Cây hương thảo sống được bao lâu

Cây hương thảo là một loại cây hoa rất hay gặp và có nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên nếu bạn không biết đây là cây gì thì cũng không có gì lạ bới rất nhiều người cũng như vậy. Cây hương thảo không chỉ có tác dụng dược liệu, làm món ăn và còn mang một số ý nghĩa phong thủy. Bài viết dưới đây Xanh Bonsai sẽ cho bạn thêm những thông tin về cây hương thảo, ý nghĩa và tác dụng của nó.

Cây hương thảo là cây gì?

Nội dung bài viết

  • Cây hương thảo là cây gì?
  • Thành phần hóa học cây hương thảo
  • Tác dụng của cây hương thảo đối với đời sống
  • 4. Ý nghĩa của cây hương thảo
  • Cách trồng cây hương thảo
  • Cách chăm sóc cây hương thảo đúng cách
  • 7. Phòng và chữa sâu bệnh cho cây hương thảo
  • Một số nguyên nhân dẫn đến cây hương thảo bị chết

Cây hương thảo còn có tên gọi khác là cây tây dương chổi, cây mê điệt là loại thực vật có hoa thuộc họ nhà Hoa môi. Cây hương thảo có tên khoa học làRosmarinus officinalis. Cái tên Rosmarinusđược đặt theo tiếng Latin, trong đó Ros có nghĩa là sương, marinus ý chỉ biển, gọi đầy đủ là sương cảu biển. Xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải, cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung và miền nam nước ta.

Cây hương thảo mọc thành bụi, phân nhánh, nhiều lá và cao khoảng 1-2m. Lá cây nhỏ hình dải không cuống và có mép gập xuống dưới; lá màu xanh thẫm và nhẵn ở trên, phủ lông rải rác màu trắng ở dưới.

Hình dáng cây hương thảo

Hoa xếp 2 10 ở các vòng lá, dài khoảng 1cm, màu xanh dương hoặc lam nhạt, hơi có màu tím hoa cà, với những chấm tím ở phía trong các thùy.Quả gồm 4 quả khô hợp lại, màu nâu. Đúng như cái tên của nó, cây hương thảo có mùi rất thơm.

Thành phần hóa học cây hương thảo

Trong cây hương thảo có chứa tinh dầu dễ bay hơi [0,5% ở cây khô, 1 2% ở lá, 1,4 2% ở hoa], tanin, choline, saponosid axít, các axít hữu cơ [citric, glycolic, glyceric], acidrosmarinic và 2 heterosid là romaside và romarinoside.

Tinh dầu hương thảo là một chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, về sau sẫm dần và cứng lại, có thể hòa tan vào rượu bất kỳ tỉ lệ nào. Tinh dầu chứa alpha-pinen, romarin, terpen, borneol, acetat bornyl, camphor, cineol và caryophyllen. Tinh dầu hương thảo có mùi thơm kết hợp giữa mùi long não nhẹ dịu với mùi của cây thông.

Cây hương thảo để bàn

Tác dụng của cây hương thảo đối với đời sống

Đối với ẩm thực: Không những có hương thơm dễ chịu mà cây hương thảo còn là một loại gia vị rất thông dụng. Người ta có thể dùng cả lá hương thảo khô và tươi. Gia vị hương thảo tạo mùi thơm nhẹ cho thức ăn và có vị đăng đắng rất hấp dẫn.

Hương thảo hay được dùng trong các món thịt, cá nướng bởi tác dụng khử mùi tanh. Ngoài ra các món hầm và hấp cũng có thể cho thêm hương thảo để tăng độ thơm và điều vị.

Cây hương thảo chế biến một số món ăn như bò beefsteak

Đối với không gian sống: cây hương thảo có kích thước nhỏ nhìn khá xinh xắn nên có thể dùng làm cây cảnh để bàn. Mùi hương của cây hương thảo khá nồng nên có thể khuếch tán trong không gian rộng. Mùi thơm từ cây hương thảo để bàn có tác dụng tạo cảm giác dễ chịu và an thần, minh mẫn đầu óc.

