Chế phẩm chống oxy hóa cho nái đẻ năm 2024

Sự bùng nổ dân số ở các năm gần đây dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lương thực, thực phẩm ngày càng trầm trọng. Việc sử dụng các phụ phẩm từ trái cây và rau quả chế biến thành các thực phẩm bổ sung giàu chất chống oxy hóa, giàu dinh dưỡng được xem là biện pháp hữu hiệu mà các nhà khoa học hướng tới. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Agricultural and Food Chemistry của ACS đã chỉ ra rằng chất thải từ quả việt quất và hồng có thể được tạo thành bột giàu chất chống oxy hóa có tác dụng có lợi đối với hệ vi sinh vật đường ruột.

Những năm gần đây, bột trái cây và rau quả đã được ứng dụng phổ biến như một cách để bổ sung các hợp chất có lợi, chẳng hạn như polyphenol và carotenoid (hai loại chất chống oxy hóa), vào chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách tiêu thụ một lượng bột trực tiếp hoặc dưới dạng các sản phẩm thực phẩm chức năng. Theo trong những nghiên cứu mới đây cho thấy trong các phụ phẩm như vỏ và bã trái cây, các bộ phận khác của trái hoặc rau quả có hàm lượng các hợp chất có lợi tương đương và thậm chí nhiều hơn so với sản phẩm tươi ban đầu.

Trong quá trình toàn cầu hóa thị trường rau quả gây ra tình trạng sản xuất thừa, dư thừa sản phẩm và các dư lượng có giá trị tiềm tàng. Việc tái sản xuất các phụ phẩm này mang nhiều tiềm năng và thử thách, giúp đảm bảo tính bền vững nguồn lương thực và đưa chúng trở lại chuỗi thực phẩm cung ứng.

Năm 2020, Noelia Betoret, Maria Jose Gosalbes và các đồng nghiệp đã tập trung nghiên cứu bã quả việt quất và quả hồng, có hàm lượng giàu polyphenol và carotenoid. Các sản phẩm phụ của quả việt quất và quả hồng trở thành bột mịn và ổn định (hình 1).

Chế phẩm chống oxy hóa cho nái đẻ năm 2024

Nghiên cứu tập trung vào quá trình chuyển hoá các hợp chất có hoạt tính sinh học trong hệ tiêu hoá đường ruột in-vitro của bột thu nhận từ phụ phẩm quả hồng và việt quất . Kết quả chỉ ra rằng các dạng phụ phẩm khác nhau, quá trình sấy khô, cũng như thành phần và dạng chất xơ (cellulose, lignin, hemicellulose,…) quyết định đến khả năng giải phóng các chất chống oxy hóa trong quá trình tiêu hóa. Quá trình lên men trong hệ đường ruột kết được thực hiện trong điều kiện in vitro cho thấy rằng bột phụ phẩm được tiêu hóa có ảnh hưởng đến thành phần hệ vi sinh đường ruột. Các hợp chất trong sản phẩm có khả năng oxy hóa cao được tạo như carotenoid và anthocyanins có mối quan hệ chặt chẽ với hệ vi sinh vật đường ruột có lợi, hỗ trợ sức khỏe con người theo hướng tích cực (bảng 1).

Ở dạng bột màu trắng, khi hòa tan vào nước có pH = 2,2 – 2,5, dễ bị hư hỏng do nhiệt độ, ánh sáng và chất oxy hóa.

  1. Nguồn gốc:

Vitamin C được tìm thấy trong tế bào động thực vật (trừ vi khuẩn), đặc biệt có nhiều trong thực vật xanh, rau quả tươi, nhưng nếu đem sấy khô thì vitamin C sẽ bị hư hỏng. Trong trứng gà không có vitamin C nhưng nếu đem ấp 4 ngày khi phôi bắt đầu hình thành và hoạt động thì sẽ xuất hiện vitamin C.

Về các loài động vật trừ con người, khỉ, chuột biển, tôm và cá, còn lại các động vật khác đều có khả năng tổng hợp vitamin C ở gan, thận và tuyến thượng thận.

  1. Vai trò sinh học và các triệu chứng thiếu Vitamin C:

Đây là một loại Vitamin rất cần thiết cho sự tăng trưởng, sự sinh sản và sự kháng bệnh.

- Vitamin C là thành viên trong hệ thống phản ứng oxy hóa khử của cơ thể vì nó giúp nối kết một phần của phân tử amino acid proline để hình thành hydroxyproline làm cấu trúc collagen rất ổn định. Vì thế vitamin C rất cần cho heo đang tăng trưởng và bào thai.

- Vitamin C có ảnh hưởng lớn đến hệ thống kháng thể của động vật: Hàm lượng cao acid ascorbic được tìm thấy trong tế bào vỏ thượng thận, ở đây có sự điều chỉnh thải tiết glucocorticoid (cortisol). Nếu cơ thể lâm vào tình trạng stress thì có sự tiêu thụ rất lớn vitamin C. Nếu hàm lượng acid ascorbic trong huyết tương thấp thì làm cho tế bào bạch cầu giảm sự thu nhận acid ascorbic, khả năng chống đỡ sẽ thấp.

