Cách ly theo chỉ thị 15 là như thế nào

Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội thực hiện Chỉ thị 15, cho phép hoạt động nhiều dịch vụ

Tối 20/9, UBND TP. Hà Nội ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND Điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.

Theo đó, Từ 06h00 ngày 21/9/2021, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của Thành phố,

Duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào Thành phố

Theo Chỉ thị mới ban hành, Hà Nội duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào Thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tiếp tục duy trì các chốt tự quản tại các khu dân cư, tổ dân phố; kiểm soát chặt di biến động của người dân. Tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài và vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội. Tiếp tục kiểm soát chặt, không phát sinh các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

Thành phố tiếp tục tạm dừng các hoạt động: Hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy: Xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách bằng xe mô tô; trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.

Dừng hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở kinh doanh [trừ các hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép]. Hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Hoạt động cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trừ các trường hợp được quy định cụ thể tại mục 3.3 của Chỉ thị này.

Cửa hàng cắt tóc, gội đầu và nhiều loại hình dịch vụ hoạt động trở lại

Đối với các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp Nhà nước trên địa bàn được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh.

Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn [trừ các lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch] bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50 [50% tại trụ sở và 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà]. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tiếp của các cơ quan, đơn vị [nếu có] hoạt động bình thường, đảm bảo kịp thời giải quyết thủ tục hành chính cho các cá nhân và tổ chức theo quy định.

Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng [trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch]; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ôtô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống [chỉ bán hàng mang về] và đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày.

Ngoài xe mô tô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, cho phép xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động. Người giao hàng phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19, khai báo y tế hằng ngày trên ứng dụng VN-eID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định. Thời gian hoạt động từ 09h00 đến 22h00 hằng ngày [áp dụng cho cả xe mô tô, xe hai bánh đang được phép hoạt động và xe tham gia ứng dụng công nghệ].

Tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.

Xây dựng phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch

Chỉ thị của TP. Hà Nội đề nghị người dân thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...

Trường hợp di chuyển vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của Thành phố.

Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động phải đảm bảo các yêu cầu: Xây dựng phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch. Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát phòng, chống dịch đối với toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QR và thực hiện 5K. Thực hiện sản xuất, kinh doanh và các hoạt động đảm bảo theo hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 [tại phụ lục kèm theo] và các quy định do Trung ương và Thành phố ban hành.

Đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng, thực hiện đầy đủ quy định của Trung ương và Thành phố; chủ động phê duyệt kế hoạch sản xuất an toàn đáp ứng tình hình dịch bệnh, gửi UBND xã, phường, thị trấn để quản lý, giám sát, kiểm tra; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch của đơn vị.

Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp Trưởng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại Khu/Cụm công nghiệp đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đảm bảo hoạt động sản xuất hàng hóa, không để đứt gãy chuỗi cung ứng; quản lý nơi ở, di biến động của các công nhân, lao động trong Khu/Cụm công nghiệp đóng trên địa bàn.

Các công trình xây dựng: Căn cứ quy mô công trình, thẩm quyền quản lý, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp các đơn vị liên quan quản lý, hướng dẫn tổ chức hoạt động xây dựng đáp ứng yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Gia Huy


Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Ảnh: Quochoi.vn

Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ Online ngày 12-10, đại biểu Lê Thanh Vân, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội, cho rằng việc ban hành văn bản thay thế các chỉ thị nêu trên là cấp thiết.

Địa phương áp dụng tùy nghi, hậu quả rất lớn

- Tôi cho rằng Chính phủ đã phản ứng rất nhanh trước tình hình dịch bệnh đầu năm 2020. Dựa trên tình hình thực tế thời điểm đó, Thủ tướng đã ban hành các chỉ thị số 15, 16 và 19 để quy định về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Do tình hình cấp bách, chỉ thị của Thủ tướng đã được ban hành trước khi thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, điều này là chưa phù hợp với Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Về mặt thẩm quyền thì Thủ tướng ban hành chỉ thị 15 là không sai, nhưng luật quy định phải thành lập ban chỉ đạo, sau đó ban chỉ đạo có thẩm quyền quyết định các biện pháp phòng, chống dịch.

Cũng phải nói rằng, COVID-19 là một đại dịch chưa có tiền lệ, bùng phát trên khắp thế giới, để lại ảnh hưởng nặng nề, nhiều quốc gia có tiềm lực kinh tế, y tế hơn chúng ta cũng lúng túng trong đối phó. Ba chỉ thị nêu trên đã giúp chúng ta ứng phó rất tốt, có hiệu quả với 3 làn sóng dịch tấn công Việt Nam.

Nhưng đến làn sóng thứ 4, khi biến chủng Delta với đặc điểm là lây lan rất nhanh, đa số người nhiễm bệnh không có triệu chứng, độc lực lớn, thì việc áp dụng các biện pháp cũ đã cho thấy những bất cập, cần phải điều chỉnh.

* Đâu là bất cập lớn nhất khi chúng ta kéo dài việc thực hiện các chỉ thị 15, 16 và 19, thưa ông?

- Điều chúng ta thấy rõ nhất thời gian qua là vấn đề thẩm quyền của chính quyền các địa phương trong việc áp dụng các biện pháp phòng dịch, nhất là khi họ tuyên bố thực hiện chỉ thị 15, 16 nhưng lại tùy nghi đặt thêm một số quy định.

Thủ tướng đã ban hành chỉ thị 15, 16 nhưng khi áp dụng thì một số địa phương lại tuyên bố là áp dụng "cao hơn chỉ thị 15", rồi "cao hơn chỉ thị 16" trên địa bàn của họ mà không biết là có được sự chuẩn thuận của Ban Chỉ đạo quốc gia hay không.

