Chi phí sản xuất của psg võ văn nhị năm 2024

(HNMO) - Khi đưa Messi về sân Parc des Princes, PSG kỳ vọng siêu sao người Argentina sẽ giúp đội bóng này chinh phục Champions League, nhưng “gã nhà giàu” thành Paris vỡ mộng khi bị loại sớm 2 năm liên tiếp.

PSG thống trị Ligue 1 suốt nhiều năm dù có hay không có sự phục vụ của Messi. 8 mùa giải vừa qua, họ đã 6 lần giành ngôi vô địch đấu trường hàng đầu quốc nội.

Khi Ligue 1 là mục tiêu hoàn toàn trong tầm với, ngôi vương Champions League trở thành tham vọng lớn nhất đối với PSG. Để hiện thực hóa giấc mơ, đội bóng kinh đô ánh sáng Paris đã chiêu mộ Messi hồi hè năm 2021.

Ngày Messi chuyển đến sân Parc des Princes tưởng chừng sẽ đặt nền móng cho thành công của PSG tại Champions League, nhưng thực tế “vỗ mặt” đội bóng này theo cách không thể phũ phàng hơn. Với cựu ngôi sao Barcelona trong đội hình, PSG 2 năm liên tiếp bị loại ngay từ vòng 16 đội.

Nhược điểm của Messi

Đụng độ Bayern Munich tại vòng 16 đội Champions League năm nay, PSG bị loại sau khi để thua hai lượt trận với tỷ số cách biệt 3 bàn không gỡ. Thất bại của “gã nhà giàu” thành Paris trước đối thủ trội hơn về sức mạnh tập thể là điều đã được dự báo trước.

Ở tuổi 35, Messi không thể hiện được nhiều mỗi khi “đói” bóng, kể cả trong trường hợp đá cặp với Neymar và Mbappe. Xét về góc độ cá nhân, “El Pulga” vẫn tỏa sáng với 13 bàn thắng và 1 kiến tạo sau 14 trận tại Champions League.

Nhưng PSG cần mẫu cầu thủ có khả năng tham gia vào lối chơi tổng thể nhiều hơn. Đây là điều Messi vẫn chưa làm được trong màu áo đội bóng này. Tương tự Ronaldo, tiền đạo người Argentina chơi tốt ở phương diện cá nhân song thất bại trong việc góp phần tạo nên một tập thể hùng mạnh.

Chi phí sản xuất của psg võ văn nhị năm 2024

Messi vẫn tỏa sáng ở góc độ cá nhân nhưng không có nhiều đóng góp vào lối chơi tập thể của PSG. Ảnh: Reuters

Ở màn đọ sức với Bayern Munich, PSG chỉ thực sự tấn công nghiêm túc khi bộ ba tiền đạo có mặt trên sân. Tại lượt đi, Messi và Neymar vô hại cho đến khi Mbappe vào sân. Khi Neymar vắng mặt trận lượt về do chấn thương, Messi thường xuyên lùi sâu, gần như không có liên kết với Mbappe, khiến sức mạnh tuyến trên của “Les Parisiens” suy giảm.

Thật khó để chỉ trích Messi những lúc PSG kiểm soát bóng. Nhưng khi đội chủ sân Parc des Princes gặp khó khăn, tiền đạo số 30 có xu hướng bỏ xa khung thành đối thủ. Vấn đề này với Messi đã tồn tại suốt nhiều năm, từ Barcelona đến tuyển Argentina và bây giờ là PSG.

Thói quen kỳ lạ của Messi đã đẩy các đồng đội vào thế khó. HLV Galtier thường yêu cầu Vitinha lùi sâu nếu tiền đạo 35 tuổi dâng cao và đảo vị trí trong trường hợp ngược lại. Tuy nhiên, điều này không thể khiến tiền vệ người Bồ Đào Nha trở thành mối nguy tiềm ẩn trên hàng công của PSG.

Messi rõ ràng cần tin tưởng vào khả năng cầm bóng của đồng đội, từ đó lựa chọn vị trí có thể mở ra những cơ hội tấn công. Nếu không thể nhận bóng, “El Pulga” có thể hứng chỉ trích nhưng đây vẫn là một trong những cách tiếp cận khung thành đối thủ tối ưu.

Canh bạc đổ bể

Dù không mất phí chiêu mộ Messi song PSG không ngại chi đậm 25 triệu bảng mỗi mùa cho siêu sao người Argentia. Mức đãi ngộ lớn cho thấy đội bóng này đặt nhiều niềm tin vào chủ nhân của 7 “Quả bóng vàng”.

Nhưng thực tế trái ngược với mọi kỳ vọng. Trước khi Messi đến Parc des Princes, PSG từng giành quyền vào chung kết Champions League 2019-2020 và bán kết mùa giải kế tiếp. Với Messi trong đội hình, PSG không thể vượt qua vòng 16 đội ở các mùa 2021-2022 và 2022-2023.

Chi phí sản xuất của psg võ văn nhị năm 2024

Messi thường hứng chịu chỉ trích từ chính người hâm mộ trong thời gian khoác áo PSG. Ảnh: Sportskeeda

Thất bại hai năm liên tiếp tại đấu trường danh giá nhất châu Âu cho thấy PSG đã thụt lùi sau khi chiêu mộ Messi. Điều mỉa mai là tiền đạo này lại thể hiện phong độ đỉnh cao khi chinh chiến tại World Cup 2022. Cũng như Neymar và Mbappe, những phẩm chất tinh tuy nhất của một chân sút hàng đầu đã được Messi phô diễn tại giải đấu ở Qatar. Khi trở lại cấp câu lạc bộ, mà cụ thể là PSG, “El Pulga” chơi thứ bóng đá nặng về cá nhân, thay vì mang tính tập thể cần phải có.

Ngay cả những người hâm mộ nhiệt thành nhất cũng nhận ra vấn đề giữa Messi và PSG. Từ những lời tán dương ban đầu, họ đã chuyển sang công kích tiền đạo xuất sắc nhất World Cup 2022.

Những chỉ trích đều dẫn đến một lời cảnh cáo. Đó là PSG sẽ tiếp tục thất bại ở sân chơi châu lục nếu vẫn phụ thuộc vào một nhóm cầu thủ nhất định. Đội bóng này cần xây dựng lối chơi có sự tham gia của cả một tập thể, thay vì xoay quanh vài ngôi sao, trong đó có Messi.

