Chim lợn trong chứng khoán là gì

Diễn đàn chứng khoán F319.com

Diễn đàn > Thị trường chứng khoán >

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 300000000, 11/01/2019.

5853 người đang online, trong đó có 900 thành viên. 16:15 [UTC+07:00] Bangkok, Hanoi, Jakarta

  1. 1 người đang xem box này [Thành viên: 0, Khách: 1]

Trang 1/5

1 2 3 4 5 Tiếp >

Chủ đề này đã có 4044 lượt đọc và 41 bài trả lời

Chim lợn là một thuật ngữ trong văn nói thường xuất hiện ở các diễn đàn mua bán chứng khoán. Đôi khi chim lợn được nói vui ngọng nghịu thành chim nhợn. Vậy chim lợn là sao?

Chim lợn dùng để chỉ người mong muốn cổ phiếu nào đó giảm giá hoặc mong muốn cả thị trường giảm giá hoặc mong muốn VNIndex và HNX-Index mất điểm.

Mục đích của "chim lợn" là để mua được cổ giá rẻ hơn sau khi họ đã bán được giá cao. Sau khi bán được giá cao, họ mong muốn cổ phiếu rớt giá để được mua rẻ hơn.

Hành động của chim lợn là gì? Chim lợn sẽ thường vào các diễn đàn, vào các topic đã được mở, hoặc mở các topic thảo luận để chê cổ phiếu có nhiều tin xấu, có những chỉ số xấu, có cơ bản xấu và nói với mọi người cổ phiếu đó sẽ bị giảm giá. Chim lợn sẽ dùng mọi cách để mọi người bán cổ phiếu ra để tăng lực cung cổ phiếu ra thị trường làm cổ phiếu bị bán nhiều sẽ bị giảm giá, khi giảm giá thì chim lợn có thể có cơ hội mua được giá rẻ.

Chim lợn thường bị mọi người ghét vì sao? Những người khác thì lại mong muốn cổ phiếu lên giá để có lợi nhuận thì chim lợn ngược lại mong muốn cổ phiếu rớt giá để được lợi mua giá rẻ. Chính vì thế nhiều người đang giữ cổ phiếu mong giá lên thường không thích chim lợn.

Chim lợn xoắn lên là sao? Câu nói này dùng để chỉ trích những ai muốn cổ phiếu giảm giá. Họ chỉ trích chim lợn bị xoắn lên, có nghĩa là bị điên tiết lên vì mục đích không đạt được. Chim lợn vốn đã bán cổ phiếu ra giờ muốn mua lại rẻ hơn, nhưng nếu giá không rẻ hơn thì họ sẽ không đạt được mục đích và có thể không mua được giá rẻ mà có thể mua lại đắt hơn cả giá bán ra. Chính vì vậy chim lợn bị chê cười là đang xoắn lên. Có nghĩa là đang luýnh quýnh không biết có nên mua vào lại hay không kẻo giá lên cao quá sẽ bị mua đắt hơn mất.

“Anh ơi, hãi quá [tức là sợ quá]. Chim lợn bay rợp trời bảo kỳ này sập sâu lắm, Index phải đi 150 điểm” hay anh ơi, cứt tồ rớt chắc đợt này sập về 15K luôn chứ không vừa – Sáng sớm nay tôi đã nhận được tin nhắn của một em gái mưa, cũng chưa từng gặp chỉ quen qua FB. Cũng định an ủi em nó vài câu, nhưng nghĩ lại tôi hay được thiên hạ mệnh danh là “Bìm bịp chúa”, cho nên mình nói nó cũng chả tin.

“Chim lợn” có tên khoa học Tytonidae, là một loài chim chuyên ăn động vật nhỏ như thằn lằn, đặc biệt chúng rất thích ăn xác thối. “Bìm bịp” có tên khoa học Centropus Sinensis, là loài chim chuyên ăn rắn rết. Bìm bịp không biết nói nhưng la rất to, và chúng rất hung dữ. Có một điều ít người biết là “Bìm bịp” và “Chim lợn” đều cùng từ một “tổ sư” mà ra. Ông tổ 10 đời của chúng là Cucudais Sicurities. Cho nên dù một con bị loài người ghét [nhưng lại có ích], một con được loại người thích [nhất là các quí ông YSL], nhưng bản chất chúng rất giống nhau về tính cách.

Còn tại sao “dân chứng khoán”, “Cứt tồ” lại có Bìm bịp và Chim lợn. Điều này có lẽ bắt nguồn từ khá lâu, cách đây khoảng 13 năm dưới chân núi Võ đang F319, có cuộc luận kiếm xưng anh hùng nổi tiếng. Quần hùng tề tựu đông đủ, náo nhiệt khắp một vùng. Kẻ nằm vỗ bụng khoa chân múa tay, kẻ lại trèo tít lên ngọn cây. Ai cũng cho là mình là “đệ nhất chứng thủ”.

