bán rộng rãi ngoài thị trường. Cần mua ‘cám gà’ nuôi gà loại nào ta cứ việc bỏ tiền ra mua cho gà ăn.

Tuy vậy, ta cũng cần biết trong thức ăn nuôi gà gồm có những thành phần gì, và sự cần thiết của chất đó đối với sự sinh trưởng của gà ra sao để tiện gia giảm nếu cần, hoặc tự tay chế biến, pha trộn lấy mà dùng cho tiện.

Trong thức ăn nuôi gà công nghiệp có những thành phần như sau:

Chất bột đường

Chất bột đường trong khẩu phần ăn nuôi gà được coi là thức ăn chính, là thức ăn cơ bản nhằm cung cấp những năng lượng cần thiết cho gà. Chất bột đường có nhiều trong bắp vàng, tấm cám gạo, khoai lang, khoai mì.

a. Bắp vàng

Bắp có nhiều loại như bắp trắng [nếp], bắp vàng. Nhưng trong chăn nuôi gia súc gia cầm, người ta dùng bắp vàng nhiều hơn vì trong bắp vàng có chứa nhiều carotene. Bắp nuôi gà được xay nhuyễn như cám để gà ăn mau tiêu, và thường chiếm đến khoảng trên dưới 40% trong khẩu phần ăn của gà.

Trong bắp chỉ có 8% chất đạm, ít chất khoáng, 3,9% chất béo, nhưng chứa đến 74% chất bột đường và nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2.

Bột bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng. Bắp là nông sản chính của ta, sau lúa, được trồng quanh năm và bán với giá rẻ.

b. Cám gạo

Cám gạo có 2 loại: cám to và cám nhuyễn. Trong cám to chứa nhiều chất xơ do vỏ trấu xay nát ra, có lẫn ít tấm và mày gạo. Vẫn biết trong cám to có chứa 49,29% chất bột đường, một ít chất béo và chất đạm, nhưng ít ai chịu dùng cám to làm thức ăn nuôi gà công nghiệp mà thường dùng cám nhuyễn.

Trong cám nhuyễn có chứa đến 54% chất bột đường và 10,27 phần trăm chất béo. Nhược điểm của cám nhuyễn là dễ bị mốc, nếu bảo quản kém không thể để lâu được vài ba tháng. Cám đã mốc thì bỏ đi, cho gà ăn dễ bị ngộ độc.

c. Tấm gạo 

Tấm gạo là một phần nhỏ hột gạo bị bể ra do qua quá trình xay giã mà thành. Tấm gạo là thức ăn của người, giá đắt hơn gạo nguyên hột. Gà ăn tấm rất tốt vì trong tấm gạo có chứa đến 71% chất bột đường, nuôi gà con rất tốt.

d. Khoai lang

Khoai lang dùng làm thức phẩm cho gà có thể cho ăn chín hoặc sống. Thường thì chế biến thành bột để trộn vào thức ăn nuôi gà. Trong khoai lang chứa nhiều chất bột đường [80%], nhưng các thành phần đạm, chất béo và vitamin rất thấp. Do đó tỷ lệ khoai lang trong khẩu phần ăn của gà không cao.

e. Khoai mì

Khoai mì cũng chứa nhiều chất bột đường nhưng ít đạm hơn bắp vàng. Trong củ khoai mì có chứa axit cianhydric nên gà ăn nhiều sẽ bị ngộ độc. Muốn làm thức ăn nuôi gà ta phải lột bỏ lớp vỏ khoai mì rồi ngâm củ vào nước trong 24 giờ [thay nước ngâm nhiều lần cho xả bớt chất độc] rồi mới xay thành bột.

Cũng như khoai lang, khoai mì chỉ trộn với tỷ lệ khoảng 10% torng khẩu phần ăn nuôi gà mà thôi.