  • 1. HỒNG ĐỨC KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH --   -- ĐỀ ÁN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN Mã số: 60 34 03 01 THANH HOÁ, NĂM 2017
  • 2. CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN I. VÀI NÉT CHUNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Trường Đại học Hồng Đức được thành lập theo Quyết định số 797/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở ba trường cao đẳng: Sư phạm Thanh Hóa, Kinh tế - Kỹ thuật Thanh Hóa và Y tế Thanh Hoá. Là trường đại học công lập trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, cao đẳng, thuộc các lĩnh vực khoa học giáo dục, công nghệ, kỹ thuật, kinh doanh quản lý và nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa và trong cả nước. Từ tháng 6 năm 2007, nhà trường được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ. Là trường đại học đầu tiên theo mô hình trực thuộc địa phương của cả nước, lại của một tỉnh rộng lớn, đông dân, với gần 4 triệu người, có truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống hiếu học, khoa bảng lâu đời, trường Đại học Hồng Đức nhanh chóng trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm văn hóa lớn nhất của xứ Thanh và đến nay thực sự trở thành cánh chim đầu đàn trong số gần 40 trường đại học địa phương, từng bước vươn lên sánh vai với các trường Đại học lớn trong cả nước. Sau gần 20 năm kể từ ngày thành lập, Trường Đại học Hồng Đức đã có những bước phát triển mạnh và bền vững cả về đội ngũ cán bộ giảng viên, ngành nghề đào tạo, bậc, hệ đào tạo, qui mô tuyển sinh và cơ sở vật chất kỹ thuật; chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao; hoạt động nghiên cứu khoa học không ngừng được mở rộng, góp phần phục vụ thiết thực mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và trong cả nước. Thực hiện đề án Liên kết đào tạo đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài bằng nguồn ngân sách địa phương, nhà trường đã tổ chức đào tạo được 8 khoá tiếng Anh quốc tế với 337 học viên và đã gửi được 202 học viên đi học theo đề án tại 57 trường đại học trên thế giới đạt tỷ lệ 60% (trong đó có 22 cán bộ đi đào tạo tiến sĩ, 153 cán bộ đi học thạc sĩ và 27 người học đại học). Công tác hợp tác quốc tế từng bước được phát triển mới, đã chủ động mở rộng và đa dạng hóa trong hợp tác quốc tế như xây dựng các chương trình liên kết đào tạo như mô hình 1+3 ngành QTKD quốc tế với trường RMUTT Thái Lan. Liên kết đào tạo với đại học Sonsil Hàn Quốc được Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh năm 2015. Tổ chức thành lập các nhóm sinh viên NCKH với các trường ĐH khác trên thế giới.
  • 3. khoa học công nghệ: Hoạt động khoa học công nghệ của Nhà trường đã có những bước phát triển đáng kể về qui mô, số lượng, chất lượng và hiệu qủa. Kết quả nghiên cứu của các đề tài dự án đã phục vụ trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo. Số lượng, chất lượng các đề tài NCKH, bài báo chuyên ngành đặc biệt là đề tài cấp cao và bài báo đăng tạp chí quốc tế ngày càng gia tăng. Từ năm 2010 đến 2016 đã thực hiện được 285 đề tài, dự án trong đó 05 đề tài cấp Nhà nước, 25 đề tài cấp Bộ, 23 đề tài cấp Tỉnh và 232 đề tài cấp cơ sở, công bố hơn 600 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành, trong đó có hơn 60 bài báo quốc tế. Về đội ngũ: Chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên trong thời gian qua luôn phát triển. Trường Đại học Hồng Đức hiện có 785 người, trong đó có 516 giảng viên cơ hữu, hiện có 91,5% tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học (trong đó có 16 PGS và 101 TS, đạt 22,7%, 397 thạc sĩ đạt 76,9%). Đây là tỷ lệ khá cao trong hệ thống các trường đại học trực thuộc địa phương. Hiện này có 05 giảng viên đang làm sau tiến sĩ ở nước ngoài, 152 giảng viên đang học sau đại học (107 nghiên cứu sinh) trong đó có 26 người đang đào tạo ở nước ngoài (21 nghiên cứu sinh). Ngoài ra có hàng trăm cán bộ được tham gia các loại hình đào tạo bồi dưỡng khác như: Khóa đào tạo tiếng anh tạo nguồn cho Đề án liên kết đào tạo đại học và sau đại học với nước ngoài, Cao cấp lý luận chính trị, Quản lý nhà nước, văn bằng 2 Tiếng Anh… Nhà trường đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, quản lý giáo dục và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ giảng viên. Ngành nghề, trình độ và hình thức đào tạo: Kể từ ngày thành lập đến nay, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, hình thức đào tạo của nhà trường liên tục được đổi mới và phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội. Tính đến năm học 2015-2016, nhà trường được đào tạo 2 chuyên ngành NCS (Văn học Việt Nam và Khoa học cây trồng), 15 chuyên ngành trình độ thạc sĩ, 34 ngành trình độ đại học và 18 ngành trình độ cao đẳng. Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Nhà trường có tổng diện tích 61.9 ha, bình quân 73m2 /sinh viên. Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường (m2 ) thời điểm 31/5/2016 có 41.683m2 , trong đó có: 31.862,5m2 hội trường, giảng đường, phòng học các loại; 2.685,5 m2 thư viện, trung tâm học liệu; 7135 m2 phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập. Toàn trường có 26 phòng thí nghiệm chuyên sâu và liên môn được trang bị nhiều loại thiết bị, máy móc hiện đại; 8 phòng máy tính; 1 phòng Lab, 14 phòng học tiếng Anh, 1 phòng thực hành mô phỏng kế toán, 1 phòng thực hành mô phỏng ngân
  • 4. trường có 2834 danh mục giáo trình (49087 cuốn); 8382 danh mục (79884 cuốn) 894 bản báo và tạp chí; 16 loại cơ sở dữ liệu nước ngoài với 148 đĩa CD-ROM; 2 loại cơ sở dữ liệu trong nước với 14 đĩa CD-ROM; phần mềm quản lí thư viện LIBOL… Thư viện điện tử có 120 máy tính; mạng Internet, mạng LAN được kết nối đến phòng học, phòng làm việc trong toàn trường, đảm bảo thông suốt 24/24 giờ. Từ năm 2008, nhà trường đã lắp đặt hệ thống Wi-Fi, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và sinh viên. 2. NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ KẾ TOÁN TẠI THANH HOÁ Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững thì một vấn đề quan trọng là phải có những con người có năng lực, trong đó có những người làm công tác kế toán trong các đơn vị ở tất cả các loại hình và lĩnh vực trong nền kinh tế. Thanh Hoá là một trong những tỉnh lớn của Việt Nam, nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ. Là tỉnh có đân số đông gần 4 triệu dân, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 2,16 triệu chiếm 58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hoá tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá. Bên cạnh đó tỉnh hiện có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán, bao gồm: Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn; Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia; Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa; Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa và Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân. Hiện tại, Thanh Hóa đang tập trung xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Khu kinh tế này được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006. Đây là khu kinh tế nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tàu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến. Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. Tiềm năng kinh tế của Tỉnh là như vậy, nhưng đây là vùng đất đang còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp ở Thanh Hóa thuộc hàng cao so với các địa phương khác trong cả nước. Năm 2016, Thanh Hóa có 6.733 doanh nghiệp đang hoạt động. Dự báo đến năm 2020 sẽ có trên 20.000 doanh nghiệp “Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thanh
  • 5. 2011-2020". Hàng loạt doanh nghiệp mới ra đời và mở rộng quy mô sản xuất đã tạo ra “cơn sốt” thiếu hụt nguồn lao động. Trong tình hình hội nhập, có nhiều biến động và chuyển động mạnh mẽ, công tác quản lý, đánh giá, hoạch định chính sách kinh tế ở các bộ, ngành, các tổ chức, tập đoàn kinh tế hiện nay luôn đòi hỏi phải đánh giá một cách đúng đắn, chính xác; điều này đồng nghĩa với việc các bộ, ngành… rất cần những chuyên gia kế toán có trình độ, nắm vững những kiến thức cơ bản, hiện đại về kinh tế nói chung, có năng lực phân tích, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn về kế toán trên giác độ lý luận cũng như thực tiễn. Trong hội nghị APEC vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có dịp gặp gỡ với các nhà đầu tư nước ngoài, theo đó nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá là thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế, nếu không giải quyết tốt, sự thiếu hụt đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và tiến độ đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nói riêng. Để khắc phục sự hụt hẫng nguồn nhân lực, đã có không ít doanh nghiệp buộc phải thuê chuyên gia kinh tế nước ngoài có trình độ cao và thích nghi môi trường cạnh tranh cao. Với những đặc điểm trên đòi hỏi một đội ngũ kế toán có kiến thức tốt, trở thành cánh tay đắc lực giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động. Có được đội ngũ kế toán có kiến thức vững vàng sẽ đáp ứng được bài toán nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn và cũng là góp phần phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa trên con đường hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu và rộng. 3. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Tính đến năm học 2016 - 2017, trường đã tổ chức đào tạo được 16 khóa Đại học Quản trị kinh doanh chính quy, 16 khoá Đại học Kế toán, 11 khoá Tài chính ngân hàng, 13 khóa liên thông, vừa làm vừa học, 10 khoá ĐH Quản trị kinh doanh Văn bằng 2, cung cấp hơn 20.000 cán bộ có trình độ đại học cho các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp không chỉ cho tỉnh Thanh Hoá mà còn cho các địa phương khác trong cả nước. Sinh viên chuyên ngành Kế toán của trường sau khi ra trường đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nhiều cựu sinh viên của trường đã trở thành cán bộ quản lý, kế toán trưởng trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như tại các doanh nghiệp. 4. LÝ DO ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO THẠC SĨ KẾ TOÁN 4.1. Để nền kinh tế của một quốc gia cũng như một doanh nghiệp được vận hành và hoạt động có hiệu quả thì rất cần tới các kiến thức và kỹ năng trong quản lý
