Cây lúa trên đồng ruộng có môi trường sống như thế nào và chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào

Hãy đồng hành cùng nông dân sản xuất lúa! [01/08/2016]

Bệnh đốm sọc vi khuẩn trên lá lúa

Khi màn sương sớm chưa tan trên Cánh đồng lúa [của HTX Thống nhất, Phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột] nhiều nông dân đã ra làm đồng. Người phun thuốc, dặm tỉa, người nhổ cỏ, người thăm ruộng…dưới bầu trời còn ướt đẫm hơi sương với chung một niềm mơ ước là bội thu những hạt lúa vàng vào cuối vụ. Có chứng kiến sự cần cù, hăng say, yêu lao động mới thấy được nỗi vất vả của người dân sản xuất lúa. Nhìn từ xa cả cánh đồng lúa đang thời kỳ đẻ nhánh xanh ngát, dưới những chân ruộng nước tưới đầy đủ, trong lòng hòa chung niềm vui cùng bà con nông dân, cho dù bước đầu chưa đủ yếu tố để đánh giá hiệu quả trong giai đoạn lúa còn non. Tuy nhiên, khi lội vào từng thửa ruộng mới nhận diện sự chưa đồng bộ của cánh đồng, còn lỗ chỗ cao, thấp của nhiều giống, nhiều thời kỳ xuống giống và đã xuất hiện bệnh trên một số thửa ruộng chăm sóc kém và sử dụng giống địa phương, chủ yếu là bệnh bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn lúa [do vi khuẩn Xanthomonas oryzae và vi khuẩn Xanthomonas oryzicola].

Được biết,vi khuẩn luôn tồn tại trong đất, nước, rơm rạ…khi điều kiện thuận lợi vi khuẩn phát triển và lây lan. Bệnh thường phát sinh trên lúa sau những cơn mưa giông đầu mùa hè, kèm theo gió lớn, thời tiết âm u ,khi độ ẩm không khí cao hoặc những chân ruộng sâu, bón phân không cấn đối, thừa đạm…Thường thì ở thời kỳ mạ lúa hay bị bọ trĩ cứa hút tạo vết thương ở phần chóp lá, lúc này nếu gặp điều kiện thuận lợi thì vi khuẩn xâm nhập. Cây lúa có thể “đền bù” khỏe khi tỷ lệ bệnh thấp ở thời kỳ đẻ nhánh rộ.Tuy nhiên khi bệnh xuất hiện tỷ lệ lớn, cây lúa mất sức sẽ kéo dài thời gian phục hồi sinh trưởng, ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất. Đặc biệt ở thời kỳ làm đòng, nếu không kịp phòng trừ, những lá đòng [lá công năng] bị bệnh hại sẽ giảm khả năng quang hợp để tổng hợp dinh dưỡng, bông lúa có thể bị lép.

Bà Hồ Cẩm Lai - Phó trưởng Phòng Kinh tế Thành phố hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV

Đầu vụ, các cơ quan chuyên môn đã khuyến cáo nông dân sử dụng một số giống lúa đã được trình diễn, khảo nghiệm, đánh giá sự thích nghi, có khả năng kháng bệnh cho năng suất cao.Vì thế đối với những chân ruộng được nông nông áp dụng các biện pháp thâm canh thì khác biệt rõ rệt với những chân ruộng nông dân chỉ sản xuất theo kinh nghiệm [như giống lúa thuần AC5 chỉ gieo sạ từ 5 - 6kg/sào nhưng tốt hơn giống lúa thịt gieo từ 20 – 25 kg/sào]. Qua đây cho thấy rằng,vấn đề sản xuất chưa đồng bộ, manh mún chưa đúng kỹ thuật đã hạn chế sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, giảm giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Nông dân khó xác định triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh trên lúa: Khi trao đổi cùng nông dân mới thấy được, nhiều hộ sản xuất lúa vẫn chưa xác định được các triệu chứng trên cây lúa được hình thành từ nguyên nhân nào? Từ vấn đề sinh lý hay sâu bệnh hại?.Đây là yếu tố khó khăn để nông dân có biện pháp tác động, như bón loại phân nào đáp ứng đủ và đúng dinh dưỡng cho lúa! Hoặcsử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào là“ Bốn đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách” cho dù bà con đã được tập huấn nhiều lần trước đây.Thực tếđối với nông dân phần lớn dựa vào “triệu chứng quen quen” từ kinh nghiệmnên khó xác địnhtác nhân gây hại thông qua triệu chứng, khi mà sự biến đổi khí hậu cũng như mất cân bằng sinh thái nông nghiệp ngày càng phổ biến. Kể cả những cán bộ nông nghiệp xuất thân từ ngành trồng trọt hẳn hoi nhưng nếu thiếu kinh nghiệm, không chú tâm nghiên cứu thì cũng khó xác định đúng các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, gây hại trên các loại cây trồng huống hồ là nông dân.