Cuối cùng vị đạo sỹ Chè xanh phải đưa ra một cuộc thi, ai thắng sẽ được tôn vinh và làm “chứng lâm minh chủ”. Cuộc thi cũng khá đơn giản, sẵn có bãi bùn đất, mọi người ném bùn vào nhau, ai bị dính ít nhất sẽ là người chiến thắng. Trọng tài Chè xanh nổi còi “toét”, tất cả hăng hái ném bùn vào nhau. Ai cũng bị lấm lem, nhưng có 1 kẻ rất khôn, anh ta nuôi 1 con Bìm bịp, liền sai con này rỉa hết bùn đất trên người. Thấy vậy một anh kia dùng ngay một chú Chim lợn khác để liếm hết bùn. “Hết giờ” ! Vậy là có 2 người thắng cuộc. Từ đó trở về sau, “Bìm bịp” và “Chim lợn” được mệnh danh cho 2 phe trên chứng trường.

Thật ra “Chim lợn” hay “Bìm bịp” đều có rất nhiều loài. Có những loài khá dễ thương, chủ yếu kêu la với mục đích cảnh báo, hoặc vui vẻ cho đỡ đau đầu sau những trận chiến trên sàn. Nhưng lại có loài ngu ngốc, căn cứ nhìn vào mấy cái hình, cái chạc xanh đỏ để “dìm hàng” hay “ca lên mây”. Loại này bản chất cũng không sao, chủ yếu do dốt, không có động cơ hay vụ lợi gì. Loại thứ ba rất nguy hiểm, thường gắn lợi ích cá nhân vào các hành vi của mình. Khi đang giữ tiền thì Chim chóc, đang giữ hàng thì Ca hát. Loại này thường dùng thông tin FA, TA, để “lòe” người ít kinh nghiệm.

Ai trên đời cũng có xu hướng “khen” thị trường khi cầm hàng, “chê” thị trường khi đã bán sạch. Nhưng hãy luôn nhớ rằng dù có Chim lợn cổ phiếu tốt, Chim lợn Index khi dòng tiền mạnh, cũng chỉ có tác dụng nhất thời, thậm chí làm lợi cho kẻ khác mà mình lại mất cơ hội. Cũng tương tự khi thị trường yếu, rơi vào downtrend, dù có Bìm bịp kiểu gì chăng nữa cũng không thể làm thị trường ngừng rơi.

“Bìm bịp” hay “Chim lợn” chưa chắc đã phải là xấu, bản chất cùng một mẹ mà ra. Nhưng điều quan trọng nhất trong đầu tư là tất cả chỉ nên tham khảo, đừng quá ảnh hưởng đến các quyết định của riêng mình. Cốt yếu là phải cố gắng nâng cao trình độ, hoặc tìm được các bạn môi giới có tâm, có tài, giúp đỡ mình. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hái quả ngọt ở cuối con đường.

1. Phím hàng: là việc giới thiệu cơ hội đầu tư về 1 hoặc nhiều mã. Đây là hoạt động chiếm số lượng gần như 95% trong giới môi giới chứng khoán. Việc phím hàng có thể dựa trên phân tích hoặc theo tin đồn.

22 quy luật bất biến trong đầu tư chứng khoán
Video 3: Quản Lý Rủi Ro Trong Đầu Tư Chứng Khoán - TruongMoney [P1] - 22/07/2021
Video 4: Cách Đầu Tư Hiệu Quả & Kinh Nghiệm Đầu Tư - TruongMoney - 23/07/2021

2. Đội Lái: Giới đầu tư chứng khoán ở Việt Nam tin rằng có những nhà đầu tư có tiềm lực lớn, có lợi thế về thông tin thường được gọi là nhà đầu tư cá mập. Các nhà đầu tư lớn có thể liên kết với nhau để đánh lên hay đánh xuống một cổ phiếu nào đó để kiếm lời hoặc hạn chế thua lỗ. Đội lái là từ ám chỉ các nhóm nhà đầu tư này. Vì bán khống vẫn chưa được phép ở Việt Nam, các đội lái thường tìm kiếm lợi nhuận bằng cách “đánh lên” cổ phiếu. Đội lái có lợi thế tiếp cận thông tin tốt sớm hơn thị trường nên sẽ lặng lẽ gom cổ phiếu đủ lượng mong muốn, sau đó cố tình cho rò rỉ các thông tin [càng tỏ ra khách quan càng tốt] để nhiều nhà đầu tư đến sau vào mua cổ phiếu này. Đến lúc đó, đội lái có thể bán ra để kiếm lời.

3. Tay lông: Từ dùng để gọi nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam được thống kê riêng để quản lý giới hạn cổ phiếu sở hữu [room] theo quy định. Đã từng có thời gian giao dịch của khối ngoại ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư trong nước, cả mua lẫn bán ở những mã cụ thể và toàn thị trường.