Tinh dầu từ cây giúp kích thích phát triển trí não, giúp con người hoạt bát và làm việc tốt hơn. Bạn có thể đặt cây trong phòng làm việc để tăng khả năng sáng tạo và năng suất làm việc lại vừa được hưởng mùi thơm dễ chịu. Ngoài ra, cây hương thảo đuổi muỗi rất tốt nhờ mùi hương của nó.

Đối với y học: Lá cây hương thảo cung cấp khoảng 131 calo và không chứa cholesterol, chứa nhiều chất xơ, vitamin A. Mỗi ngày ăn vài lá cây hương thảo được chứng minh cung cấp đủ lượng vitamin A giúp mắt sáng khỏe, chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh ung thư phổi và khoang miệng.

Các chất trong mùi thơm của cây hương thảo có tác dụng an thần, giảm stress và các triệu chứng buồn nôn ở thai phụ. Nhờ công dụng loại bỏ căng thẳng, tăng cường trí nhớ mà những trẻ sống gần cây hương thảo có trí nhớ và tư duy tốt hơn, tăng sự hoạt bát và hiệu quả học tập.

Tinh dầu hương thảo có các tác dụng hữu ích cho sức khỏe như thông ruột, lợi mật và ích tiểu. Thường xuyên ngửi hoặc ăn hương thảo đều đặn giúp trí não phát triển, tăng cường khả năng tư duy và trí nhớ. Ngoài ra dung dịch nước hương thảo nấu còn có tác dụng chống nhiễm trùng rất tốt.

Đối với dịp lễ: Một trong những dịp lễ quan trọng trong năm chắc hẳn là dịp lễ giáng sinh thì cây hương thảo có thể dùng để trang trí cho nhà cửa hay có thể dùng làm quà tặng cho bạn bè, người thân trong gia đình để thể hiện như ấm cúng, đầm ấm bên nhau.

4. Ý nghĩa của cây hương thảo

Theo quan niệm phong thủy, cây hương thảo là một loài cây linh thiêng có khả năng kết nối giữa sự sống và cái chết. Ngoài ra, hương thảo còn là biểu tượng cho lòng trung thành và sự tri ân.

Có một quan niệm rằng đeo vòng cổ làm bằng cây hương thảo sẽ trừ được tà ma. Nhiều người cũng theo quan niệm đó mà để lácây hương thảodưới gối nhằm tránh những giấc mơ không lành, giúp mang đến cảm giác yên bình và giấc ngủ ngon hơn.

cây hương thảo có khả năng xua đuổi côn trùng tốt

Không những vậy, cây hương thảo là loài cây mang đến sự may mắn và bình an cho gia chủ, do đó bất cứ bản mệnh nào cũng đều có thể sử dụng cây hương thảo. Tuy nhiên cần bài trí cây đúng cách để tận dụng hết yếu tố phong thủy giúp gia chủ thêm vượng khí.

Tốt nhất với những người thuộc mệnh Hỏa nên đặt cây theo hướng Tây Nam-Nam, còn với những người thuộc mệnh Mộc thì nên đặt cây theo hướng Đông-Đông Nam. Ngoài ra nên đặt cây ở gần vị trí có ánh sáng để giúp cây có thể sinh trưởng tốt hơn.

Cách trồng cây hương thảo

Bước đầu tiên trong quá trình trồng cây hương thảo là phải chọn cây giống tốt. Nên chọn những cây xanh tốt, sức sống cao và đã phát triển đầy đủ để lấy giống. Việc lấy giống từ những cây kém phát triển hay bị bệnh thì cây mới trồng dễ chết và chậm lớn. Nếu cảm thấy bản thân không có kinh nghiệm, bạn có thể đến những cửa hàng cây giống để mua cây con hoặc hạt giống cây hương thảo.