Ruộng lúa sử dụng giống AC5 tại HTX Thống Nhât, P Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột

Quản lý dĩnh dưỡng và dịch hại tổng hợp là hàng đầu:

Như vậy việc trừ sâu bệnh hại cũng là bất đắc dĩ, vấn đề phòng [quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp – ICM: [Integrated Crop Management] là quan trọng bậc nhất. Những yêu cầu kỹ thuật trong thâm canh lúacó thể áp dụng từ đầu:Một là sử dụng giống lúa có khả năng cho năng suất cao, phù hợp với khí hậu, đất đai trong vùng. Đối với Đăk Lăk nói chung và Buôn Ma Thuột nói riêng, thời gian qua các nhà chuyên môn đã khảo nghiệm, trình diễn nhiều giống lúa để đánh giá sự thích nghi đưa vào sử dụng và cơ quan chức năng đã thường xuyên chỉ đạo hướng dẫn cho nông dân trong từng mùa vụ, địa phương nên khuyến cáo, tuyên truyền đến tận người dân. Hailà, thời vụ gieo trồng phải thích hợp, thỏa mãn yêu cầu này cây lúa sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu, thời tiết tốt nhất, các tính trạng được biểu hiện tối đa. Đối với từng vùng, từng địa phương, từng cánh đồng, dựa vào điều kiện thực tế của cơ sở để hướng dẫn nông dân xuống giống trong thời gian tốt nhất, tránh các thời kỳ bất lợi của môi trường rơi vào giai đoạn xung yếu của cây lúa. [ví dụ thời kỳ lúa thụ phấn không trùng vào giai đoạn mưa tập trung, kéo dài…].Ba là, tạo cây mạ khỏe, có sức sống cao tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.Chỉ khi cây mạ khỏe thì áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác mới hiệu quả.Muốn cây mạ khỏe thì kỹ thuật ngâm, ủ, xử lý giống phải đúng.Bốn là làm đất kỹ, cày sâu, bừa san bằng tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển lan rộng trong đất tìm hút dinh dưỡng nuôi cây.Năm là, bón phân đúng và đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng qua từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lúa, đây là yếu tố quan trọng để tăng năng suất.Sáulà, đảm bảo nhu cầu nước ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa: Mỗi giống lúa có nhu cầu nước khác nhau, các giống chịu hạn yêu cầu nước ít hơn các giống ưa nước. Thời kỳ mạ giữ nước từ 3-5 cm, thời kỳ đẻ nhánh thông thường giữ nước từ 6-8 cm. Tuy nhiên, căn cứ vào mật độ của ruộng điều tiết nước phù hợp,khi mật độ cây lúa đảm bảo, cần khống chế sự đẻ nhánh thì cũng phải điều tiết nước hợp lý. Thỏa mãn nhu cầu nước cho lúa là sự quan tâm hàng đầu trong thâm canh lúa.Bảy là, phải tạo ra một cấu trúc quần thể ruộng lúa hợp lý. Căn cứ vào đặt tính của mỗi giống lúa [khả năng đẻ nhánh, số lượng bông, kích thước bông, trọng lượng hạt, kiểu cây… để bố trí mật độ khoảng cách gieo trồng phù hợp, sẽ khai thác được năng suất, chất lượng lúa tốt nhất. [Như đối với giống lúa thuần AC5 chỉ bố trí mật độ tốt nhất trên vùng đất lúa Tây Nguyên khi lượng giống từ 50 – 60kg/ha].Tám là, hạn chế tối đa các thiệt hại do sâu bệnh và các yếu tố tác động gây ra bằng cách áp dụng Chương trình quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp ICM [còn gọi là chương trình 3 giảm, 3 tăng].Chín là, luân canh cây trồng hợp lý.Cây lúa nước cần được luân canh với cây trồng cạn, đặc biệt là trong hệ thống kỹ thuật canh tác nhiều vụ trong năm.Luân canh giữa cây trồng cạn và cây lúa nước giúp cho việc giữ gìn độ phì nhiêu của đất, giảm thiểu sự phá hại của sâu bệnh. Cây lúa được luân canh sau các cây họ đậu hoặc cây rau sẽ giảm bớt chi phí phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, theo đó hiệu quả kinh tế cao hơn.

