Cây ngay không sợ chết đứng là gì năm 2024

Uploaded by

Lin Lin

0% found this document useful (0 votes)

789 views

2 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

RTF, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful (0 votes)

789 views2 pages

Nghị Luận-cây Ngay Không Sợ Chết Đứng

Uploaded by

Lin Lin

Jump to Page

You are on page 1of 2

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Cây ngay không sợ chết đứng là gì năm 2024

Cây ngay không sợ chết đứng là gì năm 2024

TTO - Cách đây đúng một năm, trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, một ông anh đồng nghiệp đã có bài viết gây sóng gió với tựa đề “Đồng chí này con đồng chí nào?”.

Cây ngay không sợ chết đứng là gì năm 2024

Mở đầu bài viết, tác giả kể: Chuyện xảy ra mới đây tại một buổi lễ có truyền hình trực tiếp. Khi một cán bộ trẻ được xướng danh bước lên sân khấu, dưới hàng ghế khách mời, lập tức một đại biểu quay sang hỏi ngay một đại biểu khác: Đồng chí này con đồng chí nào?

Một năm sau, giờ đây gõ câu “đồng chí này con đồng chí nào?” trên gúc-gồ, ngay lập tức có đến 7,13 triệu kết quả!

Một năm qua, câu hỏi “đồng chí này con đồng chí nào?” được đưa ra không biết bao nhiêu lần, cho với vô số trường hợp đình đám, nhưng hầu hết những người được hỏi đều lẩn như chạch!

Riêng hôm qua, trên báo Tuổi Trẻ có một bí thư huyện vào loại trẻ nhất nước (ông Nguyễn Viết Vy, 33 tuổi, bí thư Huyện ủy Lý Sơn, Quảng Ngãi) khi đối diện câu hỏi này, đã trả lời: Ba tôi là phóng viên Đài truyền thanh huyện Nghĩa Hành, đã xin nghỉ việc vì sức khỏe yếu. Mẹ tôi ở nhà buôn bán nhỏ, giờ đã mất...

Rồi ông bí thư trẻ cũng vanh vách kể lại con đường phấn đấu, học hành của mình một cách thẳng thắn, minh bạch.

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 228 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Góc nhìn thẳng 10:49, 24/08/2022 GMT+7

“Cây ngay không sợ chết đứng”

BPO - Ngày 18-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Việc ban hành pháp lệnh này là để hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm xử phạt nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tố tụng, phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra; bảo đảm quyền uy tư pháp, giữ gìn sự tôn nghiêm của tòa án… Tuy nhiên, một số đối tượng xấu đang đưa ra những thông tin lệch lạc, hướng lái tiêu cực, xuyên tạc nội dung, mục đích, ý nghĩa của pháp lệnh này.

Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng vừa được thông qua gồm 4 chương, 48 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2022. Nội dung của pháp lệnh quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Theo quy định tại Pháp lệnh, hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa mà không được phép có thể bị phạt tới 15 triệu đồng, bị tịch thu phương tiện vi phạm. Liên quan đến quy định này, không ít “nhà dân chủ” đã đăng đàn xuyên tạc, đưa ra những luận điệu sai trái. Chúng cho rằng: “Pháp lệnh được đưa ra trong bối cảnh chính quyền tăng cường kiểm soát gắt gao truyền thông và mạng xã hội, với việc bắt giữ và bỏ tù nhiều nhà báo, cũng như các blogger và người dùng mạng xã hội vì những đăng tải trên mạng”, “nếu việc xử án mà đàng hoàng, nghiêm minh, đúng pháp luật thì không cần phải bóp nghẹt tự do bằng cách cấm ghi hình và ghi âm như hiện nay”, “livestream là phản ánh đúng sự thật, mà nhà cầm quyền rất sợ những tiếng nói sự thật được đưa lên”… Với những luận điệu này, các đối tượng xấu đang cố tình đánh lận bản chất vấn đề để tạo cớ tấn công, chống phá đất nước.

