Chiết cành bưởi bao lâu thì ra rễ

Áp dụng cách chiết cành cây bưởi là kỹ thuật nhân giống được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là cách thức sở hữu nhiều ưu điểm khiến các chuyên gia làm vườn cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên, thực tế thì không phải ai cũng biết cách chiết bưởi đúng để đạt tỷ lệ thành công cao. Nếu bạn đang muốn thực hiện công việc trên mà chưa biết cách làm thì thông tin tư vấn dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn.

Xem thêm thông tin về đào thất thốn – loại đào rất được săn đón vào mỗi dịp Tết

1. Những ưu điểm của cách chiết cành cây bưởi

Bưởi là giống cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở nước ta. Có nhiều loại bưởi nức tiếng ngon, ngọt thuộc các vùng miền khác nhau như bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi năm roi…Nhờ vào nguồn dinh dưỡng mà trái bưởi mang lại, người tiêu dùng ngày càng chọn lựa loại quả này để sử dụng thường xuyên trong gia đình.

Do sở hữu nhiều ưu điểm nên cách chiết cành cây bưởi được nhiều người chọn lựa

Đối với người trồng bưởi, đó là một tín hiệu đáng mừng cho nền công nghiệp nói chung và bản thân họ nói riêng. Để tăng diện tích trồng cây, nhiều người thực hiện việc gieo trồng, nhân giống bưởi theo nhiều cách khác nhau. Thế nhưng, nổi bật trong số đó là một phương pháp được đánh giá cao hơn cả: Phương pháp chiết cành.

Theo đó, phương pháp chiết cành sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi trội. Không ít chuyên gia nông nghiệp đã chọn lựa ngay cách thức này khi có ý định nhân giống cây. Những ưu điểm điển hình của nó phải kể đến là:

Thông thường, cây bưởi được chọn để chiết phải hội tụ đầy đủ ưu điểm cần thiết như cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh gây hại, trái bưởi đẹp mắt, hương vị thơm ngon và ngọt… Khi chiết cành bưởi, cách này sẽ giúp cây mới được tạo ra từ cây mẹ dễ dàng hơn trong việc kế thừa những đặc tính tốt đó.

Nếu như với những cách nhân giống khác, dù cố gắng chăm sóc nhưng tỷ lệ thoái hóa vẫn xảy ra khá cao thì khi áp dụng cách chiết bưởi, tỷ lệ này đã được đẩy xuống mức vô cùng thấp. Người thực hiện chỉ cần tuân thủ theo đúng quy trình, áp dụng đúng kỹ thuật là việc chiết chắc chắn thành công.

Theo nghiên cứu, thời gian thu hoạch của một cây bưởi được chiết cành có thể lên tới 20 – 30 năm. Quãng thời gian này đủ để người nông dân bội thu từ nghề trồng bưởi nếu chăm sóc đúng cách.

Xem thêm: Cách chọn cây quất để chưng Tết

2. Tư vấn cách chiết cành cây bưởi đơn giản nhất

Chiết cành là tự tạo ra cây mới từ chính cây cũ. Bởi vậy, bạn sẽ không cần phải tìm thêm một cành khác giống như phương pháp ghép cành bưởi. Để thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị dụng cụ là dao sắc, đồ vật dùng để bó bầu và bùn đất.

Nên cẩn thận khi chọn cành bưởi trước khi áp dụng cách chiết cây bưởi

Sau khi đã có đầy đủ dụng cụ, bạn thực hiện như sau:

Trong một cây bưởi sẽ có rất nhiều cành. Bạn nên chọn cành mà chiều cao của nó rơi vào khoảng 40cm đến 50cm, đường kính cành khoảng 3cm. Nhánh của cành không nên quá non hoặc quá già và cành đó nên có khoảng 2 nhánh.

Bạn sử dụng con dao sắc nhọn đã được vệ sinh sạch sẽ và tiến hành khứa 2 vòng tròn sao cho chúng chạm vào tầng sinh gỗ. Khoảng cách giữa các vòng là 4cm. Vết khứa đạt chuẩn là vết được cắt gọn gàng, sạch sẽ, không gây nát cành. Bởi lẽ, cành nát sẽ khiến tỷ lệ thối cũng như sâu bệnh tấn công cao.

Khi 2 vết khứa đã đạt chuẩn, bạn dùng dao cạo sạch đi phần vỏ ở giữa. Không nên để sót lại bất kỳ chút vỏ nào giữa 2 vết khứa này.

Ở bước này, bạn cần sử dụng bùn để bó bầu. Nhiều người cho rằng dùng đất trộn nước cũng sẽ mang lại hiệu quả tương đương. Điều này là sai. Ở bùn có những chất dễ hấp thụ mà đất không có được. Bạn nên dùng bùn đắp kín xung quanh vùng cành vừa bị khứa. Cần quấn thật chặt với một lượng bùn vừa đủ.

