Chạy thận online là gì

Bà V.T.T 58 tuổi [Long Biên, Hà Nội] đã điều trị bệnh thận mạn bằng phương pháp lọc máu đến nay đã gần chục năm. Trước đó, bà nhận thấy các triệu chứng như: xạm da, mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém và bà quyết định tới bệnh viện khám. Tại đây, bà được chẩn đoán sơ bộ là mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối do Đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp, thiếu máu. Sau khi tới điều trị tại Bệnh viện TWQĐ 108, bà V.T.T được các y bác sĩ khoa Nội thận và Lọc máu điều trị bằng phương pháp thẩm tách siêu lọc máu [HDF - Online].

Kỹ thuật HDF - Online là gì?

HDF - Online đã được ứng dụng ở một số nước phương Tây từ cuối thập niên của thế kỷ trước. Tại Việt Nam kỹ thuật này đã được ứng dụng cách đây 10 năm và ở Bệnh viện TWQĐ 108, HDF - Online bắt đầu được ứng dụng vào năm 2015.

HDF - Online có tên khoa học là Lọc máu bằng kỹ thuật thẩm tách siêu lọc dịch bù trực tiếp từ dịch lọc [Hemodiafiltration Online], tên thường gọi là thẩm tách siêu lọc máu. Đây là phương pháp thay thế thận sử dụng màng lọc có tính thấm cao, kết hợp giữa khuếch tán và đối lưu để tăng cường loại bỏ các chất hòa tan có trọng lượng phân tử cao. Điều trị phối hợp giữa lọc máu truyền thống và lọc máu với điều trị cao cấp có thể loại bỏ nhiều độc tố uremic ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

Bệnh nhân V.T.T đang được điều trị tại Khoa Nội thận và Lọc máu, BV 108

Ưu việt của kỹ thuật thẩm tách siêu lọc máu

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nếu chỉ thực hiện kỹ thuật lọc máu truyền thống thì các biến chứng trung và dài hạn sẽ xuất hiện do không đào thải hoặc kém đào thải các độc tố uremic có trọng lượng phân tử trung bình và cao. Chính các độc tố này là nguyên nhân gây ra bệnh lý tim mạch dẫn đến tử vong, gây ra các biến chứng xương khớp và ảnh hưởng đến chất lượng sống [bệnh nhân chán ăn, ăn không ngon miệng, ngứa, da xạm…]. Phương pháp lọc máu thông thường được sử dụng 3 lần/tuần và mỗi lần chạy 4 giờ.

Trái lại, đối với phương pháp HDF – Online, sử dụng dịch lọc được tạo thành liên tục theo nhu cầu và dung dịch truyền sử dụng ngay với thành phần và chất lượng mong muốn có thể loại bỏ các độc tố uremic có trọng lượng phân tử thấp và trung bình. Từ đó cải thiện tình hình tim mạch, cải thiện đáp ứng đối với thuốc kích thích tạo hồng cầu, giảm thiểu các biến chứng [thiếu máu, tăng phosphor máu, tăng β2 M], bảo tồn chức năng thận còn lại, ổn định huyết áp trong quá trình lọc máu, giảm thiểu hội chứng MIA [biếng ăn, viêm và xơ vữa mạch]và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Ngoài ra, nước tiểu đối với bệnh nhân suy thận là rất quan trọng. Nếu bệnh nhân còn đi tiểu được thì phương pháp HDF - Online còn giúp bảo tồn nước tiểu tồn dư. Phương pháp này đặc biệt tốt cho bệnh nhân trước ghép thận. Tần suất điều trị HDF - Online là 2 lần/3 tháng [đây là phương pháp rất hiệu quả nhưng chi phí cao hơn 3 lần so với lọc máu thông thường nên Bảo hiểm y tế chi trả 2 lần/3 tháng], tuy nhiên nếu có điều kiện bệnh nhân có thể lọc bất kỳ lúc nào.

Theo cảm nhận của bà V.T.T sau khi được sử dụng phương pháp lọc máu thông thường bà thấy trong người không hết bứt rứt, còn ngứa ngáy và không có cảm giác thoải mái nhiều. Sau khi được sử dụng phương pháp HDF - Online, bà thấy rất hài lòng. Bởi bà thấy thoải mái rõ rệt, các triệu chứng như ngứa ngáy, xạm da, mệt mỏi gần như không còn.

Trường hợp nào không sử dụng được biện pháp này?