  • 6. tài chính, nhất là với Việt Nam khi chuyển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có định hướng của nhà nước. Kế toán là một trong những công cụ quản lý quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Quản lý tài chính – kế toán tốt sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, gia tăng lợi nhuận góp phần làm tăng trưởng doanh nghiệp. Mặc dù Việt Nam đã có gần 30 năm chuyển đổi, nhưng những phương thức quản lý tài chính – kế toán cũ, dẫn tới tư duy và các quyết định chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy có được nguồn nhân lực có tư duy đổi mới, có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng quản lý tài chính – kế toán, am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực kinh tế khác nhau, có khả năng lập kế hoạch, quản lý các chương trình dự án, có khả năng tư vấn cho nhà quản trị trong việc ra quyết định, có khả năng phân tích đánh giá các vấn đề kinh tế tài chính là hết sức cần thiết. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đã gia nhập WTO, đã ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Việc mở chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Kế toán sẽ giúp bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho công tác quản lý tài chính ở cả doanh nghiệp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp. 4.2. Xuất phát từ nhu cầu của xã hội về nhân lực cho kế toán rất lớn, đặc biệt là nhu cầu phát triển đội ngũ của tỉnh Thanh Hoá, nhu cầu được học tập, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận. Ngành khoa học Kế toán được tổ chức tại các đơn vị ở trung ương cũng như các đơn vị địa phương đều cần phải có nhân lực đủ năng lực cho công tác kế toán. Ở các Bộ ngành, các vụ viện, các địa phương, các trường, các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp đều có các cán bộ làm công tác kế toán. Hiện nay, có nhiều cán bộ đang làm công tác kế toán tại các đơn vị tốt nghiệp ở các bậc đào tạo khác nhau: trung cấp, cao đẳng, đại học. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện công việc thực tế đã gặp không ít khó khăn. Việc nâng cao trình độ quản lý tài chính – kế toán cho đội ngũ cán bộ thực hiện công việc trong lĩnh vực này là một vấn đề hết sức cần thiết. 4.3. Số lượng cử nhân khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh (bao gồm cả Kế toán, Quản trị kinh doanh và Tài chính ngân hàng) đã tốt nghiệp từ trường đại học Hồng Đức cùng với nhiều cử nhân kinh tế của các trường đã và đang có nhu cầu tiếp tục học tập và nâng cao kiến thức ở mức cao hơn là thạc sĩ. Hơn nữa, Nguồn tuyển sinh sau đại học tại Thanh Hóa và các địa phương lân cận chuyên ngành Kế toán rất dồi dào do đội ngũ công nhân viên chức trong tỉnh cũng như số lượng doanh nghiệp rất lớn và tỉnh đang có nhiều cơ hội phát triển kinh tế. Trong khi đó, việc cán bộ công tác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp của Thanh Hoá đăng kí học thạc sĩ tại các trường đại học ở Hà Nội hoặc các tỉnh thành khác (phải vào Huế) gặp nhiều khó khăn, vì nhiều lý do như chi phí đi lại, ăn, ở … đặc biệt là quỹ thời gian của các doanh nhân rất ít. Do vậy, nếu được học tập tại
  • 7. giúp họ vừa có thể tham gia học tập nâng cao trình độ mà vẫn có thể lãnh đạo, điều hành đơn vị hoạt động bình thường. 4.3. Thực hiện đào tạo chương trình cao học chuyên ngành Kế toán ở Đại học Hồng Đức là một bước tiến tiếp trên con đường đa dạng hoá phát triển đào tạo theo nhu cầu xã hội. Mặt khác, hội nhập là một xu thế tất yếu đối với các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong đó có các trường đại học. Trường Đại học Hồng Đức đã và đang tham gia vào xu thế này. Chính vì thế việc mở ngành đào tạo thạc sĩ Kế toán là một yếu tố sẽ giúp nhà trường thúc đẩy quá trình mở rộng hợp tác với các trường, với các cơ sở đào tạo trong khu vực và trên thế giới. 4.4. Xuất phát từ kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Hồng Đức đến năm 2015 theo Quyết định số 1469 QĐ/UB ngày 29/7/1999 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa là tỉnh có đội ngũ cán bộ đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi, đầu ngành còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Vì vậy, kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Hồng Đức đến năm 2015 theo QĐ số 1469 QĐ/UB ngày 29/7/1999 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định quyết tâm xây dựng Trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm văn hóa, khoa học, kỹ thuật của tỉnh với nhiệm vụ: “Đào tạo cán bộ có trình độ cao cho trường và cho tỉnh”. Vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa đang là vấn đề cần thiết hiện nay. 4.5. Trường Đại học Hồng Đức đã có gần 20 năm kinh nghiệm đào tạo, 60 năm truyền thống đào tạo ngành kế toán có đội ngũ cán bộ giảng dạy với năng lực chuyên môn vững vàng, được đào tạo từ các nước có trình độ giáo dục tốt như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nhật Bản, Australia, Bỉ, Trung Quốc.... Hiện nay, nhiều cán bộ của trường đang tham gia đào tạo sau đại học cho nhiều chuyên ngành ở các cơ sở đào tạo sau đại học trong cả nước. Chính vì thế đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường sẽ đảm bảo được việc triển khai chương trình đào tạo thạc sỹ Kế toán. Việc triển khai chương trình đào tạo này cũng giúp cho nhà trường tập hợp được lực lượng để phát triển chuyên môn và phát huy được năng lực đào tạo của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong nhà trường. 4.6. Từ năm 2007, trường đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, đến nay Nhà trường đã được giao nhiệm vụ đào tạo 13 chuyên ngành: Khoa học cây trồng, Toán giải tích, Ngôn ngữ Việt Nam, Văn học Việt Nam, Lý luận và PPDH bộ môn Văn-Tiếng Việt, Vật lý lý thuyết và vật lý toán, Lịch sử Việt Nam, Vật lý chất rắn, Phương pháp toán sơ cấp, Quản trị kinh doanh, Quản lý giáo dục. Đã có 5 khóa đào tạo trình độ thạc sỹ các
  • 8. cây trồng, Toán giải tích, Văn học Việt Nam, Ngôn ngữ Việt Nam với 192 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ. Đây là kinh nghiệm quý báu về tổ chức và quản lý đào tạo chuyên ngành Kế toán. 4.7. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Hồng Đức, hiện có 13 tiến sĩ Kinh tế, trong đó có 6 tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, tài chính; 4 tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, 3 tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, ngoài ra khoa còn có 21 NCS khác đang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Nhà trường còn có đội ngũ cộng tác viên là các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín và các chuyên gia đầu ngành có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo sau đại học thuộc chuyên ngành Kế toán đang công tác tại Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, Học viện ngân hàng, Đại học thương mại, Đại học kinh tế - Đại học Huế, Đại học Công nghệ Hoàng gia Rajamangala, Thái Lan (RMUTT); Đại học Soongsil, Hàn Quốc, Đại học Southern Luzon State, Philipines, Đại học Aix – Marseille, Pháp... Cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo như phòng thực hành, giáo trình tài liệu, thiết bị giảng dạy của nhà trường nói chung và Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh nói riêng là khá đầy đủ và có thể đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng và hiệu quả đào tạo thạc sĩ Kế toán tại trường. Trước nhu cầu thực tiễn của xã hội, Tỉnh Thanh Hóa nói chung và Trường Đại học Hồng Đức nói riêng đang đứng trước đòi hỏi cấp thiết cần phải mở ngành đào tạo sau đại học ngay tại địa phương. Đối chiếu với Thông tư số 38/2010/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Hồng Đức đã đáp ứng đủ điều kiện; đề nghị Bộ giáo dục & Đào tạo cho phép nhà trường nhận nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ Kế toán (Accounting). Mã số: 60.34.03.01.
  • 9. TIÊU ĐÀO TẠO, ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH 1. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN Đề án xin mở ngành đào tạo thạc sĩ Kế toán của Trường Đại học Hồng Đức căn cứ vào: - Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ GD&ĐT Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ; - Quyết định số 867/QĐ-TTg ngày 12/07/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sỹ cho trường Đại học Hồng Đức; - Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2010 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học; - Thông tư số 04/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; - Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. - Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Bộ GD&ĐTvề việc Ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ; - Quyết định số 709/QĐ-ĐHHĐ ngày 12/05/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức về ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường; - Quyết định số 1510/QĐ-ĐHHĐ ngày 29/08/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức về ban hành quy định đào tạo trình độ thạc sĩ tại trường Đại học Hồng Đức; - Chương trình đào tạo thạc sỹ Kế toán của trường Đại học trong nước: Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thương Mại, hoạc viện ngân hàng. - Nhu cầu học tập và phát triển đội ngũ trong các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp của tỉnh Thanh Hoá và khu vực, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, gắn với hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; - Thực tế về năng lực đào tạo của Nhà trường.
  • 10. ĐÀO TẠO 2.1. Mục tiêu chung Đào tạo học viên có trình độ Thạc sĩ Kế toán theo định hướng ứng dụng: có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định, có đạo đức nghề nghiệp; ý thức trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc, có nghĩa vụ phục vụ nhân dân, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được giao; nắm vững các kiến thức lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực kế toán. 2.2. Mục tiêu cụ thể 2.2.1. Về kiến thức - Nắm vững những kiến thức chuyên sâu và cập nhật về khoa học kinh tế nói chung và khoa học kế toán nói riêng; - Có khả năng tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị; Có kiến thức và khả năng hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, chiến lược về các hoạt động kinh tế tài chính. - Có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá và đề xuất phương án giải quyết các vấn đề thực tiễn tài chính – kế toán trong đơn vị; - Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và trong các hoạt động chuyên môn ngành Kinh tế nói chung và ngành Kế toán nói riêng. - Sử dụng thành thạo máy tính trong việc soạn thảo văn bản, khai thác, cập nhật, lưu trữ thông tin, xử lý số liệu kế toán và trình bày các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. - Có chứng chỉ tiếng Anh B1 châu Âu hoặc bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc có chứng chỉ tương đương; có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ để nghe hiểu, viết và trình bày các báo cáo về chuyên ngành Kế toán, trình bày các ý kiến và phản biện một vấn đề về chuyên ngành Kế toán. Về kỹ năng mềm: Kỹ năng tự học, tư duy sáng tạo, phân tích, tổng hợp và vận dụng sáng tạo kiến thức được học để giải quyết vấn đề gặp phải. Kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách toàn diện các vấn đề kinh tế tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô. Kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm và kỹ năng làm việc độc lập để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kỹ năng thu thập, phân tích dữ liệu để rút ra thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định. Kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, lắng nghe, trình bày, thảo luận và thuyết phục người khác.