Tự do không có nghĩa là vô tổ chức

Hiến pháp Việt Nam ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, không ít đối tượng xấu đã núp dưới danh nghĩa tự do ngôn luận, tự do báo chí để tiến hành các hoạt động tấn công, chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cùng sự ra đời của tính năng phát sóng trực tiếp (livestream) trên các nền tảng công nghệ, nhiều kẻ đã đăng phát thông tin, hình ảnh trái quy định. Kèm theo đó là bình luận tiêu cực, chủ quan, mang tính nhận định cá nhân, xúc phạm uy tín, danh dự của người khác. Đây là những hành vi cần phải nghiêm cấm.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền của mỗi công dân. Vậy nhưng tự do không có nghĩa là vô tổ chức, vô kỷ luật. Quyền và nghĩa vụ luôn đi song hành với nhau. Trong một xã hội, tất cả mọi người đều bình đẳng. Vì vậy, việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Việc các cơ quan chức năng ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là để bảo đảm hoạt động tố tụng được thực hiện một cách khách quan, đúng đắn; bảo đảm lợi ích của các chủ thể tham gia tố tụng; bảo đảm mọi hành vi gây cản trở hoạt động tố tụng đều bị xử lý nghiêm minh, đúng quy định.

Cũng cần nhấn mạnh, hành vi bị nghiêm cấm ở đây là ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Rõ ràng, không ai cấm tự do ngôn luận, tự do báo chí, ghi âm, ghi hình trong hoạt động tố tụng. Vậy nhưng, khi thực hiện các quyền này phải tuân thủ đúng các quy định được đưa ra và phải được sự đồng ý của những người có liên quan.

Không còn chỗ để lợi dụng chống phá

Nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhiều năm qua, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị đã đẩy mạnh việc lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hoạt động chống phá. Cùng với việc đăng tải thông tin, bài viết, hình ảnh, phóng sự có nội dung xuyên tạc, các “loa làng dân chủ” cũng lựa chọn những địa điểm nóng, các sự kiện được dư luận quan tâm để phát sóng trực tiếp nhằm gây phức tạp tình hình. Đáng chú ý, trong các phiên tòa xét xử tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các cá nhân, hội, nhóm “nhân quyền” đã đạo diễn ra kịch bản chống phá hết sức bài bản. Trước phiên tòa, chúng ra sức khóc mướn, tẩy trắng cho kẻ vi phạm. Trong phiên tòa, chúng đến địa điểm xét xử để ghi âm, ghi hình, phát sóng trực tiếp (livestream) xung quanh khu vực tòa án cũng như quá trình xét xử. Sau khi phiên tòa kết thúc, chúng lại đăng đàn tấn công, vu khống các cơ quan tố tụng vi phạm pháp luật và tiếp tục khóc mướn cho các đối tượng bị kết án. Mục đích của chúng là gây sức ép cho các cơ quan tố tụng, đánh bóng tên tuổi cho những kẻ vi phạm và tạo cớ chống phá chính quyền.

Việc ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là cơ sở để xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, thông qua đó bảo đảm tính khách quan, uy quyền trong hoạt động tố tụng. Cùng với các quy định liên quan đến an ninh mạng, pháp lệnh này sẽ chấn chỉnh hành vi ghi âm, ghi hình, đăng phát thông tin liên quan đến tố tụng không đúng quy định. Với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, các “loa làng dân chủ” sẽ không còn chỗ để lợi dụng chống phá đất nước.

“Cây ngay không sợ chết đứng”. Nếu các “nhà dân chủ” ngay thẳng thì chẳng có lý do gì phải lu loa, làm loạn. Chỉ có những kẻ cố tình làm trái các quy định pháp luật, núp bóng tự do ngôn luận để chống phá đất nước mới “mồm năm miệng mười”, ra sức đả phá.