Thức ăn của gà mà thiếu chất bột đường gà sẽ ốm yếu do thiếu mỡ dự trữ. Nhưng nếu trong thức ăn của chúng có quá nhiều chất bột đường thì gà sẽ chóng mập do mỡ dự trữ thặng dư. Từ đó gà mái đẻ ít lại và lâu ngày sẽ bị nân. Còn gà trống thì đi đứng nặng nề do quá mập, khả năng đạp mái kém.

Chất đạm

Trong thức ăn nuôi gà công nghiệp, chất đạm có vai trò quan trọng, vì chức năng của chất đạo là tạo nên thịt, gân, lông, trứng. Do đó, nếu trong khẩu phần ăn của gà thiếu chất đạm, gà con sẽ sống èo uột, gà mái đẻ ít mà chất lượng trứng cũng không đạt, gà trống phủ mái thiếu cồ, còn gà thịt thì chậm lớn.

Có 2 loại đạm là đạm động vật và đạm thực vật. Đạm động vật có trong bột cá, bột thịt, bột tép, bột huyết, trong các loài sâu bọ, trong cua, ốc, tép, ruốc …

Đạm thực vật có trong các cây họ đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu phộng …

Thức ăn của gà cần gồm đủ cả 2 loại đạm này, như vậy mới đủ bổ dưỡng giúp gà sinh trưởng tốt và tăng trưởng mạnh. Đây là phần thức ăn bổ sung.

a. Bột thịt

Trong bột thịt chứa hơn 60% chất đạm cho gà ăn rất tốt. Bột thịt làm từ thịt heo, thịt trâu bò, gà vịt … cùng phần nội tạng lấy trong các lò mổ ra chế biến thành bột để trộn trong khẩu phần ăn gia súc, gia cầm. Đây là thức ăn bổ sung, bổ dưỡng nhất nhưng cũng đắt tiền nhất từ trước đến nay.

b. Bột cá

Trong bột cá có chứa hơn 50% đạm và các axit amin khác, cho gà ăn mau tăng trọng. Bột cá làm từ các loại cá tạp vốn rẻ tiền đem phơi khô và xay nhuyễn làm thức ăn nuôi gia cầm gia súc. Khẩu phần ăn của gà không thể thiếu bột cá.

Trên thị trường có bán 2 loại bột cá: bột cá lạt và bột cá mặn. Bột cá lạt dành nuôi gà, còn bột cá mặn chỉ dành nuôi heo. Gà ăn bột cá mặn dễ bị ngộ độc.

c. Bột ruốc

Ruốc là loài tép biển, thân mình nhỏ bằng phân nửa con tép đồng, khi sống thân có màu hồng lợt. Ruốc xuất hiện trên mặt biển theo mùa và nổi lên từng đám lớn dày đặc hàng tỉ tỉ con. Ngư dân lưới về lớp làm mắm ruốc, lớp phơi khô làm thức ăn cho người hoặc xay thành bột làm bột ruốc trộn vào thức ăn nuôi gà.

Bột ruốc so với bột cá rẻ hơn nhiều, mà số đạm trong bột ruốc cũng tương đương với bột cá. Có thể thay bột ruốc thành bột tép, giá trị đạm cũng tương đương nhau, duy có điều tép bao giờ cũng đắc hơn ruốc.

d. Bánh dầu phộng

Còn gọi là khô bánh dầu. Đậu phộng nguyên hột cho vào máy ép lấy dầu. Phần xác bã còn lại được ép cứng thành khối dày độ 2cm to như cái bánh tráng nước, gọi là bánh dầu. Tán nhỏ bánh dầu này ra thành bột làm thức ăn bổ sung nuôi gà rất tốt. Vì trong bánh dầu phộng có chứa đến khoảng 45% chất đạm và hơn 5% chất béo.

Bánh dầu phộng để lâu sẽ bị nổi mốc, gà ăn vào sẽ bị ngộ độc. Vì vậy, không nên để bánh dầu lâu quá 2 tháng.

Chất béo

Chất béo chứa nhiều trong các loại hột có dầu như đậu phộng, xác dừa, hột mè … và trong dầu cá, mỡ động vật.