Căn cứ vào Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, UBND các cấp không được đề ra các biện pháp cực đoan như vừa rồi chúng ta chứng kiến là tự ngăn sông cấm chợ, tự đặt ra các điều kiện riêng như là cấp giấy thông hành để hạn chế đi lại của người dân, hay tréo ngoe là Bộ Giao thông vận tải phải đi xin ý kiến các địa phương về việc cho máy bay lưu thông, trong khi đây là thẩm quyền của Chính phủ.

Bất cập cũng dễ thấy nữa là nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức không đúng với quy định chung, chủ trương chung, khi thực hiện thì vô cảm, làm sai khiến dư luận bức xúc.

Ví dụ như chuyện "bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu"; chuyện phá cửa xông vào nhà, cưỡng ép phụ nữ buộc phải lấy mẫu xét nghiệm; chuyện một bí thư cấp huyện tuyên bố là trong tình hình dịch bệnh thì luật pháp không thể áp dụng bình thường; vừa mới đây là tiêu hủy đàn chó… Một số cuộc vi hành hoặc kiểm tra nhanh của Thủ tướng cũng cho thấy một số cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp phường lơ là, thiếu trách nhiệm, không nắm rõ vấn đề.

Một vấn đề lớn nữa là các chỉ thị nêu trên được ban hành với tinh thần thực hiện "mục tiêu kép", nhưng với làn sóng thứ 4 rất khủng khiếp thì không còn phù hợp nữa, có giai đoạn chúng ta phải hy sinh phát triển kinh tế để tập trung dồn toàn lực chống dịch. Và sau một thời gian dài chống dịch, nhu cầu mở lại nền kinh tế trở nên cấp bách bởi cứ đóng mãi thì kinh tế nguy to.

Đó là những lý do hiện đang đòi hỏi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải ban hành văn bản quy định mới để phòng chống dịch, thay thế cho các chỉ thị nêu trên.

Nỗ lực tiêm bao phủ vắc xin sẽ đưa chúng ta trở lại cuộc sống bình thường mới - Ảnh: NAM TRẦN

Phải chấp nhận không thể zero COVID

* Vậy theo ông, văn bản quy định mới thay thế cho các chỉ thị 15, 16, 19 phải đáp ứng những yêu cầu nào để phù hợp thực tế?

- Cơ sở đầu tiên là nhìn vào thực tiễn. Hội nghị Trung ương vừa qua cũng đã kết luận là chúng ta phải chống dịch với nhận thức mới, trong đó thích ứng an toàn, linh hoạt và phải chấp nhận không thể đạt được "zero COVID".

Các chỉ thị nêu trên được Thủ tướng ban hành khi chúng ta mong muốn cuộc sống "zero COVID" thì cái này thế giới và chúng ta đã nhận thức là không thể đạt được. Hơn nữa thời điểm ban hành các chỉ thị 15, 16, 19 thì chưa có vắc xin, trong khi hiện nay chúng ta đã chích ngừa vắc xin cho đa số dân tại khu vực Đông Nam Bộ, Hà Nội và các khu vực đông dân cư khác.

Tình hình mới, tư duy mới cho chúng ta nhận thức rằng không thể chống dịch kiểu mỗi gia đình là một pháo đài, nhà cách ly với nhà, thôn cách ly với thôn, phố cách ly với phố, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh được nữa…

Chúng ta cũng đã tự rút ra được nhiều bài học về phương pháp chống dịch cho chính mình và các bài học trên thế giới, hiện nay nhiều nơi họ phủ vắc xin xong thì cuộc sống đã dần trở lại bình thường, có một số yêu cầu vệ sinh phòng dịch được đặt ra với người dân chứ không ngăn sông cấm chợ nữa.

* Chúng ta cũng đã nhìn thấy rõ hiệu quả việc bao phủ vắc xin trên các địa bàn như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…, trong phòng chống dịch. Đây là cơ sở quan trọng để thay đổi nhận thức?

- Đúng như vậy. Và chúng ta đã thấy rõ rằng số ca lây nhiễm, số tử vong đang giảm nhanh trong thời gian gần đây. Có lẽ là bắt nguồn trước hết từ hiệu quả của vắc xin.

Thứ hai là chúng ta đã điều chỉnh các biện pháp cách ly, giúp giảm tải cho các khu cách ly tập trung, nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Đây là vấn đề cần đặc biệt chú ý, bởi vì khi chúng ta nới lỏng giãn cách, giảm áp dụng các biện pháp cách ly tập trung thì số ca nhiễm và tử vong lại giảm.

Chúng ta cũng đã áp dụng các cách thức có hiệu quả khác như phân tầng điều trị, đưa y tế về với cơ sở, về gần nhất với người bệnh, điều trị tại nhà.

Phải chấm dứt bằng được tình trạng địa phương cát cứ

Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và sự thông suốt của bộ máy hành chính, tôi đề nghị trong văn bản quy định mới, Chính phủ phải thực hiện nghiêm minh, chấm dứt bằng được tình trạng cát cứ, lộng hành, tự đặt ra quy định riêng của địa phương.

Các trường hợp vi phạm quy định chung phải bị kỷ luật, cán bộ yếu kém, vô cảm phải bị xử lý như điều chuyển công tác, cách chức khi phát hiện sai phạm. Đây là tình trạng cần chấn chỉnh quyết liệt, là điều rất đáng nói, bởi không có quốc gia nào mà mệnh lệnh từ cấp trên lại bị cắt khúc, không thực hiện nghiêm như vừa qua.

LÊ KIÊN

Video liên quan

Chủ Đề