  • 11. định, lập kế hoạch, kiểm soát, quản lý thời gian để hoàn thành đúng hạn nhiệm vụ được giao. Tổ chức làm việc theo nhóm, quản lý nhóm và nghiên cứu khoa học. Kỹ năng tự chịu trách nhiệm với công việc được giao và giải quyết vấn đề. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ đồng nghiệp, khách hàng. Có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ hiện đại trong quản lý; 2.2.2. Thái độ Tuân thủ luật pháp, các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp khi hạch toán các nghiệp vụ tài chính – kế toán; Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng các bí mật trong kinh doanh.; Có thái độ cởi mở, thiện chí trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc; Có tinh thần học hỏi, trách nhiệm cao trong công việc. 2.2.3. Về đạo đức nghề nghiệp - Có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; - Trung thực và tâm huyết với nghề đã chọn; - Đáp ứng được yêu cầu công tác cho mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội khác về lĩnh vực kế toán, tài chính. 2.2.4. Về năng lực - Có khả năng nghiên cứu những vấn đề lý luận kế toán; tham gia hoạch định và tổ chức chỉ đạo thực hiện các vấn đề tài chính – kế toán; tư vấn cho nhà lãnh đạo trong các quyết định tài chính – kế toán. - Có thể giới thiệu, thuyết trình những vấn đề kinh tế; có thể tham gia công tác lãnh đạo và kế toán trưởng trong các đơn vị. Sau khi tốt nghiệp, các Thạc sỹ Kế toán có thể làm việc tốt trong mọi lĩnh vực thuộc về tài chính – kế toán, quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế và tư vấn ở cả khu vực công lẫn các khu vực khác như: các tổ chức phục vụ lợi ích công cộng, các quỹ học bổng hoặc từ thiện, các tổ chức và viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các công ty tư vấn, công ty tài chính, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, truyền thông, công ty đa quốc gia, các công ty khoa học và công nghệ ứng dụng ... 3. CHUẨN ĐẦU RA 3.1 Về kiến thức 3.1.1. Kiến thức ngành: Có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lí và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Kinh tế; có tư duy khoa học trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phát sinh. 3.1.2. Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức cơ bản, hiện đại chuyên sâu về Kế
  • 12. đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo; có tư duy phản biện; làm chủ kiến thức chuyên ngành để thực hiện các công việc trong nghiên cứu và giảng dạy Kế toán; có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ. 3.1.3. Về luận văn: Luận văn cao học phải là một báo cáo khoa học của chính học viên, có đóng góp mới về mặt lý luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu khoa học, mang tính thời sự thuộc chuyên ngành Kế toán, phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ. 3.2 Về kỹ năng 3.2.1. Kỹ năng chuyên môn: Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, khó dự báo thuộc lĩnh vực Kế toán; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát hiện những tri thức mới trong nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Kế toán. 3.2.2 Kỹ năng ngoại ngữ: Có một trong các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ sau: Có bằng tốt nghiệp đại học tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật; có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; có bằng tốt nghiệp đại học các chương trình tiên tiến mà ngôn ngữ dùng trong toàn bộ chương trình đào tạo là tiếng nước ngoài không qua phiên dịch; có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh TOEFL: 450 PBT, 133 CBT, 45 iBT; Business Preliminary (BEC); Preliminary Pet; 450 TOEIC; 40 BULATS, 4.5 IELTS, chứng chỉ tiếng Anh B1 (Khung Châu Âu) và bậc 3/6 (Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt nam) trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Đức, Pháp, Nga, Nhật, Trung do các trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền cấp hoặc do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ được Bộ giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ công nhận tương đương trình độ tiếng anh trong thời hạn 2 năm, tính từ ngày cấp chứng chỉ cho đến ngày nộp luận văn đề nghị bảo vệ. Trình độ tiếng Anh đạt được ở mức tương đương bậc 3/6 Khung Việt Nam do Nhà trường tổ chức đánh giá, điểm đạt từ 50 điểm trở lên, mỗi phần thi (nghe, nói, đọc và viết) không dưới 30% thì được cấp chứng chỉ tiếng Anh đạt chuẩn đầu ra. Có kĩ năng ngoại ngữ ở mức có thể tiếp thu được một bài báo hay một bài phát biểu về một số chủ đề trong lĩnh vực chuyên ngành Kế toán; có thể diễn đạt, viết báo cáo ngắn hoặc trình bày được ý kiến cơ bản của mình trong phản biện khoa học bằng ngoại ngữ thuộc lĩnh vực chuyên ngành Kế toán. 3.3 Năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm 3.3.1. Năng lực tự chủ: Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành Kế toán; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân và đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề thuộc lĩnh vực Kế toán.
  • 13. việc thực hiện các công việc của kế toán, có khả năng đề xuất xây dựng bộ máy kế toán, thực hiện vai trò lãnh đạo của kế toán trưởng trong đơn vị và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực hiện. Có năng lực định hướng, phát huy được trí tuệ tập thể, năng lực ra quyết định và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình trong các hoạt chuyên môn về công tác kế toán. 3.3.2. Năng lực tự chịu trách nhiệm Bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ và công việc được giao thuộc lĩnh vực Kế toán. Có ý thức trách nhiệm, trung thực và chịu trách nhiệm cá nhân trong công việc. 4. THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO Đào tạo chính quy tập trung, thời gian 2,0 năm (24 tháng). 5. NGUỒN TUYỂN, ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH 5.1. Nguồn tuyển - Các cán bộ, chuyên viên kế toán làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp tại Thanh Hóa và các địa phương lân cận. - Nhân viên các bộ phận khác trong các cơ quan, các doanh nghiệp trong tỉnh và các địa phương lân cận có nhu cầu học tập, nâng cao trình độ. - Cán bộ, giảng viên, giáo viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các địa phương lân cận, các sinh viên tốt nghiệp đại học đủ tiêu chuẩn có nhu cầu học tập nâng cao trình độ. 5.2. Đối tượng và điều kiện tuyển sinh Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ các điều kiện quy định dưới đây được dự thi đào tạo thạc sĩ: 5.2.1. Về văn bằng: Người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau: a) Đã tốt nghiệp đại học trong thời gian 10 năm (120 tháng) trở lại, kể từ ngày ghi trên bằng đại học đến ngày dự thi tuyển sinh ngành Kế toán hoặc ngành có chương trình đào tạo đại học khác biệt dưới 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành so với chương trình đào tạo ngành Đại học Kế toán của trường Đại học Hồng Đức đang áp dụng tại thời điểm tuyển sinh. b) Đã tốt nghiệp đại học với thời gian quá 10 năm (120 tháng), kể từ ngày ghi trên bằng đại học đến ngày dự thi tuyển sinh ngành Kế toán hoặc ngành có chương trình đào tạo đại học khác biệt dưới 10% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành so với chương trình đào tạo ngành Đại
  • 14. của trường Đại học Hồng Đức đang áp dụng tại thời điểm tuyển sinh và đã học bổ sung kiến thức 03 môn (6 tín chỉ): + Kế toán tài chính 2 tín chỉ + Kế toán quản trị 2 tín chỉ + Nguyên lý kế toán 2 tín chỉ c) Đã tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành kinh doanh và quản lý trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp III (trừ trường hợp đã quy định tại mục 4.2.1a và 4.2.1b hoặc ngành có chương trình đào tạo đại học khác biệt từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành so với chương trình đào tạo Đại học Kế toán của trường Đại học Hồng Đức và đã học bổ sung kiến thức 05 môn (10 tín chỉ): + Kế toán tài chính 2 tín chỉ + Kế toán quản trị 2 tín chỉ + Nguyên lý kế toán 2 tín chỉ + Kiểm toán căn bản 2 tín chỉ + Kiểm toán báo cáo tài chính 2 tín chỉ d) Đã tốt nghiệp đại học các ngành không thuộc nhóm ngành kinh doanh và quản lý trong Danh mục giáo dục đào tạo cấp III và đã học bổ sung kiến thức 12 môn (24 tín chỉ): + Lý thuyết tài chính tiền tệ 2 tín chỉ + Quản trị tài chính doanh nghiệp 2 tín chỉ + Marketing căn bản 2 tín chỉ + Quản trị doanh nghiệp 2 tín chỉ + Kinh tế vi mô 2 tín chỉ + Kinh tế vĩ mô 2 tín chỉ + Nguyên lý kế toán 2 tín chỉ + Kế toán tài chính 2 tín chỉ + Kế toán quản trị 2 tín chỉ + Phân tích hoạt động kinh doanh 2 tín chỉ + Kiểm toán căn bản 2 tín chỉ + Kiểm toán báo cáo tài chính 2 tín chỉ e) Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành. 5.2.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn a) Người có bằng tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên và ngành học đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
  • 15. hợp còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi. 5.2.3. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận. 5.2.4. Có đủ sức khoẻ để học tập và lao động theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, THCN và DN số 10/TT- LB ngày 18/8/1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/8/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5.2.5. Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở đào tạo. 5.3. Các đối tượng và chính sách ưu tiên A. Đối tượng ưu tiên a) Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo theo quy định của Chính phủ; b) Thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh; c) Con liệt sĩ; d) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, người có công với cách mạng; đ) Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; e) Con nạn nhân chất độc màu da cam; (Người dự thi thuộc đối tượng ở mục A a) phải có Quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền). B. Chính sách ưu tiên a) Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 1,0 điểm (thang điểm 10) vào kết quả thi cho môn cơ bản. b) Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của 1 đối tượng. 5.4. Số lượng học viên có thể tiếp nhận hàng năm: 70 học viên, chia 2 đợt. 6. THANG ĐIỂM VÀ QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN - Theo thang điểm 10 - Điểm đánh giá học phần bao gồm tổng điểm của 3 nội dung đánh giá theo hệ số: bài kiểm tra thường xuyên (KT), điểm chuyên cần, tính độc lập và sáng tạo của