Đối với phương pháp HDF – Online này, không có chống chỉ định tuyệt đối nhưng cần cân nhắc trong các trường hợp sau:

- Rối loạn đông máu nặng, xơ gan nặng

- Ung thư giai đoạn cuối

- Suy tim xung huyết nặng, nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ não mới trong vòng 3 tháng

- Bệnh về mạch máu ngoại biên nặng, cầu nối không đạt lưu lượng khi lọc


Mai Hằng- BSCKII Trần Thanh Sơn,Khoa Nội thận - Lọc máu, Bệnh viện TWQĐ 108

Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị bệnh suy thận cấp hoặc suy thận giai đoạn cuối, khi thận không còn khả năng lọc bỏ chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Nếu đã phải chạy thận nhân tạo do suy thận mạn, người bệnh có thể phải phụ thuộc vào phương pháp này để duy trì sự sống cho đến hết phần đời còn lại hoặc tới khi được ghép thận.

Có khoảng 800.000 người Việt mắc suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo

Theo số liệu thống kê của Hội thận học thế giới ước tính, có khoảng 3 triệu người bệnh đang phải duy trì sự sống nhờ phương pháp lọc máu [bao gồm chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng] và ghép thận. Riêng tại Việt Nam, số người suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo là khoảng 800.000 người, chiếm tỷ lệ 0,1% dân số.

BS.CKII Tạ Phương Dung cho biết, tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn phải can thiệp bằng phương pháp lọc máu ở nước ta tương đối cao. Điều này chủ yếu là do việc phát hiện bệnh muộn hoặc/và điều trị bệnh chưa đúng cách dẫn đến suy thận nặng, làm mất chức năng thận. Chạy thận nhân tạo không thể giúp chữa khỏi bệnh thận mà chỉ giúp thực hiện một phần chức năng của thận là lọc máu để duy trì sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, tiên lượng sự sống ở các người bệnh này thường không quá 10 năm.

Việc chạy thận nhân tạo cũng gây tốn kém, mệt mỏi cho cả bản thân và gia đình người bệnh. Với tần suất chạy thận trung bình 3 lần/tuần và mức chi phí khoảng từ 100 – 150 triệu đồng mỗi năm thì đây là một gánh nặng cho bất cứ gia đình nào.

Bệnh suy thận nên được khám chữa đúng cách tại bệnh viện theo phác đồ của bác sĩ. Việc tự ý điều trị tại nhà bằng những phương pháp chưa được kiểm chứng có nguy cơ gây suy thận nặng, dẫn đến phải chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận.

Chạy thận nhân tạo cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như như tắc mạch máu, hạ huyết áp, mất máu… vì vậy người bệnh không nên tự chạy thận tại nhà mà cần đến bệnh viện để bác sĩ điều trị và theo dõi sức khỏe, kịp thời ứng biến nếu có biến chứng xảy ra, đặc biệt là người chạy thận do đái tháo đường.

Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng một loại máy nhằm điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối hoặc suy thận cấp [thường do ngộ độc] khi thận đã mất gần hết hoặc mất hoàn toàn chức năng.

Khi bắt đầu điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo, y tá hoặc kỹ thuật viên lọc máu sẽ đặt hai cây kim vào cánh tay của người bệnh. Mỗi kim được gắn vào một ống mềm nối với máy lọc máu. Máy lọc máu sẽ bơm máu qua bộ lọc và đưa máu trở lại cơ thể người bệnh. Trong quá trình này, máy lọc máu sẽ kiểm tra huyết áp, đồng thời kiểm soát mức độ nhanh của máu chảy qua bộ lọc cũng như lượng chất lỏng được loại bỏ khỏi cơ thể.

Bộ lọc có hai phần, một phần cho máu, một phần cho dịch lọc và chúng được ngăn cách với nhau bởi một lớp màng mỏng. Lớp màng này sẽ giữ lại các tế bào máu, protein và những chất quan trọng khác đồng thời loại bỏ các chất thải như urê, creatinine, kali và chất lỏng thừa ra khỏi máu.

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định chạy thận nhân tạo dựa trên tình trạng sức khỏe tổng quát, chức năng thận, các dấu hiệu và triệu chứng, chất lượng cuộc sống. Đôi khi người bệnh cũng có thể quyết định việc có chạy thận nhân tạo hay không.

Thông thường, chạy thận nhân tạo được chỉ định người bị suy thận mạn giai đoạn cuối khi mức lọc cầu thận đã giảm xuống rất thấp [

Chủ Đề