Trên đây là cách chiết cành cho cây bưởi được trồng làm cảnh hoặc cho quả thu hoạch mà anh Văn Thắng đến từ Nhà vườn tại Văn Giang chuyên bán bưởi cảnh đã áp dụng rất nhiều năm và thành công.

Chỉ cần thực hiện theo đúng 3 bước trong cách chiết cành cây bưởi ở trên, khoảng 3 tháng sau, rễ từ cành sẽ mọc ra rất nhiều. Lúc này, bạn đã có thể cắt cành để trồng xuống đất. Nên có chế độ chăm sóc cây ươm hợp lý để đảm bảo năng suất và chất lượng sau này. Chúc bạn thành công!

Cách chiết cành là một phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới. Đối với việc nhân giống bưởi diễn, cam canh hay các cây ăn quả lâu năm, chúng ta nên áp dụng kỹ thuật chiết cành. Chiết cành là cách tạo ra cành cây giống để trồng bằng cách tạo cho ra rễ trên vỏ li be của cành chiết.

Cách chiết cành còn là phương pháp truyền thống so với phương pháp ghép mắt cây chiết cành nhanh cho quả hơn, khoảng một năm là cây cho quả, cây bưởi không bị thoái hóa và giữ nguyên được các ưu điểm của cây bố mẹ.

Cách chiết cành bưởi diễn

Kỹ thuật chiết cànhSau đây là những kinh nghiệm chiết cành bưởi diễn từ thời xưa để lại cho con cháu. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm với bà con về kỹ thuật chiết cành bưởi diễn nhanh ra rễ. Các bước thực hiện như sau:

Chọn cành chiết:

– Bà con chọn cành giữa tán cây, cành có góc từ 2-3 nhánh cành

– Đường kính cành chiết từ 1,5-2cm

Phương pháp chiết cành:

– Dùng dao cắt khoanh khoảng 2cm, tách bỏ hết vỏ

– Sau khi bóc bỏ lớp vỏ xong dùng dao cạo sạch lớp nhớt để tránh cho vỏ tái sinh và để từ 1 đến 2 ngày cho vỏ ráo nhựa hoặc dùng giẻ lau kỹ phần cắt.

– Sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ bôi trực tiếp vào vết cắt

Kỹ thuật chiết cành

– Tiếp theo dùng đất bó bầu

+ Yêu cầu đất bó bầu là đất phù sa có độ ẩm từ 70%-80%, trộn với 1/3 phân bón hữu cơ, phân hoai mục

+ Đắp đất quanh bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở trên mép vết cắt, rất cần thoáng nhiều oxy nên cần chọn đất xốp và nhiều phù sa. Ở miền bắc thường dùng đất trộn rơm hoặc bèo tây, thường chặt vụn giúp bầu đất thoáng khi hơn…

– Dùng nilon bọc bầu lại bao quanh cành chiết, sau đó dùng lạt buộc 2 đầu bầu.

+ Chú ý: dây buộc phía trên nên buộc chặt còn phía dưới thì buộc lỏng hơn đề phòng vào mùa mưa khi nước lọt vào bầu thì sẽ thoát đi dễ dàng.

Sau khi thực hiện xong phương pháp chiết cành từ 2-3 tháng

– sau từ 2-3 tháng ta kiểm tra thấy ngọn cành chuyển màu vàng và nhìn vào bầu đất có rễ mọc ra nhiều từ màu trắng chuyển sang màu nâu thì ta cắt bầu đem đi giâm

Thời vụ chiết bưởi:

– Nên chiết cành vào vụ xuân để vào thu trồng hoặc giâm xuống đất hoặc là chiết vào đầu mùa thu để vào đầu mùa xuân trồng, vào những thời vụ như vậy bưởi diễn sẽ đạt hiệu quả tốt nhất vì thời tiết thuận lợi cho các cây trồng đâm chồì nảy lộc.

Trung tâm giống cây trồng Bến Tre chuyên cung cấp cây giống chất lượng cao. Chúng tôi nhận hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng

So với phương pháp ghép cành bưởi đại trà, thì đa số các nhà vườn vẫn lựa chọn cho mình cách chiết cành cây bưởi đơn giản, bởi những ưu điểm là giữ nguyên được các đặc tính nổi trội của cây mẹ và cho năng suất cao, ổn định. Vậy phương pháp chiết cành được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thể tự áp dụng ngay tại nhà nhé.

Xem thêm: Xem và mua ngay những cây bưởi cảnh Tết đẹp nhất

1. Dụng cụ và thời gian chiết cành bưởi

Để thực hiện cách chiết cây bưởi, đầu tiên chúng ta phải chuẩn bị dụng cụ cần thiết đó là: Kéo khoanh vỏ cây, chiết cành và dao chiết cành, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng chuyên bán dụng cụ làm vườn, hay cắt tỉa cây cảnh. Một điều bạn cần lưu ý đó là, khi chiết cành tốt nhất nên sử dụng những dụng cụ mới mua, đảm bảo độ sắc cần thiết để khoanh vỏ dễ dàng.