  • 16. và điểm thi kết thúc học phần (ĐT) được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân và tính theo công thức sau: Điểm học phần: ĐHP = 0,3KT + 0,2CC + 0,5ĐT. Học phần đạt yêu cầu khi có điểm đánh giá học phần đạt từ 4,0 trở lên. Nếu điểm học phần dưới 4,0 thì học viên phải học lại học phần đó hoặc có thể đổi sang học phần khác tương đương (nếu là học phần tự chọn). Nếu điểm trung bình chung các học phần chưa đạt 5,5 trở lên thì học viên phải đăng ký học lại một hoặc một số môn có điểm học phần dưới 5,5 hoặc có thể đổi sang học phần tương đương (nếu là học phần tự chọn) với khóa sau để cải thiện điểm. Điểm được công nhận sau khi học lại là điểm học phần cao nhất trong 2 lần học. Nếu học viên học và thi lại nhưng điểm trung bình chung tất cả các học phần vẫn chưa đạt 5,5 thì học viên sẽ bị đình chỉ học tập. 7. CÁC MÔN THI TUYỂN Thi 3 môn, bao gồm: - Môn cơ bản: Lý thuyết tài chính tiền tệ - Môn cơ sở: Nguyên lý Kế toán - Môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh Các trường hợp được miễn thi tiếng Anh: Có bằng tốt nghiệp đại học tiếng Anh hoặc tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài; Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; Có bằng tốt nghiệp đại học tại các chương trình tiên tiến đào tạo trong nước mà ngôn ngữ dùng trong toàn bộ chương trình đào tạo là tiếng nước ngoài không qua phiên dịch; Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tại Điểm d, Khoản 8, Điều 25 Quy định này hoặc tương đương Phụ lục I, trong thời hạn 2 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi. 8. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI TỐT NGHIỆP 8.1. Điều kiện tốt nghiệp Có đủ điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 32 Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8.2. Cấp bảng điểm, cấp bằng thạc sĩ Kết thúc khóa học, Hiệu trưởng quyết định cấp bằng Thạc sĩ và bảng điểm cho học viên đủ điều kiện tốt nghiệp và báo cáo Bộ giáo dục và Đào tạo.
  • 17. cho học viên: Thạc sĩ Kế toán, loại chương trình đào tạo (định hướng ứng dụng), tên các học phần trong chương trình đào tạo, thời lượng của mỗi học phần, điểm học phần, điểm trung bình chung các học phần, tên đề tài luận văn, điểm luận văn và danh sách Hội đồng đánh giá luận văn. Hồ sơ đề nghị cấp bằng thạc sĩ gồm có: - Bản sao bằng tốt nghiệp đại học - Chứng chỉ môn tiếng Anh - Lý lịch khoa học của học viên - Hồ sơ bảo vệ luận văn - Các hồ sơ khác theo quy định. Tên văn bằng được cấp: Thạc sỹ Kế toán
  • 18. LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO 1. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU Nhà trường hiện có 70 cán bộ giảng dạy tại khoa KT-QTKD, trong đó trình độ sau đại học chiếm 77,6%; có 13 tiến sĩ ngành Kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh và kinh tế; 21 NCS khác đang học tập và nghiên cứu tại các trường đại học trong và ngoài nước. Các học viên cao học, nghiên cứu sinh của trường chuẩn bị bảo vệ luận văn, luận án có thể đảm nhận giảng dạy các môn cơ sở và chuẩn bị thêm một số môn chuyên ngành. Các Tiến sĩ của trường có thể đảm nhận dạy các môn chuyên ngành và hướng dẫn luận văn thạc sĩ. Một số cán bộ giảng dạy của trường đã tham gia giảng dạy sau đại học, cao học, hướng dẫn luận văn Thạc sĩ cho các trường đại học, viện nghiên cứu. Đội ngũ giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của trường đã và đang thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở, nhiều đề tài có giá trị khoa học, thực tiễn cao, có nhiều đóng góp có giá trị cho khoa học nói chung và quản lý kinh tế của tỉnh nói riêng. Có 3 giảng viên đã tham gia và làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, 1 giảng viên chủ nhiệm đề tài cấp Tỉnh. Nhiều cán bộ có bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành có chỉ số ISSN và các tạp chí có uy tín khác như: Tạp chí Kinh tế phát triển; Kinh tế & dự báo; tạp chí Nghiên cứu tài chính; Tạp chí Công thương; Tạp chí Thị trường & giá cả... Đội ngũ giảng viên Tiếng Anh và Triết học của trường đã và đang giảng dạy Thạc sĩ của trường: 3 tiến sĩ Triết học; 2 tiến sĩ, 3 Nghiên cứu sinh và 7 thạc sĩ tiếng Anh (3 Thạc sĩ tốt nghiệp ở Mỹ, Anh, Úc).
  • 19. GIẢNG VIÊN CƠ HỮU ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN 1.1 Đội ngũ giảng viên cơ hữu đúng ngành STT Họ tên, năm sinh, chức vụ hiện tại Học vị, nước, năm tốt nghiệp Chuyên ngành Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT) Thành tích KH (số lượng đề tài, bài báo) 1 Trần Thị Thu Hường, 1979, Phó khoa KT -QTKD Tiến sĩ, 2014 Việt Nam Kế toán 2015, ĐH Hồng Đức 08 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, chủ nhiệm 01 đề tài NCKH cấp Bộ, chủ nhiệm 02 đề tài NCKH cấp cơ sở. 2 Lê Thị Minh Huệ, 1982, Phó TBM Kế toán – kiểm toán. Tiến sĩ, 2016 Việt Nam Kế toán 2016, ĐH Hồng Đức 13 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, chủ nhiệm 01 đề tài NCKH cấp cơ sở, thành viên 03 đề tài NCKH cấp cơ sở. 3 Nguyễn Thị Thu Phương, 1979, Phó TBM Kế toán – Kiểm toán Tiến sĩ, 2016 Việt Nam Kế toán 2016, ĐH Hồng Đức 15 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, chủ nhiệm 01 đề tài NCKH cấp cơ sở, thành viên 02 đề tài NCKH cấp cơ sở. 4 Lê Thị Hồng, 1982 Tiến sĩ, 2016 Việt Nam Kế toán 2016, ĐH Hồng Đức 10 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, chủ nhiệm 01 đề tài NCKH cấp cơ sở, thành viên 02 đề tài NCKH cấp cơ sở. 5 Ngô Việt Hương, 1981, TBM Tài chính – thống kê Tiến sĩ, 2015 Việt Nam Tài Chính 2016, ĐH Hồng Đức 10 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, chủ nhiệm 01 đề tài NCKH cấp cơ sở, thành viên 02 đề tài NCKH cấp cơ sở. 1.2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu các ngành tham gia đào tạo
  • 20. sinh, chức vụ hiện tại Học hàm, năm phong Học vị, nước, năm tốt nghiệp Chuyên ngành Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT) Thành tích KH (số lượng đề tài, bài báo) 1 Lê Văn Trưởng, 1958, Phó hiệu trưởng trường ĐHHĐ P.Giáo sư, 2009 Tiến sĩ, Việt Nam, 1995 Địa lý Kinh tế & Chính trị ĐH Hồng Đức, 2009 ĐH Sư phạm 1, 2009 Chủ nhiệm 02 đề tài cấp dự án, 3 đề tài NCKH cấp tỉnh, 01 đề tài NCKH cấp bộ, 02 đề tài NCKH cơ sở, 47 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. 2 Lê Hoằng Bá Huyền, 1979, Trưởng khoa KT - QTKD Tiến sĩ, 2013 Philippin QTKD 2013, ĐH Hồng Đức liên kết với ĐH Huế, 2015 ĐH Hồng Đức Chủ nhiệm 01 Đề tài NCKH cấp Bộ, 01 đề tài cấp Tỉnh, 01 đề tài cấp cơ sở, tham gia 01 đề tài cấp Bộ, tham gia 03 đề tài cấp cơ sở, 25 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. 3 Lê Huy Chính, 1981, Phó khoa KT - QTKD Tiến sĩ, 2015 Pháp Khoa học Kinh tế 2016, ĐH Hồng Đức 01 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước, chủ nhiệm 01 đề tài NCKH cấp cơ sở. 4 Tôn Hoàng Thanh Huế, 1978, Trưởng BM Kinh tế Tiến sĩ, 2014 Trung Quốc Khoa học Quản lý 2015, ĐH Hồng Đức 04 bài báo đăng trên các tap chí chuyên ngành trong và ngoài nước, 01 bài hội thảo quốc tế, thành viên 01 đề tài cấp Bộ, cộng tác 3 đề tài NCKH cấp cơ sở. 5 Lê Quang Hiếu, 1977, Phó Trưởng khoa KT – QTKD Tiến sĩ, 2015 Việt Nam QTKD 2015, ĐH Hồng Đức 09 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, chủ nhiệm 03 đề tài NCKH cấp cơ sở, thành viên 02 đề tài NCKH cấp Bộ, thành viên 01 đề tài NCKH cấp cơ sở.
  • 21. Việt, 1981, Phó TBM QTKD Tiến sĩ, 2013 Newzeland Kinh tế phát triển 2015, ĐH Hồng Đức 01 bài viết đăng trên hội thảo quốc tế 7 Ngô Chí Thành, 1977, Trưởng phòng Khoa học Tiến sĩ, 2013 Pháp Khoa học Kinh tế 2013, ĐH Hồng Đức liên kết với ĐH Huế. 02 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, chủ nhiêm 01 đề tài cấp Bộ. 8 Nguyễn Xuân Dương, 1983, Trưởng BM QTKD Tiến sĩ, 2011 Hoa Kỳ QTKD 2015, ĐH Hồng Đức Chủ nhiệm 01 đề tài cấp cơ sở 9 Trịnh Duy Huy, 1961, Trưởng khoa LLCT Tiến sĩ, Việt Nam 2007 Triết học ĐH Hồng Đức, 2008 Viện Triết học 2 đề tài cấp cơ sở, 10 bài báo chuyên ngành. 10 Mai Thị Quý, 1969, P. Trưởng khoa LLCT Tiến sĩ, Việt Nam 2007 Triết học ĐH Hồng Đức, 2008 Viện Triết học 2 đề tài cấp cơ sở, 12 bài báo chuyên ngành. 11 Lê Thị Thắm, 1975, Trưởng BM nguyên lý Tiến sĩ, Việt Nam, 2013 Triết học ĐH Hồng Đức, 2013 Chủ trì 01 đề tài cấp cơ sở, tham gia 02 đề tài NCKH cấp cơ sở, 05 bài báo chuyên ngành. 12 Trịnh Thị Thơm, 1968, Trưởng khoa NN Tiến sĩ, Việt Nam, 2016 Ngoại ngữ (tiếng Anh) ĐH Hồng Đức, 2008 2 đề tài cấp cơ sở, 3 bài báo chuyên ngành.
  • 22. Quyết, 1976, P. Tr khoa NN Tiến sĩ, Việt Nam, 2014 Ngoại ngữ (tiếng Anh) ĐH Hồng Đức, 2009 1 đề tài cấp cơ sở, 4 bài báo chuyên ngành. Thanh Hoá, ngày 06 tháng 03 năm 2017 T/L GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC PHÓ GIÁM ĐỐC Lê Văn Hoa PGS.TS. Nguyễn Mạnh An
  • 23. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG VIÊN THỈNH GIẢNG TT Họ tên, năm sinh, chức vụ hiện tại Học hàm, năm phong Học vị, nước, năm tốt nghiệp Chuyên ngành Tham gia đào tạo SĐH (năm, CSĐT) Thành tích KH (số lượng đề tài, bài báo) 1 Nguyễn Phú Giang, 1970,Trưởng khoa PGS, 2010 Tiến sĩ, Việt Nam, 2007 Kế toán Đại học Thương Mại Hướng dẫn 05 NCS, và nhiều Thạc sĩ Chủ trì 04 đề tài cấp bộ, tham gia 01 đề tài cấp bộ, 30 bài báo chuyên ngành trên các tạp chí trong nước và quốc tế. 2 Nguyễn Thị Phương Hoa, 1975, Trưởng Bộ môn PGS, 2012 Tiến sĩ, Đức, 2003 Kinh tế Hoc viện Ngân hàng, Hướng dẫn 05 NCS và nhiều Thạc sĩ Chủ nhiệm 03 đề tài cấp bộ, tham gia 01 đề tài cấp bộ, 25 bài báo báo chuyên ngành trên các tạp chí trong nước và quốc tế. 3 Chúc Anh Tú, 1976, Giám đốc TT Ngoại ngữ - tin học PGS, 2013 Tiến sĩ, Việt Nam, 2010 Kế toán Học viện Tài chính Hướng dẫn 02 NCS, 15 thạc sỹ Chủ trì 03 đề tài cấp bộ, tham gia 04 đề tài cấp bộ, tham gia 03 đề tài cấp nhà nước, 24 bài báo chuyên ngành trên các tạp chí trong nước và quốc tế. 4 Đặng Đức Sơn, 1975, Viện quản trị tài chính AFC Việt Nam PGS, 2011 Tiến sĩ, Anh, 2007 Kế toán Học viện tài chính, Hướng dẫn 02 NCS và nhiều Thạc sĩ Chủ trì 01 đề tài cấp bộ, 05 bài báo chuyên ngành trong nước và quốc tế. 5 Phạm Thị Tuyết Minh, Giảng viên, Học viện ngân Tiến sĩ, Việt Nam, 2015 Kế toán Học viện Ngân hàng, Hướng dẫn 02 thạc sỹ Chủ trì 01 đề tài cấp trường, 15 bài báo chuyên ngành trong nước và quốc tế.
  • 24. Giảng viên học viện tài chính Tiến sĩ, Việt Nam, 2011 Kế toán Học viện Tài chính, Hướng dẫn 40 thạc sỹ Tham gia 03 đề tài cấp bộ, 20 bài báo chuyên ngành trong nước và quốc tế. Thanh Hoá, ngày 06 tháng 03 năm 2017 T/L GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC PHÓ GIÁM ĐỐC LÊ VĂN HOA PGS.TS. Nguyễn Mạnh An
