Chỉ số tái tạo hình ảnh pmi là gì

Chỉ số PMI của Mỹ được xếp vào ngang hàng với chỉ số NFP – Nonfarm Payrolls, một chỉ số mà mỗi khi chúng được công bố đều có thể khiến thị trường biến động, chao đảo. Ảnh hưởng của chỉ số PMI đối với doanh nghiệp tại Việt Nam cũng tương tự như tại các quốc gia khác trên thế giới.

Nó luôn là một trong những công cụ đắc lực, giúp các quản lý đưa ra những hoạch định về chiến lược phát triển cho các doanh nghiệp. Vậy chỉ số PMI là gì? và chỉ số PMI có ảnh hưởng thế nào đến phương pháp quản lý dự án cho doanh nghiệp vừa và nhỏ? Hãy cùng myXteam hiểu thêm về tầm quan trọng của chỉ số PMI trong hoạt động quản lý dự án của doanh nghiệp nhé.

NỘI DUNG

1. Chỉ số PMI là gì?

PMI (Purchasing Managers Index): Chỉ số quản lý thu mua, là một chỉ số quản lý sức mua được cung cấp bởi Viện Quản lý nguồn cung – The Institute of Supply Management (ISM) công bố mỗi tháng. Chỉ số PMI giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích và quản lý mua hàng nắm được các thông tin về điều kiện kinh doanh hiện tại của của các công ty hay tập đoàn nhờ vào 5 chỉ số chính bao gồm: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động.

Để có được dữ liệu này, hàng tháng sẽ có những cuộc khảo sát gửi đến 370 người là các nhà điều hành thu mua hoặc cung ứng trong hơn 62 ngành khác nhau đại diện cho chín khu vực từ danh mục phân loại của hệ thống Phân Ngành Theo Chuẩn (Standard Industrial Classification – SIC).

Đối với mỗi thông số chỉ thị, bản báo cáo cho biết tỷ lệ người trả lời cho mỗi câu hỏi khảo sát, mức chênh lệch thực giữa số lượng câu trả lời cao hơn/tốt hơn và các câu trả lời thấp hơn/xấu hơn, và chỉ số “khuynh hướng”. Chỉ số này là tổng của các câu trả lời để tạo thành báo cáo PMI.

Các loại chỉ số PMI trong hoạt động quản lý dự án

Có 2 loại chỉ số PMI cần biết, đó là chỉ số PMI sản xuất và chỉ số PMI phi sản xuất (dịch vụ). Cả hai chỉ số này đều rất quan trọng trong hoạt động quản lý dự án.

Chỉ số PMI sản xuất:

Là một chỉ số Quản Lý Sức Mua được đo lường trong ngành công nghiệp sản xuất. Các chỉ số con và trọng lượng của nó được đo lường trong chỉ số PMI sản xuất này là:

+ Đơn hàng mới (30%). + Sản xuất (25%). + Giao hàng từ nhà cung cấp (15%). + Hàng tồn kho (10%). + Việc làm (20%).

– Chỉ số PMI phi sản xuất:

Là một chỉ số hỗn hợp để dự đoán về điều kiện kinh tế tổng thể đối với lĩnh vực phi sản xuất. Chỉ số PMI dịch vụ được đo bằng các chỉ số con có trọng lượng bằng nhau như:

+ Hoạt động kinh doanh, hoạt động này được điều chỉnh theo thời vụ. + Đơn hàng mới, cũng được điều chỉnh theo thời vụ. + Việc làm, cũng được điều chỉnh theo thời vụ. + Giao hàng từ nhà cung cấp.

2. Tầm quan trọng của chỉ số PMI

Căn cứ vào PMI, các nhà quản lý sẽ thấy được mức độ mua bán trong các ngành mỗi tháng. Để có cái nhìn khách quan về tốc độ tăng trưởng hay suy yếu về dịch vụ sản xuất của một doanh nghiệp. Và từ đó, đưa ra phương pháp quản lý dự án hiệu quả nhất.

Nếu kết quả chỉ số PMI trên 50, tức là hoạt động sản xuất được mở rộng so với tháng trước. Nếu chỉ số PMI ở mức 50, hoạt động sản xuất không có gì thay đổi. Còn khi chỉ số dưới mức 50 cho thấy hoạt động sản xuất đang có xu hướng thu hẹp lại.

a. Chỉ số PMI tác động đến các quyết định quản lý thu mua hàng hoá của công ty hoặc doanh nghiệp

Thực tế cho thấy rằng, các quyết định thu mua để phục vụ sản xuất của các công ty hoặc doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc nhiều vào số PMI này.