- Ngoài ra Vitamin C đóng một vai trò thiết yếu trong nhiều cơ chế miễn dịch. Sự nhiễm trùng nhanh chóng làm suy giảm lượng dự trữ vitamin C trong các bạch cầu, nhất là Lymphocyte, và thiếu hụt vitamin C chắc chắn xảy ra nếu không được bổ sung thường xuyên. Vitamin C ảnh hưởng lên nhiều chức năng miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng và hoạt động của các bạch cầu, đồng thời làm tăng nồng độ interferon (một hợp chất thiên nhiên của cơ thể có khả năng chống virus và ung thư), tăng tiết hormone tuyến ức. Vitamin C cũng có nhiều tác động sinh hóa tương tự như interferon. Mặt khác, Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa trong môi trường nước của cơ thể – cả nội bào lẫn ngoại bào. Trong khi vitamin E là một chất chống oxy hóa tan trong mỡ thì Vitamin C cũng hoạt động cùng với các enzyme chống oxy hóa khác như glutathione peroxidadase, catalase, và superoxide dismutase. Vitamin C còn hỗ trợ cho vitamin E trong vai trò chống oxy hóa trong cơ thể, do vậy tăng cường hiệu lực của vitamin E.

- Vitamin C còn tham gia cấu tạo bền chắc của hệ thống mao quản huyết, nếu thiếu sẽ làm thành mao quản dễ bị vỡ gây chảy máu. Ở người gọi là bệnh scorbus (scurvy) với các triệu chứng kinh điển của bệnh gồm: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da, dân gian thường gọi là “vết ma cắn”). Thêm vào đó là sự dễ bị nhiễm trùng, hysteria (chứng cuồng loạn) và trầm cảm cũng là những tiêu chuẩn chẩn đoán. Còn ở heo nái thường thấy triệu chứng chảy máu cam.

* Đối với các loài động vật kinh tế ( gia súc, gia cầm…)

Vitamin C có vai trò quan trọng trong phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. Mặc dù trên heo có khả năng tự tổng hợp được chất này cho nhu cầu nhưng trong một số trường hợp nhà chăn nuôi phải cung cấp thêm để tăng sức đề kháng, giảm thiểu tình trạng heo nhiễm bệnh (nhất là nhóm nái đẻ, nái chửa, nái nuôi con, heo con bú mẹ, heo con cai sữa). Tuy vậy sự bổ sung vitamin C thường xuyên không phải lúc nào cũng cho kết quả dương tính vì vậy mà chất dinh dưỡng thiết yếu này được đề nghị nên sử dụng trong các trường hợp sau:

- Khi gặp những điều kiện kích cãm (stress): Lúc cai sữa cho heo con và heo mẹ; lúc thời tiết khí hậu thay đổi (đầu mùa mưa, đầu mùa khô); lúc heo chuyển chuồng; lúc heo nái đẻ; lúc thay đổi quy trình chăm sóc, thức ăn... bổ sung vitamin C vào những giai đoạn này sẽ giúp heo ổn định năng suất và tăng sức chịu đựng, tăng sức kháng bệnh.

- Nên bổ sung vitamin C vào lúc trước và sau khi chủng ngừa: trước khi chủng ngừa 1-2 ngày và sau khi chủng ngừa 3-5 ngày sẽ giúp heo tạo kháng thể tốt, hạn chế bị sốc do vaccine.

- Đối với heo nọc nên bổ sung vitamin C để sửa đổi phẩm chất tinh dịch vì đây là một chất đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ chất liệu di truyền của tinh trùng (DNA) tránh các tổn thương và nồng độ vitamin C trong tinh dịch cao hơn rất nhiều lần so với trong các dịch khác.

- Ngoài ra nên bổ sung vitamin C trong quá trình điều trị bệnh vì ngoài việc sử dụng các thuốc kháng sinh ta cần bổ sung thêm vitamin C để giúp heo mau bình phục, rút ngắn thời gian trị bệnh. Hoặc khi vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh do virus gây ra, không chữa trị được bằng các loại kháng sinh.

  1. Sử dụng Vitamin C

- Vitamin C tuy ít tích luỹ nhưng nếu dùng liều cao lâu ngày, có thể tạo sỏi oxalat (do dehydroascorbic chuyển thành acid oxalic -> muối), hoặc sỏi thận urat, có khi cả hai loại sỏi trên; đi phân lỏng, rối loạn tiêu hóa; giảm độ bền hồng cầu. Ngộ độc trên heo hiếm khi xảy ra vì vitamin C tương đối đắt tiền, ít khi trộn vào thức ăn vì dễ hư hỏng, thường chỉ tiêm hoặc cho uống với liều kiểm soát chặt chẽ.

- Điều cần chú ý là muốn cho vitamin C đạt hiệu quả cao, ta nên cho heo sử dụng vitamin C trước khi xảy ra stress từ 12 đến 24 giờ. Ví dụ: dự tính ngày mai sẽ chủng ngừa thì ngày hôm nay phải trộn viatmin C vào thức ăn, không đợi đến ngày chủng ngừa mới cho sử dụng.

  1. Bảo quản vitamin C

Do đặc tính của vitamin C là dễ bị hư hỏng do nhiệt độ, ánh sáng và chất oxy hóa nên cần được bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh sáng. Hiện nay vitamin C được tổng hợp nhân tạo thành nhiều dạng chế phẩm khác nhau có thể tiêm hay pha trộn thức ăn. Dạng Asorbat phosphat có thể dùng để trộn vào thức ăn, dạng vi bọc cũng được dùng để pha chế premix.