Chiều tối hồ chí minh phân tích văn học năm 2024

Chiều tối hồ chí minh phân tích văn học năm 2024

CHIỀU TỐI

Hồ Chí Minh được biết đến không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, người chiến sĩ anh

hùng của Cách mạng Việt Nam mà còn là một con người mang trong mình chất nghệ sĩ rất

riêng, một người cầm bút chân chính. Bên cạnh sự nghiệp chính trị của mình, Bác để lại cho

kho tàng văn học nước nhà một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Trong số những tác phẩm

của Bác, bài thơ “Chiều tối” (“Mộ”) đã để lại cho người đọc những ấn tượng vô cùng sâu sắc

về vẻ đẹp tâm hồn thi nhân qua bức tranh thiên nhiên, con người nơi đất khách.

Bài thơ là bài thứ 31 trong tập “Nhật kí trong tù” (“Ngục trung nhật kí”) -được Bác viết khi bị

chính quyền của Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ ở Trung Quốc năm 1942-1943. Bác

sáng tác bài thơ trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ là bức tranh

thiên nhiên đậm chất cổ điển, kết hợp hài hòa với vẻ hiện đại qua hình ảnh con người lao

động.

Trước hết, bức tranh thiên nhiên mang màu cổ điển đã được Bác khắc họa trong hai câu

thơ đầu:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Hai câu thơ đã vẽ nên trước mắt người đọc một bức tranh có không gian và thời gian.

Những hình ảnh như “quyện điểu” - cánh chim mỏi mệt đang về rừng tìm chốn ngủ, “cô vân”

- chòm mây lẻ loi trôi giữa tầng không đã báo hiệu một không gian mênh mông, bao la vào

khoảng thời gian chiều tối, khi vạn vật sắp kết thúc một ngày dài. Thủ pháp nghệ thuật nhân

hóa ở hình ảnh chim mỏi “tầm túc thụ” - tìm chốn ngủ như muốn nói rằng những con chim

kia cũng giống như con người, sau một ngày dài vất vả cũng muốn tìm một nơi chốn dừng

chân, nghỉ ngơi. Thủ pháp đã làm cho bức tranh thiên nhiên tuy cổ điển nhưng không hề

tĩnh mà vô cùng sinh động, gần gũi, tự nhiên. Chim, mây, rừng, khoảng không của đất trời là

những hình ảnh quen thuộc trong Đường thi, đã được Hồ Chí Minh sử dụng rất tinh tế. Ẩn

phía sau những hình ảnh thiên nhiên ấy là lớp nghĩa ẩn dụ sâu sắc: cánh chim mỏi và chòm

mây cô đơn kia cũng giống như người tù lao khổ, nặng nhọc, vất vả sau một ngày dài

chuyển lao, người chiến sĩ đang độc bước nơi đất khách, nhớ và mong muốn trở về quê

nhà, về với đồng bào, đồng chí của mình đang chiến đấu để bảo vệ quê hương Cách mạng.

Bác không chỉ phát hiện ra sự vận động bên trong của tạo vật xung quanh mà còn đồng

điệu tâm hồn mình với chúng, mượn những hình ảnh đó để nói lên tâm trạng, cảm xúc của

nhân vật trữ tình một cách chân thành, mộc mạc.

Trên con đường bị áp giải lúc ấy, tứ thơ đến với Bác một cách rất tự nhiên. Bác như một thi

nhân đang dạo bước giữa núi rừng mà quên mất hoàn cảnh lao tù khổ cực của mình. Tuy

hoàn cảnh tù túng, nặng nhọc, vất vả là thế nhưng khi đọc từ láy “mạn mạn”, ta lại thấy đó

như một điểm sáng của câu thơ thứ hai. “Mạn mạn” vừa cho thấy trạng thái vận động của

một thực thể thiên nhiên - mây: trôi rất nhẹ nhàng, thong thả, vừa nói lên dáng vẻ và khí

phách hiên ngang, thong dong của người chiến sĩ Cách mạng. Chòm mây ấy cũng giống

như Bác, cô độc giữa không gian mênh mông, giữa hoàn cảnh u tối nhưng phong thái thì

vẫn lạc quan, thanh cao, ung dung, tự tại. Lao tù tuy khổ cực, giam cầm con người, không

biết bao giờ mới trả lại cho họ sự tự do nhưng Bác ở đó vẫn giữ được cốt cách của người

chiến sĩ: lạc quan và đầy hy vọng; tư thế, khí phách hiên ngang, lẫm liệt vượt lên hoàn cảnh.

Đó sẽ mãi là phong thái, khí phách, cốt cách bất diệt. Có thể thấy, qua hai câu thơ, Bác

không chỉ là một thi sĩ có tình yêu thiên nhiên tha thiết, rung động trước cái đẹp, có giao