4. Cá mập/ Tay to: Đây là một từ lóng, từ dân dã được giới đầu tư chứng khoán sử dụng. Cá mập hay Tay to dùng để chỉ giới đầu tư có nguồn lực vốn lớn, nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng đến giao dịch trên thị trường.

5. Múc/ xúc dùng để chỉ mua vào với quyết tâm cao độ, mua bằng mọi giá

6. Sọc [Short] hàng: dùng để chỉ việc bán khống [short sell], tức là mượn cổ phiếu không có trong tài khoản để bán sau đó mua để hoàn trả lại. Cũng thường để chỉ việc đầu cơ giá xuống vì dự báo thị trường/chứng khoán sắp sụt giảm.

7. Xả/Thoát hàng dùng để chỉ hoạt động bán ra với quyết tâm cao độ, bán bằng mọi giá.

8. Bò tùng xẻo: Ám chỉ việc thị trường giảm giá nhưng không xuống mạnh mà mỗi ngày xuống một ít, chỉ sự thua lỗ một cách từ từ

9. Cá mập: Cá Mập, Bìm Bịp và Chim Lợn là các công cụ của các Big Boy được các MM hỗ trợ. Trong đó vai trò nòng cốt là Cá Mập. Hai con kia thì phụ họa. Cá mập đại diện cho dòng tiền của các Big Boy đặt tại các công ty chứng khoán dưới dạng các tài khoản. Tuy là nhiều tài khoản nhưng tất cả đều thực hiện lệnh và thao tác gần như cùng lúc và bởi ý chí của một người. Các chiêu thức mà cá mập thường dùng là “Đè gom”, “Kéo xả”, “Đẩy trần”, “Giải cứu”, “Núp lùm”, “Bộ đội về làng”,... Mối liên hệ duy nhất của Cá Mập và các Big Boy sau các cuộc “Truy quét”, “Rung cây”, “Dụ gà”,... đó là các lệnh thỏa thuận lớn, hoặc cực lớn để các Cá Mập trả hàng về cho các Big Boy.

10. Bìm bịp & Chim lợn: Chim Lợn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng kêu réo tung tin xấu để hỗ trợ Cá Mập thực hiện đòn “Đè gom”. Sau khi Cá Mập gom đủ hàng thì đàn Chim Lợn này sẽ về tổ và đàn Bìm Bịp được tung ra để bơm tin tốt hỗ trợ đòn “đẩy giá” của Cá Mập.

11. Lau sàn: giá giảm kịch sàn không phanh.

12. Úp sọt/úp bô/Kéo xả: bẫy chứng khoán, đẩy thị trường lên và sau đó bán ra

13. Bơm vá: Nghĩa là thổi phồng một loại cổ phiếu nào đó để nhằm bán ra kiếm lợi. Việc bơm vá còn ám chỉ ai đó PR một cổ phiếu nào đấy quá mức [bơm lên] mà lờ qua các thông tin bất lợi [vá chỗ thủng].

14. Lướt sóng: Dựa vào tình hình thị trường lên cao xuống thấp trong một thời gian ngắn giống như những con sóng để mua vào, bán ra kiếm lời.

15. Xanh vỏ đỏ lòng: thuật ngữ được dùng khi so sánh giữa 1 cặp chỉ số lớn nhỏ như [VN-Index và VN30] hoặc [HNX-Index và HNX30]. Khi chỉ số nhỏ [VN30, HNX30] giảm giá nhưng chỉ số lớn [VN-Index, HNX-Index] lại tăng giá. Điều này thể hiện nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn có sự chốt lời nhưng thị trường chung vẫn tăng. Thường sẽ được dùng để báo hiệu một xu hướng mới.

16. Bò tùng xẻo: Ám chỉ việc thị trường giảm giá nhưng không xuống mạnh mà mỗi ngày xuống một ít, chỉ sự thua lỗ một cách từ từ

17. Tuột quần: Nghĩa là thị trường, chứng khoán nào đấy đi xuống

18. Đu đọt: Trót đua trần cổ phiếu giá quá cao.

19. Lùa gà, dụ gà: cạm bẫy, và chiêu trò tinh vi để dụ những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.

20. Xài Đòn gánh: Sử dụng margin

21. Hàng nóng: Là cách mà dân chơi chứng khoán dành chỉ những cổ phiếu tốt [blue-chip], luôn được giới đầu tư săn tìm như Ngân hàng, dầu khí, viễn thông… Hàng nóng là hàng có đội lái, nó sẽ chỉ tăng mạnh khi đội lái gom đủ hàng.

tiếng lóng chứng khoán thuật ngữ chứng khoán đầu tư chứng khoán


Video liên quan

Chủ Đề