Sự khác biệt giữa ruộng áp dụng chương trình ICM và ruộng không áp dụng ICM

Đồng hành cùng nông dân sản xuất lúa

Những yếu tố kỹ thuật cần thiết trong thâm canh cây lúa phải thường xuyên khuyến cáo nông dân áp dụng thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo đầu bờ, hướng dẫn thì mới có hiệu quả tốt.Đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn tại ruộng để nông dân nhận diện một cách trực quan nhất. Cán bộ nông nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu [qua các nguồn thông tin, sách khoa học và thực tế], nhận diện các sinh vật trong chuỗi thức ăn cấu thành “Hệ sinh thái đồng ruộng”, theo đó hướng dẫn nông dân nhận biết các sinh vật có lợi trên đồng ruộng [thiên địch] để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân theo yêu cầu “Bốn đúng” nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển sản xuất bền vững.

Bài và ảnh: Cẩm Lai

Trường Đại Học Cần Thơ

Hàng năm, nước nổi về Đồng bằng sông Cửu Long mang lại lợi ích cho đồng ruộng và cho cả nông dân sống ở vùng nầy. Đặc biệt năm nay, đến chu kỳ vào mùa nước nổi thì lương nước về đồng ruộng không nhiều, đó là hiện tượng bất thường của thời tiết, đã gây ra 1 thiệt hại, 3 bất lợi và 1 nguy cơ cho vụ lúa Đông Xuân của nhà nông chúng ta: [a] Thiệt hại cho người nông dân sống nhờ vào nghề phụ thuộc vào nguồn nước nổi, họ đã bị thất thu về nguồn lợi thủy sản, sự thất thu nầy kéo theo thất thu khác của một bộ phận những người làm nghề sản xuất dụng cụ đánh bắt, đóng xuồng, ghe; [b] Còn ba bất lợi cho vụ lúa Đông Xuân đó là: Lượng phù sa theo dòng nước tràn về bồi đắp cho đồng ruộng ít nên nông dân phải sử dụng nhiều phân bón hơn; Những dịch hại trên đồng ruộng như cỏ dại, ốc bưu vàng, chuột và sâu bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, người nông phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn; Việc rửa độc chất phèn, mặn và độc chất hữu cơ bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa và nông dân phải tốn chi phí cải tạo đất nhiều hơn; và [c] Nguy cơ có thể xảy ra cho lúa vụ Đông Xuân là nguồn nước đổ về Đồng Bằng Sông Cửu Long ít, có thể sẽ gây ra thiếu nước tưới vào cuối vụ, đồng thời mặn có điều kiện để xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng làm cho việc thiếu nước ngọt tưới cho lúa ở vùng ven biển trở nên trầm trọng hơn.

Tất cả những bất lợi trên đây sẽ làm đội giá thành sản xuất, làm tăng gánh nặng cho người trồng lúa. Để khắc phục phần nào những bất lợi cho vụ lúa Đông Xuân năm nay, nhà nông ta cần thiết phải tạo cho cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ để cây lúa đủ sức chống chịu lại với dịch hại và điều kiện bất lợi của môi trường, giữ vững năng suất và chất lượng của hạt lúa. Bốn việc cần phải làm như sau:

  1. Không để dịch hại ảnh hưởng đến cây lúa ngay từ đầu vụ:

            - Diệt trừ cỏ dại: Diệt cỏ sớm ở giai đọan tiền nẩy mầm và phun dậm cỏ sót ở giai đoạn hậu nẩy mầm. Để diệt cỏ đạt hiệu cao cần phải chọn đúng thuốc [thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm, hậu nẩy mầm sớm hay hậu nẩy mầm], làm đất bằng phẳng, phun đúng thời điểm và pha đúng lượng theo hướng dẫn trên bao bì, mở bét phun mịn và phun thật đều, không phun lúc trời nắng gắt, khi phun đất phải đủ ẩm và vô nước ruộng sau khi phun 1-3 ngày để làm tăng hiệu lực của thuốc.

- Diệt ốc bưu vàng bằng biện pháp tổng hợp: thu gom ốc và ổ trứng; đào rãnh thu gom ốc trong ruộng và xung quanh ruộng; dùng lưới chắn ốc ở những chỗ có đường nước chảy vào ruộng; thả vịt vào ruộng ăn ốc; ở ruộng có nhiều ốc thì phải tăng lượng giống gieo sạ lên từ 5-10% so với những ruộng bình thường khác để trừ hao hụt do ốc ăn mất sau này; giữ mực nước ruộng sâu khoảng 2-3 phân;và có thể dùng thuốc rải vào những chỗ có nhiều ốc.

- Ngăn ngừa rầy nâu, bù lạch và bệnh lúa von: Xuống giống đồng loạt và đúng theo lịch thời vụ của địa phương để chủ động né rầy; ngâm hạt giống trong nước muối có nồng độ 15% [150 g muối pha trong 1 lít nước] để loại bỏ những hạt lúa lép, lửng mang mầm bệnh; trộn hột giống lúc ủ với những loại thuốc có khả năng phòng chống rầy nâu, bù lạch và bệnh lúa von ở giai đoạn đầu của cây lúa.