Công dụng của chất béo trong thức ăn nuôi gà công nghiệp là được gà hấp thu vào cơ thể sinh ra nhiệt lượng, cũng giống như chất bột đường vậy. Thế nhưng lượng chất béo cung cấp trong thức ăn nuôi gà chỉ nên ở mức độ 5% là vừa. Nếu gà ăn nhiều chất béo quá thì sẽ bị tiêu chảy.

Chất khoáng

Chất khoáng pha trộn vào thức ăn của gà nhằm bồi bổ xương cốt và tạo thành vỏ trứng. Những thức ăn giàu chất khoáng như tôm tép, con ruốc, cá con, bột xương, vỏ sò, vôi tôi [vôi nung chín], vỏ ốc, cua còng …

Vai trò quan trọng của chất khoáng trong thức ăn nuôi gà công nghiệp là kiến tạo và bảo vệ các tế bào, vì vậy gà ăn thiếu chất khoáng thì cơ thể bị mất khả năng đề kháng dẫn đến gà mái sinh sản kém, gà thịt bị sụt cân. Đó là chưa nói đến việc thiếu chất khoáng thì các chất bột đường, chất đạm, chất béo, có ăn nhiều cũng không được đồng hoá.

Chất khoáng có nhiều trong:

a. Bột xương, bột sò

Tại sao trong khẩu phần thức ăn nuôi gà công nghiệp cần trộn thêm khoảng vài ba phần trăm bột xương, bột sò?

Vì trong bột xương, bột sò có chứa nhiều chất vôi [calci] và chất lân [phosphore] rất cần thiết cho sự phát triển khung xương và tạo nên vỏ trứng. Các loại vôi chết [vôi tôi], vỏ trai, vỏ sò nung chín rồi tán nhuyễn trộn vào thức ăn cho gà ăn. Gà đẻ và gà con, gà giò rất cần đến các khoáng chất này.

Bạn cũng biết muốn làm nên vỏ trứng thì mỗi ngày con gà mẹ cần đến 2g chất vôi. Do đó, nếu thiếu vôi gà sẽ đẻ trứng non và đẻ không đều, như đẻ cách nhật, hoặc một ngày đẻ đôi ba ngày nghỉ.

Gà mà thiếu chất phosphore thì tăng trưởng chậm. Ngược lại nếu phosphore đầy đủ thì gà tơ mau lớn, gà mẹ đẻ sai.

b. Chất sắt, đồng, kẽm

Các chất sắt [Fe], đồng [Cu], kẽm [Zn] là những khoáng chất cũng góp phần vào việc giúp gà tăng trưởng mạnh. Thiếu sắt, gà sẽ bị suy dinh dưỡng; thiếu đồng xương gà bị giòn do vỏ xương mỏng dần và xơ cứng động mạch; thiếu kẽm thì phôi trứng yếu, gà con có nở được cũng khó nuôi.

Thường thì những khoáng chất này đã có sẵn trong các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của gà.

Chất muối

Trong khẩu phần thức ăn nuôi gà công nghiệp đều có trộn muối bột chừng 0,5% mà thôi. Thế nhưng, gà không thể thiếu muối. Muối góp phần vào việc giúp gà ăn ngon miệng, ăn được nhiều, rồi kích thích cho gà uống được nhiều nước, và nhờ đó mới tiêu hoá được thức ăn nhanh.

Vitamin

Vitamin rất cần thiết cho sự sống của gà. Chức năng của vitamin là đồng hoá được các khoáng chất. Vì vậy, nếu khẩu phần ăn thiếu vitamin, gà sẽ còi cọc, ốm yếu, xù lông, bại xuội và chết lần mòn.

Nếu được cung cấp đầy đủ vitamin, nhất là vitamin A, D, E gà sẽ tăng trọng nhanh, sống sởn sơ, mái đẻ sai, trống hăng phủ mái và trứng nhiều cồ.