  • 25. VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO 2.1. Thiết bị phục vụ đào tạo: 2.1.1. Phòng seminar Đáp ứng tốt yêu cầu sinh hoạt, hội thảo khoa học chuyên ngành cho 50 học viên; có đầy đủ phương tiện hiện đại như Projector, Overheat, bảng, bàn ghế, nối mạng, máy tính. 2.1.2. Phòng học chuyên ngành Trang bị bàn ghế, bảng, máy chiếu, tăng âm, máy tính nối mạng đạt tiêu chuẩn cho 1 lớp học từ 30 đến 35 học viên. 2.1.3. Phòng cho học viên tự nghiên cứu Phòng 30m2 , trang bị 30 bộ bàn nghế, 1 bảng, 30 máy tính nối mạng Internet, 1 tủ sách và tạp chí chuyên ngành phục vụ cho học viên có thể tự học, tìm tài liệu học tập và tự nghiên cứu. 2.1.4. Phòng học đa phương tiện Là phòng học được đầu tư (bàn ghế, máy chiếu đa năng, máy tính, bảng đa năng, thiết bị âm thanh..) đạt tiêu chuẩn, có thể phục vụ cho 1 lớp học có 35 học viên. 2.1.5. Phòng học tiếng (LAB) Đáp ứng yêu cầu cho học viên học tập ngoại ngữ đạt trình độ chuẩn quốc tế, được nối mạng phục vụ cho các kỳ thi tiếng Anh cấp chứng chỉ quốc tế. Số phòng LAB: 3 phòng (đặt tại Khoa Ngoại Ngữ, Trung tâm Giáo dục Quốc tế). 2.1.6. Trung tâm hỗ trợ học tập Nhà trường có 1 trung tâm hỗ trợ học tập: với tổng diện tích 120 m2 , có đầy đủ phương tiện, có thể phục vụ trên 150 học viên đến học tập, tìm kiếm thông tin, truy cập Internet, tìm đọc tài liệu cơ sở, cơ bản và chuyên ngành. 2.1.7. Phòng thực hành nghiệp vụ khối ngành kinh tế Nhà trường có 3 phòng thực hành nghiệp vụ với trang thiết bị máy tính, máy chiếu, phần mềm quản lý giúp sinh viên ngành kinh tế có thể học tập và thực hiện các đề tài luận văn tốt nghiệp.
  • 26. máy, thiết bị, kí hiệu, mục đích sử dụng Nước sản xuất, năm sản xuất Số lượng Tên học phần sử dụng thiết bị 1 Phòng Multimedia gồm 80 máy học viên và 1 bộ máy giáo viên nối mạng. Máy tính CMS, Mạng Cisco. Nhật Bản và Việt Nam, 2003 02 phòng Các học phần Ngoại ngữ, các seminar, hội thảo chuyên đề chuyên ngành. 2 Phòng hoc ngoại ngữ và hội thảo gồm 72 máy tính học sinh và 2 máy giáo viên. Máy tính HP, Mạng Cisco. Nhật Bản và Trung Quốc, 2005 03 phòng Các học phần Ngoại ngữ, các seminar, hội thảo chuyên đề chuyên ngành. 3 Phòng học ngoại ngữ, trong đó có 2 phòng nối mạng gồm 94 máy tính cho học sinh 3 máy giáo viên. Máy tính HP, Mạng Cisco. Nhật Bản và Trung Quốc, 2008 06 phòng Các học phần Ngoại ngữ, các seminar, hội thảo chuyên đề chuyên ngành. 4 Máy chiếu đa năng Projector Nhật Bản, 2007 78 máy Tất cả các học phần cơ sở và chuyên ngành 5 Máy tính đang sử dụng được. Máy tính HP, Icer, IBM Nhật Bản, 2005 821 máy Tất cả các học phần cơ sở và chuyên ngành 6 Máy tính kết nối. Máy tính HP, Icer, IBM Nhật Bản, 2005 451 máy Tất cả các học phần cơ sở và chuyên ngành 7 Phòng thực hành nghiệp vụ Nhật Bản, 2012 30 máy Các học phần quản trị chuyên ngành và bổ trợ 8 Phòng thực hành máy tính Nhật Bản, 2009 60 máy Các học phần cơ sở và bổ trợ 9 Phần mềm quản lý AMIS Công ty cổ phần MISA – VN, 2013 30 máy Các học phần quản trị chuyên ngành và bổ trợ 10 Phòng thực hành Ngân hàng ảo Ngân hàng 30 máy Các học phần Tài chính ngân hàng 11 Mạng Internet không dây Nhật Bản 2013 2.2. Thư viện Thư viện nhà trường có tổng diện tích 2.685,5m2 - Số chỗ ngồi 400 chỗ; số máy tính phục vụ tra cứu 120 máy, có kết nối internet cáp quang tốc độ cao, wifi (không hạn chế số lượng máy truy cập).
  • 27. phần mềm quản lý thư viện Libol 6.0; - Thư viện điện tử: Có 120 máy tính phục vụ tra cứu; - Số lượng sách, giáo trình: Với 2834 danh mục giáo trình (49087 cuốn), 8382 danh mục (79884 cuốn) 894 bản báo và tạp chí, 8 bộ giáo trình điện tử, trong đó có nhiều đầu sách phục vụ cho việc nghiên cứu trình độ đại học ngành “Kinh tế”. - Website của trường: Được cập nhật thường xuyên, có đầy đủ các tiện ích phục vụ việc học tập, nghiên cứu và quản lý; thông tin được cập nhật đầy đủ, công khai, minh bạch cam kết chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục thực tế. Địa chỉ Website của nhà trường www.hdu.edu.vn. T T Tên sách, tên tạp chí Tên tác giả Nhà XB Năm XB Số lượng Tên học phần sử dụng sách, tạp chí 1 Triết học Mác – Lênin Bộ GD&ĐT NXB Chính trị QG 2013 15 Triết học 2 Triết học Mác - Lênin dành cho học viên không chuyên Bộ GD&ĐT NXB Chính trị QG 2012 10 Triết học 3 Lênin toàn tập Bộ GD&ĐT NXB Chính trị QG 1980 10 Triết học 4 Những NL cơ bản của CN Mác-Lênin Bộ GD&ĐT NXB Chính trị QG 2014 10 Triết học 5 Meaning into words Adrian Doff Cambridge University Press 2011 10 Tiếng Anh 1 6 Writing Academic English Ann Hogue NXB Trẻ 2011 10 Tiếng Anh 1, 2 7 A reading Skill Book Elaine Kirn Printed in Singapore 2010 05 Tiếng Anh 1, 2 8 Reading By All Means Elite Olshtain Addison Wesley Publishing Copany 2010 10 Tiếng Anh 1, 2 9 Practical Faster Reading Gerald M Cambridge University Press 2010 05 Tiếng Anh 1, 2 10 New Interchange Jack C Oxford University Press 2010 05 Tiếng Anh 1 11 New Headway Intermediate John Soars Oxford University Press 2010 10 Tiếng Anh 1
  • 28. Akert Newbury House Publishers 2010 10 Tiếng Anh 1 13 English for Accounting Evan Frendo, Sean Mahoney Oxford 2014 05 Tiếng Anh 2 14 Tổ chức lãnh thổ kinh tế Ngô Thuý Quỳnh NXB Chính trị QG 2010 10 QL về lãnh thổ kinh tế 15 Địa lý kinh tế-xã hội đại cương Lê văn Trưởng NXB Chính trị QG 2005 15 QL về lãnh thổ kinh tế 16 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Lê Thông NXB GD Hà Nội 2002 05 QL về lãnh thổ kinh tế 17 Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh Mar Saunders, Philip Lewis, Andrian Thornhill NXB. Tài chính 2010 05 Phương pháp nghiên cứu KH 18 Lý thuyết xác xuất và thống kê toán Mai Chi NXB. Thống kê 2013 05 Phương pháp nghiên cứu KH 19 Phương pháp nghiên cứu KT và viết luận văn Đinh Phi Hổ NXB Phương Đông 2014 03 Phương pháp nghiên cứu KH 20 Phương pháp NCKH trong kinh doanh Nguyễn Đình Thọ NXB LĐXH 2012 05 Phương pháp nghiên cứu KH 21 Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ Nguyễn Hữu Tài NXB Thống kê 2007 05 Thị trường và các định chế TC 22 Giáo trình thị trường và các định chế TC Nguyễn Ngọc Vũ NXB Đà Nẵng 2009 05 Thị trường và các định chế TC 23 Giáo trình Tài chính Tiền tệ Nguyễn Văn Tiến NXB Thống kê 2011 10 Thị trường và các định chế TC 24 Tiền tệ, Ngân hàng & Thị trường Tài chính Frederic S.Mishkin NXB Khoa học và Kỹ thuật 2011 05 Thị trường và các định chế TC 25 Giáo trình Quản lý tài chính công Dương Đăng Chính NXB Tài chính 2009 10 QL tài chính công
  • 29. Quản lý tài chính công Phạm Văn Khoan NXB Tài chính 2008 10 QL tài chính công 27 Tài chính doanh nghiệp căn bản Nguyễn Minh Kiều NXB Thống Kê 2010 10 Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao 28 Giáo trình tài chính doanh nghiệp Lưu Thị Hương NXB Thống kê 2003 10 Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao 29 Quản trị tài chính doanh nghiệp Nguyễn Hải Sản NXB Thống kê 1999 05 Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao 30 Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính F.Mishkin NXB Khoa học kỹ thuật 1995 003 Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao 31 Đàm phán và Thương lượng trong giao dịch kinh doanh Trương Danh Quyên NXB Thanh Niên 2005 05 Lãnh đạo và quản lý 32 Sức mạnh thuyết phục Phạm Quang Anh dịch NXB Lao động 2006 05 Lãnh đạo và quản lý 33 Đàm phán theo phong cách Trump Phạm Q.Vinh dịch NXB Lao động 2005 05 Lãnh đạo và quản lý 34 Kỹ năng thuyết trình Tim Hindle, Dương Trí Hiển (dịch) NXB Tổng hợp Tp. HCM 2006 03 Lãnh đạo và quản lý 35 Nghệ thuật Đàm phán – Cách tiếp cận của Đại học Harvard trong 10 câu hỏi Maurice A. Bercoff, Nguyễn Văn Sự (dịch) NXB Lao động 2005 03 Lãnh đạo và quản lý 36 Giáo trình Hành vi tổ chức Phạm Thuý Hương, Bùi Anh Tuấn NXB ĐH KTQD 2011 10 Hành vi tổ chức 37 Hành vi tổ chức Nguyễn Hữu Lam NXB Giáo dục 2002 10 Hành vi tổ chức
  • 30. tổ chức Tạ Thị Hồng Hạnh NXB ĐH Mở TP HCM 2009 10 Hành vi tổ chức 39 Văn hoá kinh doanh Dương Thị Liễu NXB ĐH KTQD 2012 10 Hành vi tổ chức 40 Giáo trình Chính sách và nghiệp vụ thuế TS. Lê Hoằng Bá Huyền, PGS.TS Nguyễn Thị Bất NXB Lao động 2016 10 Chính sách và nghiệp vụ Thuế 41 Câu hỏi và bài tập thuế TS. Lê Hoằng Bá Huyền NXB Lao động 2016 10 Chính sách và nghiệp vụ Thuế 42 Thuế PGS.TS Nguyễn Thị Liên; PSG.TS Nguyễn Văn Hiệu NXB Tài chính 2012 05 Chính sách và nghiệp vụ Thuế 43 Hỏi đáp và bài tập về quản lý thuế TS. Nguyễn Thi Bất; TS. Vũ Duy Hào NXB Thống Kê 2002 05 Chính sách và nghiệp vụ Thuế 44 Câu hỏi và bài tập môn thuế TS. Lê Xuân trường; ThS. Vương Thị Thu Hiền NXB tài chính 2007 03 Chính sách và nghiệp vụ Thuế 45 Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam GS.TS. Lương Xuân Quỳ NXB Lý luận chính trị 2006 10 Quản lý Nhà nước về kinh tế nâng cao 46 Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS. Mai Văn Bưu NXB Lao động – Xã hội 2005 10 Quản lý Nhà nước về kinh tế nâng cao 47 20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam – Những thành tựu và bài học kinh nghiệm TS. Lê Danh Vĩnh NXB Thống kê 2006 05 Quản lý Nhà nước về kinh tế nâng cao
  • 31. in Economic Development Meier, G. and Rauch, J. Oxford University Press 2000 05 Quản lý Nhà nước về kinh tế nâng cao 49 Giáo trình Kinh tế quản lý Vũ Kim Dũng, Cao Thúy Xiêm Nhà xuất bản Thống Kê 2003 10 Kinh tế học quản lý 50 Managerial Economics Thomas, Christopher and Charles Maurice McGraw-Hill 2001 05 Kinh tế học quản lý 51 Managerial Economics: Economic Tools for Today’s Decision Makers Keat, Paul and Philip Young Prentice Hall 2003 05 Kinh tế học quản lý 52 Chiến lược doanh nghiệp Raymond Alain- Thiétart NXB Thanh Niên 1999 05 Quản trị chiến lược trong tổ chức 53 Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng Phan Phúc Hiếu NXB Giao thông Vận tải 2007 05 Quản trị chiến lược trong tổ chức 54 Chiến lược quản lý và kinh doanh Philippe Lasserre, Joseph Putti NXB Chính trị Quốc gia 1996 03 Quản trị chiến lược trong tổ chức 55 Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh Nguyễn Ngọc Quang NXB Giáo dục Việt Nam 2014 15 Phân tích hoạt động kinh tế 56 Phân tích hoạt động kinh doanh TS.Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương NXB lao động- xã hội 2013 10 Phân tích hoạt động kinh tế 57 Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh TS. Nguyễn Thị Xuân NXB thống kê 2012 05 Phân tích hoạt động kinh tế 58 Phân tích kinh tế lý thuyết và thực hành TS. Nguyễn Năng Phúc NXB Tài chính 2003 05 Phân tích hoạt động kinh tế 59 Giáo trình Nguyên lý kế toán. PGS.TS Đoàn Xuân Tiên NXB Tài chính 2014 10 Lý thuyết kế toán
  • 32. Nguyên lý kế toán PGS.TS Trần Quý Liên NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2015 10 Lý thuyết kế toán 61 Giáo trình Nguyên lý kế toán PGS.TS Võ Văn Nhị NXB Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh 2016 05 Lý thuyết kế toán 62 Giáo trình Lý thuyết kiểm toán. TS. Nguyễn Viết Lợi, Th.S. Đậu Ngọc Châu NXB Tài chính 2013 10 Lý thuyết kiểm toán 63 Lý thuyết kiểm toán. GS.TS Nguyễn Quang Quynh; TS. Nguyễn Thị Phương Hoa NXB Tài chính 2012 10 Lý thuyết kiểm toán 64 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam Bộ tài chính NXB Tài chính 2013 10 Luật, chuẩn mực kế toán 65 Luật kế toán Quang Minh NXB Hồng Đức 2016 05 Luật, chuẩn mực kế toán 66 Giáo trình Kế toán tài chính PGS.TS Ngô Thế Chi; TS. Trương Thị Thuỷ NXB Tài chính 2013 10 Kế toán tài chính nâng cao 67 Kế toán tài chính căn bản lý thuyết và thực hành TS. Phạm Đức Cường, TS. Trần Mạnh Dũng, TS. Đinh Thế Hùng NXB Tài chính 2015 10 Kế toán tài chính nâng cao 68 Kế toán tài chính Trần Xuân Nam NXB Tài chính 2015 05 Kế toán tài chính nâng cao 69 Kế toán tài chính PGS.TS Võ Văn Nhị NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh 2015 05 Kế toán tài chính nâng cao 70 Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp PGS.TS Đoàn Xuân Tiên NXB Tài chính – Hà Nội 2009 10 Kế toán quản trị nâng cao
