Chi phí biến đổi ký hiệu là gì

  • Chi phí biến đổi là gì?
  • Đặc điểm của biến phí
  • Phân loại chi phí biến đổi

Trong doanh nghiệp, tổng chi phí phát sinh bởi bất cứ doanh nghiệp nào bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đưa tới Quý bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến chi phí biến đổi thông qua bài viết có chủ đề Chi phí biến đổi là gì? Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua những thông tin sau đây.

Chi phí biến đổi là gì?

Biến phí hay gọi là chi phí biến đổi là khái niệm dùng để chỉ các loại chi phí có xu hướng thay đổi cùng với quy mô sản lượng. Đây là khoản tiền trả cho các đầu vào nhân tố biến đổi như nguyên liệu, lao động,… Khoản biến đổi là các chi phí thay đổi trên tổng số theo sự thay đổi của mức độ hoạt động của tổ chức. Những chi phí nguyên vật liệu, khoản chi nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng phục vụ sản xuất, khoản chi bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng,… được hiểu là khoản chi phí biến đổi.

Chi phí biến đổi sẽ thay đổi theo sự thay đổi về số lượng đầu ra được sản xuất. Họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự biến động trong mức độ hoạt động của doanh nghiệp.

Chi phí biến đổi sẽ phụ thuộc vào sản lượng sản xuất. Chi phí biến đổi là một số tiền không đổi tính trên mỗi đơn vị sản xuất. Trường hợp khối lượng sản xuất và sản lượng tăng lên, chi phí biến đổi cũng sẽ tăng. Ngược lại khi ít sản phẩm được sản xuất thì chi phí biến đổi liên quan đến sản xuất sẽ giảm.

Phần tiếp theo của bài viết chi phí biến đổi là gì? sẽ đề cập đến những đặc điểm của chi phí biến đổi.

Đặc điểm của biến phí

Biến phí có các đặc điểm sau:

– Tổng biến phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi;

– Biến phí đơn vị [là biến phí chi ra để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm] không đổi khi thay đổi mức độ hoạt động;

– Biến phí bằng 0, nếu không có hoạt động.

Phân loại chi phí biến đổi

Sau khi đã tìm hiểu chi phí biến đổi là gì? Phân loại chi phí biến đổi là thông tin Quý bạn đọc cũng cần Chi phí biến đổi bao gồm: chi phí biến đổi tuyến tính, chi phí biến đổi cấp bậc, chi phí biến đổi dạng cong. Cụ thể từng loại chi phí biến đổi này như sau:

– Chi phí biến đổi tuyến tính: Là chi phí biến đổi có quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Loại chi phí này thường sẽ bao gồm các chi phí về nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và hoa hồng bán hàng. Để kiểm soát chi phí biến đổi tuyến tính tốt hơn, không chỉ kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động [định mức biến phí] ở các mức độ bi khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí tỷ lệ là cơ sở của biện pháp tiết kiệm chi phí.

– Chi phí biến đổi cấp bậc: Chi phí biến đổi cấp bậc là những chi phí thay đổi chỉ khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Mức độ hoạt động thay đổi ít hoặc thay đổi không đáng kể, loại chi phí này sẽ không thay đổi. Biến phí cấp bậc là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Biến phí cấp bậc thay đổi theo từng bậc. Khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều, đến một giới hạn, phạm vi nhất định mới làm thay đổi loại chi phí này.

– Chi phí biến đổi dạng cong: Giả định có một quan hệ tuyến tính thật sự giữa chi phí biến đổi và sản lượng sản xuất trong nghiên cứu các chi phí biến đổi. Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng có nhiều chi phí biến đổi thực tế ứng xử theo một dạng cong, không thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa chi phí và mức độ hoạt động.

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

– Điểm khác biệt lớn nhất giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định nằm ở bản chất của hai từ “biến đổi” và “cố định”. Chi phí cố định sẽ phát sinh cố định từ khi công ty thành lập, thậm chí là chưa đi vào sản xuất bao gồm các chi phí về tiền thuê nhà, tiền hao mòn các đồ dùng, máy móc, văn phòng,… Kể cả doanh nghiệp dừng hoạt động mà chưa thông báo giải thể thì họ vẫn phải thanh toán các chi phí cố định. Bất kể khối lượng sản phẩm, doanh thu của doanh nghiệp đó là bao nhiêu thì chi phí này vẫn là cố định, có thể thay đổi theo thời gian nhưng nó không liên quan đến quy mô sản xuất.

– Trong khi đó các chi phí biến đổi khi quy mô, sản lượng sản xuất thay đổi. Khối lượng sản xuất tăng thì chi phí biến đổi cũng sẽ tăng, khi dừng sản xuất thì chi phí biến đổi sẽ không phát sinh. Do tăng quy mô sản xuất nghĩa là phải tăng nguyên liệu đầu vào, tăng nhân công, công suất lao động máy móc.

– Về việc phát sinh chi phí, hai loại chi phí này cũng khác nhau. Chi phi cố định sau khi được thỏa thuận sẽ không thay đổi trong thời gian dài, vẫn phát sinh chi phí kể cả công ty tạm thời dừng hoạt động. Nhưng biến phí thì có thể thay đổi theo ngày và chỉ phát sinh khi công ty hoạt động. Khi doanh nghiệp không có hoạt động nào thì không có biến phí.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề chi phí biến đổi là gì? Nếu Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.

Chủ Đề