  1. Tạo cơ địa cho cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ:

            - Chọn giống lúa có cơ địa khỏe: Đây là yếu tố quan trọng do đặc tính di truyền của giống quyết định. Do đó, ngoài việc chọn giống có năng suất cao và phẩm chất gạo tốt, nông dân cần phải chọn giống có tính kháng sâu, bệnh và chống chịu tốt với điều kiện môi trường như phèn, mặn hay hạn.

            - Hạt giống phải nẩy mầm tốt và khỏe mạnh: Không lấy lúa ở những ruộng bị sâu, bệnh đem làm giống; Ruộng lúa giống phải có đầy đủ dinh dưỡng; Tốt nhất nên sử dụng giống xác nhận; Cần kiểm tra độ nẩy mầm của hạt giống để tính lượng giống cần sạ trước khi ngâm ủ.

            - Cường lực cho cây lúa khỏe: Xử lý hột giống trong lúc ngâm ủ với những loại thuốc có khả năng giúp cho rễ lúa phát triển nhiều, mập mạnh, vươn dài để ăn sâu, hút được nhiều dưỡng chất làm cho cây khỏe, chống chịu tốt khi sâu, bệnh tấn công và chịu đựng được sự bất lợi của môi trường.

  1. Tạo môi trường sống phù hợp cho cây lúa ngay đầu vụ:

            Môi trường sống của lúa gồm thời tiết, nguồn nước tưới và đất canh tác. Thời tiết và nước tưới ở đầu vụ Đông Xuân thích hợp và thuận lợi nhất để cây lúa sinh trưởng và phát triển hơn so với những vụ mùa khác trong năm. Riêng đối với môi trường đất thì phèn, mặn trong đất ở đầu vụ Đông Xuân không phải là yếu tố bất lợi chính cho cây lúa, mà vấn đề ngộ độc hữu cơ mới là yếu tố bất lợi cần phải quan tâm đối với những vùng canh tác lúa liên vụ.

Rơm rạ, cỏ dại, lúa chét còn tươi chưa hoai mục khi chôn vùi chúng vào trong đất ngập nước, thiếu không khí sẽ bị vi sinh vật yếm khí phân hủy tạo ra nhiều acid hữu cơ và những độc chất khác. Những độc chất nầy ở nồng cao làm giảm khả năng hô hấp của rễ, sự hấp thu dưỡng chất kém và làm chết rễ. Do đó, cần có biện pháp để hạn chế ngộ độc hữu cơ cho cây lúa vào đầu vụ Đông Xuân theo nguyên tắc phòng ngừa, hóa giải độc chất và tăng cường sức chống chịu của cây lúa như sau: [a] Phòng ngừa ngộ độc hữu cơ: Di chuyển gốc rạ, cỏ dại, lúa chét ra khỏi ruộng, nếu muốn xuống giống sớm. Trong trường hợp trục vùi các vật liệu hữu cơ trên vào đất thì phải có thời gian để chúng phân hủy ít nhất 3 tuần; [b] Hóa giải độc chất hữu cơ: Sau khi sạ lúa được 2 tuần rút kiệt nước ruộng cho đến khi đất nứt chân chim rồi bơm nước mới vào và lặp lại như vậy khi cây lúa được 4 tuần; [c] Tăng cường sức chống chịu cho cây lúa bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng như can-xi, lân và silic.

  1. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho lúa ngay từ đầu vụ:

            Dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa trong giai đoạn đầu từ 2 nguồn thức ăn chính đó là từ bản thân hạt giống [phôi nhủ] và từ môi trường đất. Trong khoảng 10 hay 11 ngày đầu sau khi gieo, hạt lúa hút nước để thủy phân tinh bột, protein, chất béo, … thành những chất dinh dưỡng dễ tiêu cung cấp cho cây lúa non, đồng thời hạt giống cũng lấy không khí để thở tạo năng lượng cho các tiến trình biến dưỡng trong hạt. Chính vì vậy sau khi gieo, đất phải đủ ẩm và đủ không khí để cung cấp cho hạt giống và phải ngăn chận không cho vi sinh vật trong đất chia sẻ nguồn dinh dưỡng nầy với cây mạ non. Do đó, cần phải xử lý hạt giống với thuốc để bảo vệ toàn bộ nguồn dinh dưỡng nầy cho cây lúa non sử dụng.

            Để cây lúa khỏe ngay từ đầu vụ thì ngoài nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ hạt gạo thì rễ cây lúa phải sớm lấy được nguồn dinh dưỡng từ đất. Do đó, cần phải bón lót vôi [loại vôi nung] với liều lượng từ 25-50 kg/công, và bón toàn bộ phân lân và một phần phân kali lúc làm đất.

Video liên quan

Chủ Đề