Vitamin A

Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá morue, trong tròng đỏ trứng gà, bắp vàng, củ cà rốt, khoai lang bí, cà chua chín, rau muốn, rau dền … Nếu thiếu vitamin A gà bị bệnh đau mắt, bị bệnh thần kinh, gà mẹ đẻ kém, các gà khác chậm lớn, dễ bị bệnh và chết nhiều.

Vitamin B1

Vitamin B1 có tác dụng đồng hoá chất bột đường và tiêu diệt các chất axit hữu cơ giúp gà ăn được nhiều. Nếu thiếu vitamin này gà không những bị chứng biết ăn gầy còm mà còn bị bệnh thần kinh như đứng niễng đầu ra sau, chân yếu, thích nằm một chỗ như có triệu chứng bại xuội.

Nên cho gà ăn bột gạo lức, bột bắp vàng, mày đậu xanh, bột cá, khô bánh dầu … những thức ăn này có chứa nhiều vitamin B1.

Vitamin B2

Vitamin B2 có tác dụng đồng hoá các chất đạm. Thiếu vitamin B2 gà bị xù lông, kén ăn, tiêu chảy và cũng có triệu chứng bị bại liệt.

Vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho gà mọi lứa tuổi, nhất là gà con, gà giò và gà đẻ. Vitamin này có tác dụng đồng hoá khoáng chất, giúp cho xương gà cứng cáp và nhanh lớn. Nếu thiếu vitamin D gà sẽ bị còi xương, xương mềm, xương yếu do khớp xương phù, khiến gà đi đứng khó khăn nên chỉ muốn nằm một chỗ. Gà mái đẻ kém.

Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, trong sữa, trứng và trong ánh nắng sáng.

Mỗi sáng nên thả gà ra sân để chúng tắm nắng. Ánh nắng ban mai trước 9 giờ sáng có tác dụng giúp cơ thể gà tổng hợp vitamin D, từ đó tăng khả năng hấp thụ canxi, tránh được bệnh còi xương và sống sởn sơ, năng động.

Vitamin E

Vitamin E có nhiều trong mộng lúa, trong giá đậu, trong bột bắp, cám nhuyễn, mày đậu xanh, khô bánh dầu, xác dừa …

Vitamin E ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của gà mái, và sự truyền giống của gà trống. Thiếu vitamin E, gà con thường bị chết trong trứng, còn con nào nở được cũng sống èo uột khó nuôi.

Cho gà ăn mấy giờ?

Gà cần được ăn liên tục, suốt ngày đêm để mau xuất chuồng. Mỗi ngày nên đổ và đảo thức ăn kích thích gà ăn ít nhất 4 lần: sáng, trưa, chiều và 10 giờ đêm để gà được ăn suốt đêm. Không nên lạm dụng việc bổ xung vitamin, thuốc vào thức ăn, chỉ bổ xung khi thời tiết, thức ăn, điều kiện nuôi thay đổi để đề phòng bệnh.

Gà ăn thóc có tác dụng gì?

Việc cho gà ăn thóc có tác dụng bổ sung các vitamin, chất bột đường, chất xơ … Có thể nói thóc chính là một trong những loại thức ăn mà gà thích ăn nhất cũng phù hợp nhất cho loại gia cầm này. Đối với gà chọi, cho gà ăn thóc cũng rất tốt nhưng cho gà ăn thóc ngâm lại còn tốt hơn.

Cho gà ăn thức ăn gì thịt sẽ ngon?

Thức ăn cho gà thịt nhốt chuồng Bà con có thể cho gà sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc các phụ chế sản phẩm nông nghiệp như thóc dẹt, gạo tấm, ngô,… miễn sao cho đảm bảo đủ năng lượng, đạm, khoáng, vitamin để gà phát triển.

Thức ăn của gà con là gì?

Nguồn thức ăn chính là lúa, thóc, ngoài ra thêm một số thức ăn dinh dưỡng như thịt bò, dế, lươn, giun quế, cá chép… nghiền nhỏ. Gà rất thích ăn cám viên. Vì vậy, bà con có thể nghiền nhỏ các phụ phẩm, ép thành cám viên cho gà ăn.

Chủ Đề