Dụng cụ để khoanh vỏ và chiết cành cây bưởi được bán nhiều trên thị trường

Thời gian tiến hành chiết cành thích hợp là mùa xuân tầm tháng 2 khi thời tiết mát mẻ, độ ẩm thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt, hoặc là chọn vào mùa thu tầm tháng 8, và nên tránh những ngày mưa và nắng nóng kéo dài sẽ làm cây bị chết.

2. Chọn cành chiết

Bước thứ hai trong cách chiết cành cây bưởi đó là chọn cành, bạn cần chọn những cành cây khỏe mạnh, không phát hiện sâu bệnh, thân cây khỏe không sù sì, tốt nhất nhân chọn cây có độ tuổi từ 5 – 10 năm là hợp lý, cây mẹ cho thu hoạch tốt, ổn định qua từng năm và năng suất cao.

Cành chiết cây bưởi có tầm 2 đến 3 nhánh, là loại bánh tẻ, vừa phải, không quá non cũng không quá già, chiều cao 40cm, bán kính tầm 4cm là đẹp. Lưu ý tránh sử dụng nhưng cành lớn trên thân cây, cành chồi ngọn và đang là nhánh chính của cây.

Xem thêm thông tin hữu ích về bưởi cảnh:

3. Đất bó bầu

Chuẩn bị đất bó bầu là khâu vô cùng quan trọng trong phương pháp chiết cành cây bưởi, đất tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây, đảm bảo cho cây phát triển tốt hay bị chết. Do đó, bạn cần tuyệt đối lưu ý trong khâu lựa chọn đất bó bầu cây.

  • Đất nên chọn là đất bùn có trong ao, hồ, phơi ải tầm 2 ngày cho quánh khô lại và loại bỏ bớt các loại vi khuẩn, đây là loại đất chứa nhiều chất hữu cơ dễ hấp thụ nhất cho cây.
  • Đất phải là đất phù sa, đạt độ ẩm khoảng 80%, trộn thêm phân hữu cơ, phân để hoai mục tỉ lệ 1/3, hoặc dùng đất trộn với rơm, bèo tây chặt vụn nhằm giúp bầu đất được thoáng khí.
  • Đắp đất quanh bầu chủ yếu nhằm giữ ẩm để cành có thể ra rễ ở trên mép.

4. Khoanh vỏ

Quá trình khoanh vỏ cây được tiến hành như sau: Dùng dao khứa chừng 2-4 cm đoạn muốn tạo rễ, vết khứa dứt khoát, gọn gàng tránh bị nát, gây thối và sâu bệnh tấn công. Sau đó, bạn dùng dao cạo sạch phần vỏ giữa hai điểm vừa khứa trước đó.

Cách khoanh vỏ cây bưởi đúng khi chiết cành cần được áp dụng cẩn thận

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì nên tiến hành bước làm sạch vỏ thật cẩn thận để cây con có thể nhanh chóng ra rễ và rễ mọc nhanh hơn so với việc không làm sạch vỏ. Do đó, bạn nên chú ý đến bước khoanh vỏ và làm sạch vỏ như hướng dẫn trên đây để tạo điều kiện tốt nhất cho cây con nhanh chóng sinh trưởng nhé.

5. Bó bầu đất

Bước cuối cùng trong phương pháp chiết cành cây bưởi đó là bó bầu đất. Sau khoảng 2 ngày để phần vỏ cạo khô, bạn tiến hành đắp đất kín xung quanh, với lượng đất vừa đủ, quấn chặt vừa tay, tránh để quấn quá chặt hay quá lỏng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.

Sau đó, dùng tiếp nilon dạng chuyên dùng màu trắng để bọc lại phần đất đã bịt trước đó, cuối cùng là cố định lại bằng dây buộc ở hai đầu. Nên buộc chặt phần phía trên, tránh những ngày mưa to làm trôi đất trong bầu, còn phần cuối thì lại buộc lòng hơn để giúp lưu thông không khí và thoát nước.

6. Cắt cành và đem trồng

Sau thời gian 03 tháng, quan sát qua lớp nilon thấy cây con ra rễ đầy đủ, bạn tiến hành cắt cành và có thể mang cây con đi trồng luôn ngoài vườn. Tuy nhiên, để đảm bảo được tỷ lệ sống tốt nhất của cây, bạn nên đem cây con vào bầu để ươm khoảng 1,5 tháng rồi mới đem đi trồng.

Trên đây là cách chiết cành cây bưởi được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, cho ra được giống cây con tốt, sinh trưởng nhanh và cho nguồn thu hoạch ổn định, năng suất cao ngang bằng, thậm chí hơn cây mẹ. Chúc bạn thực hiện thành công.

Video liên quan

Chủ Đề