Các nhà quản lý khi muốn thu mua sản phẩm trong công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn họ sẽ dựa vào chỉ số PMI để đánh giá được lượng hàng, sản phẩm cùng nhiều thứ khác.

Hay khi kiểm tra hàng tồn kho, quản lý thu mua sẽ biết nên sản xuất thêm bao nhiêu sản phẩm cho đơn hàng. Nhờ đó, họ có thể cân đối được sản phẩm cần thêm là bao nhiêu để vừa hoàn thành đơn hàng, vừa có sản phẩm dự trữ sẵn dành cho việc kinh doanh cho các tháng tiếp theo hoặc cho những đơn đặt hàng khác…

b. Chỉ số PMI tác động lên các đơn vị cung ứng

Tương tự, với các đơn vị cung ứng, họ sẽ dựa vào chỉ báo PMI để ước lượng lượng nhu cầu sản phẩm, để từ đó có chiến lược điều chỉnh giá cho phù hợp với thị trường.

Ví dụ, khi số lượng đơn đặt hàng tăng, kéo theo nhu cầu tăng, họ có thể tăng giá sản phẩm đồng thời chấp nhận sự tăng giá của những đơn vị cung ứng tư liệu sản xuất cho mình. Còn khi số lượng đơn đặt hàng giảm, họ có thể điều chỉnh giá giảm xuống đồng thời yêu cầu giảm giá đối với các bên cung ứng tư liệu sản xuất của mình.

3. Áp dụng chỉ số PMI trong phần mềm quản lý dự án

Ngày nay, việc ứng dụng các chỉ số phần mềm quản lý dự án đã giúp cho các nhà quản lý giảm bớt gánh nặng, đặc biệt là khi tính toán đến các số liệu như PMI trong doanh nghiệp. Và myXteam là công cụ hoàn hảo giúp bạn xử lý những chỉ số và quản lý dự án nhanh chóng.

Tính tiện dụng của phần mềm quản lý myXteam trước hết đến từ việc đây là một ứng dụng hoàn toàn trực tuyến, không yêu cầu người dùng phải trải qua các bước cài đặt mất thời gian và tốn dung lượng máy.

Sau đó, myXteam cũng được tích hợp tính năng quản lý số liệu, tối ưu hoá khả năng quản lý dự án. MyXteam không chỉ giới hạn trong phạm vi sử dụng của bất cứ cá nhân nào mà nó là một mạng xã hội công việc có quy mô không giới hạn. Nó cho phép bạn thêm bao nhiêu thành viên tùy thích và giao việc cho họ kèm theo deadline cụ thể.

Chỉ số PMI của Việt Nam là gì?

PMI là viết tắt của cụm từ Purchasing Managers Index, tạm dịch là Chỉ số quản trị thu mua trong tiếng Việt. Chỉ số này được công bố hàng tháng bởi Viện Quản lý cung ứng (The Institute of Supply Management). Nó được coi là một chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất.

Chỉ số PMI nói lên điều gì?

Chỉ số PMI là Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index™ (PMI®). Đây là một chỉ số kinh tế được sử dụng để đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ của một nền kinh tế. Chỉ số PMI được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình kinh tế và dự báo xu hướng tương lai.

Chỉ số PMI ảnh hưởng như thế nào đến USD?

Sau khi các chỉ số được tính toán, chúng ta có thể so sánh và đánh giá điều kiện của ngành. Nếu chỉ số đạt trên 50, ngành đang mở rộng. Ngược lại, nếu chỉ số đạt dưới 50, ngành đang thu hẹp. Sự mở rộng thường là một dấu hiệu tăng giá đối với đồng USD vì xu hướng này cho thấy nền kinh tế đang phát triển.

Chỉ số PMI của Mỹ là gì?

PMI là một chỉ số hỗn hợp dựa trên các chỉ số khuếch tán được điều chỉnh theo thời vụ đối với năm loại chỉ báo có trọng lượng khác nhau: Đơn Hàng Mới 30% Sản Xuất --25% Việc Làm --20% Giao Hàng từ Nhà Cung Cấp --15% và Tồn Kho 10%.