  • 33. Kế toán quản trị PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2014 10 Kế toán quản trị nâng cao 72 Giáo trình Kế toán quản trị TS Đoàn Ngọc Quế NXB Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh 2015 05 Kế toán quản trị nâng cao 73 Kế toán quản trị lý thuyết và bài tập PGS.TS Phạm Văn Dược NXB Thống kê 2010 05 Kế toán quản trị nâng cao 74 Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất. TS. Trần Thị Thu Hường, Th.S. Nguyễn Thị Hồng Điệp NXB Kinh tế quốc dân. 2016 10 Kế toán quản trị nâng cao 75 Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính ThS Đậu Ngọc Châu, TS Ngô Viết Lợi NXB Tài chính 2011 10 Kiểm toán báo cáo tài chính nâng cao 76 Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính GS.TS Nguyễn Quang Quynh, T.S Ngô Trí Tuệ NXB ĐH Kinh tế quốc dân 2006 10 Kiểm toán báo cáo tài chính nâng cao 77 Giáo trình Kế toán Hành chính sự nghiệp TS. Phạm Văn Liên NXB Tài chính 2009 10 Kế toán công 78 Giáo trình Kế toán Ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Phạm Văn Khoan, Phạm Văn Liên NXB Tài chính 2010 05 Kế toán công 79 Giáo trình Phân tích báo cáo Tài chính PGS. TS Nguyễn Năng Phúc NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2008 10 Lập và phân tích BCTC 80 Business Analysis & Valuation: Using Financial Statements Krishna G. P., Paul M. H.,& Victor L. B South-Western, US 2004 03 Lập và phân tích BCTC 81 Giáo trình hệ thống thông tin kế toán PGS.TS Trần Phước NXB ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh 2009 05 Hệ thống thông tin kế toán
  • 34. thông tin kế toán Nguyễn Thế Hưng NXB Thống kê 2006 05 Hệ thống thông tin kế toán 83 Accounting Information Systems Ulric J. Gelinas, Jr, Steve G. Sutton South-Western College 2005 03 Hệ thống thông tin kế toán Thanh Hoá, ngày 06 tháng 03 năm 2017 T/L GIÁM ĐỐC SỞ GD & ĐT THANH HÓA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH HỒNG ĐỨC PHÓ GIÁM ĐỐC Lê Văn Hoa PGS.TS. Nguyễn Mạnh An
  • 35. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 3.1. Các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên đã và đang thực hiện có liên quan đến chuyên ngành Kế toán STT Tên đề tài Cấp quản lý, mã số Số QĐ, ngày tháng năm/ngày nghiệm thu Kết quả nghiệm thu 1 Xác định luận cứ khoa học đào tạo nguồn nhân lực phát triển khoa KT - QTKD trường ĐHHĐ đến năm 2020 Cấp trường 1637/QĐ-ĐHHĐ ngày 30 tháng 12 năm 2009 Loại khá 2 Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế khoán đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Thanh Hóa Cấp trường 573/QĐ-ĐHHĐ ngày 10 tháng 05 năm 2010 Loại xuất sắc 3 Giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở Thanh Hóa Cấp trường 813/QĐ-ĐHHĐ ngày 06 tháng 07 năm 2010 Loại xuất sắc 4 Thực trạng và những giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản thuộc chương trình 135 trên địa bàn huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa Cấp trường 1506/QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 11 năm 2010 Loại xuất sắc 5 Thực trạng xuất khẩu lao động và một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa Cấp trường 529/QĐ-ĐHHĐ ngày 09 tháng 05 năm 2011 Loại xuất sắc 6 Nghiên cứu luận cứ khoa học của việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phòng thực hành nghiệp vụ kế toán trường Đại học Hồng Đức Cấp trường 1320/QĐ-ĐHHĐ ngày 23 tháng 09 năm 2011 Loại xuất sắc
  • 36. phát triển nguồn nhân lực trong các DNNVV tại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 Cấp trường 1654/QĐ-ĐHHĐ ngày 22 tháng 11 năm 2011 Loại xuất sắc 8 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa Cấp trường 1961/QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 12 năm 2011 Loại xuất sắc 9 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ đãi ngộ người lao động giai đoạn hậu CPH tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa Cấp trường 1974/QĐ-ĐHHĐ ngày 30 tháng 11 năm 2012 Loại Khá 10 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Thanh Hóa Cấp trường 83/QĐ-ĐHHĐ ngày 21 tháng 01 năm 2013 Loại xuất sắc 11 Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp tại thành phố Thanh Hóa Cấp trường 299/QĐ-ĐHHĐ ngày 11 tháng 03 năm 2013 Loại khá 12 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại các công ty bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Cấp trường 300/QĐ-ĐHHĐ ngày 11 tháng 03 năm 2013 Loại khá 13 Nghiên cứu xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá vàng ở Việt Nam Cấp trường 301/QĐ-ĐHHĐ ngày 11 tháng 03 năm 2013 Loại khá 14 Một số giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 Cấp trường 302/QĐ-ĐHHĐ ngày 11 tháng 03 năm Loại xuất sắc
  • 37. giải pháp huy động vốn của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Thanh Hóa Cấp trường 882/QĐ-ĐHHĐ ngày 11 tháng 06 năm 2013 Loại xuất sắc 16 Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ để hạn chế rủi ro đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa Cấp trường 1711/QĐ-ĐHHĐ ngày 11 tháng 10 năm 2013 Loại xuất sắc 17 Nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp của một số công ty cung ứng dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Cấp trường 1712/QĐ-ĐHHĐ ngày 11 tháng 10 năm 2013 Loại Khá 18 Vận dụng chuẩn mực kế toán số 15 trong công tác hạch toán tại các DN xây lắp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Cấp trường 1713/QĐ-ĐHHĐ ngày 11 tháng 10 năm 2013 Loại Khá 19 Nghiên cứu báo cáo kế toán quản trị đáp ứng nhu cầu thông tin của các cấp quản trị trong các DN sản xuất xi măng tại Thanh Hóa Cấp trường 1714/QĐ-ĐHHĐ ngày 11 tháng 10 năm 2013 Loại xuất sắc 20 Vận dụng Marketing dịch vụ vào phát triển trường Đại học Hồng Đức Cấp trường 1712/QĐ-ĐHHĐ ngày 31 tháng 10 năm 2013 Loại Khá 21 Nghiên cứu luận cứ khoa học nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa Cấp trường 699/QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 04 năm 2014 Loại xuất sắc
  • 38. giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp tại Thanh Hóa đến năm 2020 Cấp trường 704/QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 04 năm 2014 Loại Khá 23 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các NHTM nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Cấp trường 479/QĐ-ĐHHĐ ngày 03 tháng 04 năm 2014 Loại xuất sắc 24 Nghiên cứu, xác định luận cứ khoa học phát triển đào tạo nghề tại trường Đại học Hồng Đức Cấp trường 700/QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 04 năm 2014 Loại xuất sắc 25 Nghiên cứu, đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn một số huyện miền Tây Thanh Hóa Cấp trường 701/QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 04 năm 2014 Loại xuất sắc 26 Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty CP Mía đường Lam Sơn Cấp trường 703/QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 04 năm 2014 Loại xuất sắc 27 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị Cấp trường 705/QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 04 năm 2014 Loại xuất sắc 28 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của khu Kinh tế Nghi Sơn đến năm 2020 Cấp trường 702/QĐ-ĐHHĐ ngày 29 tháng 04 năm 2014 Loại Khá 29 Nghiên cứu giải pháp tiêu thụ rau quả tươi qua kênh phân phối hiện đại trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá Cấp trường (Trọng điểm) 2142/ QĐ-ĐHHĐ ngày 10 tháng 12 năm Loại xuất sắc
  • 39. huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới cho các xã miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa Cấp Bộ Đang thực hiện Nghiên cứu phát triển các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản khu vực các huyện miền núi phía Tây - tỉnh Thanh Hoá Cấp Bộ Đang thực hiện 31 Sự chuyển dịch tỷ giá vào lạm phát trong bối cảnh kinh tế Việt Nam Cấp trường (Trọng điểm) Đang thực hiện 32 Nghiên cứu các giải pháp chính sách huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 Cấp tỉnh Đang thực hiện Thanh Hóa, ngày tháng năm 2017 HIỆU TRƯỞNG PGS. TS. Nguyễn Mạnh An
  • 40. nghiên cứu đề tài luận văn, luận án và số lượng học viên có thể tiếp nhận: TT Hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu có thể nhận hướng dẫn học viên cao học Họ tên, học vị, học hàm người người có thể hướng dẫn học viên cao học Số lượng học viên có thể tiếp nhận 1 Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, kế toán quản trị doanh thu - kết quả, kế toán quản trị các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp PGS.TS. Nguyễn Phú Giang TS. Trần Thị Thu Hường TS. Lê Thị Minh Huệ 4 2 Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ trong các công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa TS. Nguyễn Thị Thu Phương TS. Trần Thị Thu Hường 4 3 Kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý ngân sách địa phương, Kiểm soát nội bộ với việc nâng cao hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp TS. Lê Hoằng Bá Huyền TS. Ngô Việt Hương TS. Nguyễn Thị Thu Phương 4 4 Tổ chức công tác kế toán, tổ chức kế toán quản trị, tổ chức kế toán quản trị chi phí trong đơn vị TS. Lê Thị Hồng TS. Lê Thị Minh Huệ 3 5 Hệ thống thông tin kế toán, Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các đơn vị PGS.TS Chúc Anh Tú TS. Lê Thị Hồng TS. Phạm Tuyết Minh 4 6 Kiểm toán BCTC tại các công ty niêm yết, Kiểm toán hoạt động trong các đơn vị. TS. Nguyễn Thị Thu Phương TS. Trần Thị Thu Hường TS. Lê thị Minh Huệ 3 7 Kế toán môi trường, kế toán quản trị chi phí môi trường, … trong TS. Lê Thị Hồng 4
  • 41. TS. Nguyễn Thị Thu Phương PGS.TS. Đặng Đức Sơn 8 Vận dụng các mô hình quản trị hiện đại, quản trị chiến lược, kế toán quản trị chiến lược kinh doanh, kế toán quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp TS. Lê Quang Hiếu TS. Phạm Tuyết Minh TS. Nguyễn Đức Việt 4 9 Lập, phân tích báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính của các tập đoàn PGS.TS. Chúc Anh Tú TS. Phạm Thị Tuyết Minh TS. Đặng Đức Sơn 3 10 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán, hệ thống báo cáo kế toán quản trị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các đơn vị TS. Phạm Thị Tuyết Minh TS Lê Thị Hồng 4 11 Hoàn thiện kế toán TSCĐ và Bất động sản đầu tư, kế toán chi phí, giá thành trong các đơn vị TS. Đặng Đức Sơn TS Nguyễn Thị Thu Phương 3 12 Một số vấn đề về thuế, chính sách thuế và công tác kế toán thuế, trong các doanh nghiệp TS. Lê Hoằng Bá Huyền TS. Lê Thị Minh Huệ TS. Lê Thị Hồng 3 13 Vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, luật kế toán trong công tác kế toán tại doanh nghiệp PGS.TS Chúc Anh Tú TS. Nguyễn Thị Thu Phương TS. Lê Thị Minh Huệ 3 14 Xây dựng mô hình kế toán quản trị, kế toán trách nhiệm, kế toán chiến lược trong các đơn vị PGS.TS Nguyễn Phú Giang TS. Trần Thị Thu Hường TS. Nguyễn Thị Thu Phương 3 15 Công bố thông tin kế toán, Tính minh bạch thông tin kế toán, lựa chọn chính sách kế toán. ảnh hưởng của các thông tin trên báo cáo TS. Lê Hoằng Bá Huyền TS. Lê Huy chính 4
  • 42. giá cổ phiếu TS. Trần Thị Thu Hường 16 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC trong các đơn vị, tập đoàn kinh tế TS. Lê Huy Chính TS. Tôn Hoàng Thanh Huế PGS.TS Chúc Anh Tú 4 17 Vận dụng các phương pháp (bảng điểm cân bằng, ABM/ABC,…) vào công tác kế toán TS. Phạm Tuyết Minh TS. Nguyễn Xuân Dương PGS.TS. Đặng Đức Sơn 3 18 Phân tích, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; thu hút vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp; Hoạch định và thực thi chiến lược KD trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các DN có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam TS. Lê Hoằng Bá Huyền TS. Lê Quang Hiếu TS. Lê Huy Chính 3 19 Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong các ngành kinh tế ở Việt Nam TS. Nguyễn Xuân Dương TS. Ngô Chí Thành TS. Tôn Hoàng Thanh Huế 4 20 Đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp TS. Lê Hoằng Bá Huyền TS. Ngô Việt Hương TS. Trần Thị Ngọc Hân 3 Tổng cộng: 70 Thanh Hóa, ngày tháng năm 2017 HIỆU TRƯỞNG PGS. TS. Nguyễn Mạnh An
  • 43. trình công bố của cán bộ cơ hữu tham gia giảng dạy trong 5 năm trở lại đây Số TT Tên công trình Tên tác giả Nguồn công bố 1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế TS. Trần Thị Thu Hường Nguyễn Ngọc Quang Tạp chí Kinh tế Phát triển, 182(II), 64-68, 2012 2 Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng TS. Trần Thị Thu Hường Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, 204-207, tháng 9/2012 3 Vận dụng mô hình ABC để tính giá thành sản phẩm trong DN chế biến thức ăn chăn nuôi TS. Trần Thị Thu Hường Phạm Thị Hiến Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, 166-168, tháng 9/2012 4 Kết hợp giải pháp kỹ thuật và giải pháp kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xi măng TS. Trần Thị Thu Hường ThS. Lê Thị Diệp Tạp chí khoa học trường ĐH Hồng Đức, 11, 126-131, tháng 7/2012 5 Thực trạng và giải pháp áp dụng kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý trong các doanh nghiệp vận tải TS. Trần Thị Thu Hường Tạp chí khoa học trường ĐH Hồng Đức, 11, 45-47, 2013 6 Xây dựng báo cáo kế toán quản trị tại các doanh nghiệp xi măng TS. Trần Thị Thu Hường Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 38-39, tháng 9/2013 7 Xây dựng hệ thống dự toán chi phí linh hoạt cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam TS. Trần Thị Thu Hường Tạp chí khoa học trường ĐH Hồng Đức, 18, 63-67, 2014 8 Xây dựng trung tâm trách nhiệm chi phí để kiểm TS. Trần Thị Thu Hường Tạp chí Công thương, tháng 6/2014
  • 44. trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam ThS. Nguyễn Thị Bình 9 Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa TS. Lê Thị Minh Huệ ThS Lê Thị Hồng Tạp chí Kinh tế phát triển, số 182, tháng 8/2012, tr.27-32, 2012 10 Phân tích nhằm cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định kinh doanh tại công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa TS. Lê Thị Minh Huệ Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán, số 114, năm 2013, tr.71-74. 11 Kiểm soát chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp mía đường TS. Lê Thị Minh Huệ Tạp chí Kinh tế dự báo, số chuyên đề, tháng 9/2013, tr.47-4. 12 NCKH của giảng viên và sinh viên khối Kinh tế các trường đại học địa phương – bài học kinh nghiệm từ đại học Hồng Đức. TS. Lê Quang Hiếu TS Lê Thị Minh Huệ Kỷ yếu hội nghị tổng kết NCKH của giảng viên và sinh viên các trường Kinh tế - QTKD toàn quốc lần thứ II, 2013 13 Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa TS. Lê Thị Minh Huệ ThS Lê Thị Hồng Tạp chí Khoa học, Đại học Hồng Đức, số 18, tháng 3/2014, tr.46-52 14 Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Thanh Hóa TS. Lê Thị Minh Huệ Tạp chí Khoa học, đại học Hồng Đức, số 18, tháng 3/2014, tr.39-45. 15 Vận dụng phương pháp bảng điểm cân bằng trong kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp sản xuất TS. Lê Thị Minh Huệ ThS Lê Thị Diệp Tạp chí công thương, số 1, tháng 06/2014, tr 101-103 16 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp mía TS. Lê Thị Minh Huệ Tạp chí công thương, số 1, tháng 06/2014, tr. 56-60
  • 45. hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa” TS. Lê Thị Minh Huệ Tạp chí Kinh tế dự báo, số chuyên đề, tháng 12/2014, tr. 45-47. 18 Giải pháp thúc đẩy hoạt động NCKH của sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh TS. Lê Thị Minh Huệ Kỷ yếu hội nghị NCKH các trường Kinh tế - QTKD lần thứ III, NXB Thanh Niên 19 Department report - A tool for evaluation effectiveness of departments in Sugar companies” TS. Lê Thị Minh Huệ ThS Lê Thị Hồng Journal of science Hong Duc university E1, Vol 6. 2015, tr.46-52 20 Tác động từ quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận đến ra quyết định của doanh nghiệp” TS. Lê Thị Minh Huệ Ths Đặng Lan Anh Tạp chí Tài chính, số 627, tháng 2/2016, tr. 95-97. 21 Giáo trình Kế toán thuế (Đồng chủ biên) TS. Lê Thị Minh Huệ Nhà xuất bản Tài Chính 22 Vận dụng phân tích SWOTs trong phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa TS. Nguyễn Thị Thu Phương Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Số tháng 9, trang 143-148 23 Phương pháp ghi hóa đơn và hạch toán thuế tài nguyên áp dụng trong trường hợp khai thác tài nguyên cung cấp nội bộ TS. Nguyễn Thị Thu Phương Tạp chí khoa học- Trường Đại học Hồng Đức, số 13/12-2012, trang 104-110. 24 Phát triển cảng cá Lạch Bạng- Tĩnh Gia- Hướng tới nền kinh tế xanh TS. Nguyễn Thị Thu Phương Tạp chí Kinh tế phát triển, Trường Đại học KTQD, số 182(II), trang 75-79, 2012 25 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa TS. Nguyễn Thị Thu Phương Tạp chí Kinh tế phát triển, Trường Đại học KTQD, số 188(II), trang 76-81, 2013 26 Tăng cường vai trò kiểm toán nội bộ để hạn chế rủi ro đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa TS. Nguyễn Thị Thu Phương Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế xã hội- Bộ Kế hoạch và đầu tư, số 87, tháng 3/2013.
  • 46. vụ của NHTM-trường hợp nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông Chi nhánh Thanh Hóa TS. Nguyễn Thị Thu Phương Tạp chí khoa học- Trường Đại học Hồng Đức, số 15/6-2013, trang 124-130, 2013. 28 Một số vấn đề lý luận về kiểm soát nội bộ TS. Nguyễn Thị Thu Phương Tạp chí Công thương, số 1- tháng 6/2014, trang 34-39, 2014 29 Kiểm soát nội bộ với mục tiêu phát triển xanh tại các DN CB Thủy sản TS. Nguyễn Thị Thu Phương Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Chiến lược tang trưởng xanh ở Việt Nam: Chương trình hành động và vai trò của các trường đại học, các viện nghiên cứu, trang 157-172, 2014. 30 Ecological tourism development based on community in Pu Luong Natural Reserve- Thanh Hoa Province, Vietnam TS. Nguyễn Thị Thu Phương Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch, trang 492-500, 2015. 31 Đặc điểm của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản TS. Nguyễn Thị Thu Phương Tạp chí trường đại học Hồng Đức, tháng 6/2012 32 Kiểm soát môi trường tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Thanh Hóa TS. Nguyễn Thị Thu Phương Tạp chí Kinh tế và dự báo số 11/2015 33 Khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm- Thực trạng và giải pháp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Thanh Hóa TS. Nguyễn Thị Thu Phương Tạp chí khoa học Trường Đại học Hồng Đức, số đặc biệt tháng 11.2015. 34 Vai trò kiểm soát nội bộ trong các DN chế biến thủy sản Việt Nam trước thềm TPP TS. Nguyễn Thị Thu Phương Kỷ yếu Hội thảo quốc gia, 2016
  • 47. dựng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương TS. Lê Thị Hồng Tạp chí Tài chính, Số 07(585)/2013 36 Vận dụng kế toán trách nhiệm chi phí trong các tổng công ty Xây lắp TS. Lê Thị Hồng Tạp chí kinh tế và dự báo, Số chuyên đề /2013 37 Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần mía đường Lam Sơn TS. Lê Thị Hồng Tạp chí Khoa học Đại học Hồng Đức, Số 18/2014. 38 Đặc điểm của hoạt động khai thác, chế biến đá ốp lát ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí TS. Lê Thị Hồng Tạp chí Công thương, Số 1 – tháng 6 năm 2014 39 Hoàn thiện thông tin dự toán chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá ốp lát ở Việt Nam TS. Lê Thị Hồng Tạp chí Công thương, Số 11-tháng 11 năm 2015. 40 Hệ thống thông tin kế toán quản trị: Nhìn từ các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá TS. Lê Thị Hồng Tạp chí Tài chính, Số 623-tháng 12 năm 2015. 41 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng Phát triển VN – Chi nhánh Thanh Hóa TS Ngô Việt Hương Tạp chí Khoa học, Đại học Hồng Đức, số 10, tháng 3/2012, tr.134-144. 42 Doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thanh Hóa: nâng cao khả năng tiếp cận vốn TS Ngô Việt Hương Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 16, tháng 8/2013, tr.57-59. 43 Cần tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn TS Ngô Việt Hương Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 17, tháng 9/2013, tr.24-26. 44 Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn ở TS Ngô Thị Việt Hương Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch
  • 48. gì qua cuộc điều tra và Đầu tư, số 19, tháng 10/2013, tr.54-56. 45 Tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thanh Hóa TS Ngô Việt Hương Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Học viện Tài chính, số 10, tháng 10/2013, tr.21-24. 46 Một số khuyến nghị với tín dụng nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thanh Hóa TS Ngô Việt Hương Tạp chí Kinh tế dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 11, tháng 06/2014, tr.71-73. 47 Nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa TS Ngô Việt Hương Tạp chí Công thương, Bộ Công thương, số 1, tháng 06/2014, tr.17-21. 48 Phát triển nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa nhìn từ hoạt động chi ngân sách TS Ngô Việt Hương Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 13, tháng 07/2014, tr.31-32. 49 The expansion of agricultural credit operation in Thanh Hoa Province – In the view of customers TS Ngô Việt Hương Junal of Science, Hong Duc University, E1, Vol 6, p (32-38), 2015 50 Một số ý kiến về quản lý tài chính đối với chương trình 30a trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá TS. Lê Hoằng Bá Huyền ThS Lê Quang Huy Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân,số 182(II) tháng 8/2012, tr.38- 43. 51 Một số giải pháp chủ yếu góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hoá TS. Lê Hoằng Bá Huyền ThS Nguyễn TThanh Xuân Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, số tháng 9/2012, tr 160-165. 52 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa TS. Lê Hoằng Bá Huyền ThS Nguyễn T.Thu Phương, ThS Nguyễn Thu Hương Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân,số 188(II) tháng 2/2013, tr.76- 81.