Khi lấy giống từ cây trưởng thành, bạn chỉ cần cắt một cành với chiều dài từ 5-10cm là đủ. Những chiếc lá ở khoảng 2.5cm dưới cành sẽ được cắt bỏ bởi phần này sẽ được trồng xuống đất. Nên cắt bỏ lá để rễ cây nhanh phát triển và tránh thối cây.

Do cây có bộ rễ khá nhạy cảm và cần sự thoát nước tốt nên chọn đất trồng cây phải đảm bảo vừa tơi xốp, thoát nước vừa đủ ẩm để lá cây không bị xơ xác. Hỗn hợp đất sạch trồng cây hương thảo gồm: 2 phần tro trấu + 0,3 phần trấu sống + 0,3 phần xơ mùn dừa đã xứ lý vi sinh + 1 phần phân bò hoai mục + 1 muỗng canh nấm trichoderma, tất cả trộn đều rồi trồng cây trong chậu.

Đặt chậu trồng ở nơi mát mẻ, có bóng râm mát hoặc nơi có độ ẩm là phù hợp, nếu đặt ở chỗ nắng nóng thì lá sẽ bị cháy, teo dần, khô tinh dầu và cây sẽ chậm phát triển hoặc chết. Vị trí nên để cây ở nơi có ánh nắng vào buổi sáng sẽ giúp lá cây hương thảo xanh hơn. Cây hương thảo rất thích hợp trồng trong nhà, ở nhiệt độ phòng mát mẻ.

Ngoàicách trồng cây hương thảotrong chậu thông thường bạn cũng có thể trồng trên giá thể của vườn tường đứng bằng vải cùng với những loại rau và thảo mộc khác, vừa tiết kiệm diện tích lại sạch sẽ và tiện lợi.

Cây hương thảo thích hợp trồng trong nhà

Cách chăm sóc cây hương thảo đúng cách

Cây hương thảo dễ trồng và phát triển tốt, nhưng không vì vậy mà bạn lại bỏ ngỏ việc chăm sóc cây hương thảo. Cũng như các loại cây khác, cây hương thảo cũng chịu tác động từ nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước, dưỡng chấtĐể chăm sóc cây hương thảo thật tốt, bạn nên chú ý tới những yếu tố trên.

  • Khí hậu:Hương thảolà loại cây xuất xứ ở vùng khí hậu ôn đới nhưng có thể chống chịu được với khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây hương thảo thích hợp với những vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Bảo Lộc [Lâm Đồng]Trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh nên đặt cây ở những nơi có bóng râm, dưới gốc cây to hay lưới lan có nắng 70%,
  • Nhiệt độ:Cây hương thảo có biên độ nhiệt khá rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển tốt là từ 20 đến 30 độ C.
  • Ánh sáng:Cây hương thảo ưa sáng,bảo đảm chiếu sáng ít nhất là 4h/ngày và là ánh sáng nhẹ vào buổi sáng hoặc ánh nắng buổi sáng là tốt nhất. Nếu đặt chỗ nắng nóng trực tiếp với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là vào buổi trưa, lá cây sẽ bị cháy, teo dần, cây chậm phát triển và chết. Chính vì thế, nếu bạn đặt cây trên sân thượngcần chú ý che chắn giảm nhiệt khi thời tiết quá nắng nóng.
  • Độ ẩm:cây hương thảo ưa ẩm nhưng độ ẩm cũng vừa phải, nếu quá ẩm ướt nhất là vào mùa mưa cây có khả năng thối lá, thối rễ dẫn đến chết cây.
  • Đất trồng:Cây hương thảo thích hợp trồng trên đất sét có mùn pha cát, khả năng thoát nước tốt với độ pH khoảng 5.5 đến 8. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện giá thể trồng có độ pH từ 6 đến7. Đất càng có tính kiềm, cây hương thảo sẽ càng thơm. Nếu đất trồng cây có axit cao bạn hãy trộn thêm vào đất ít vôi để giảm axit trong đất.
  • Tưới nước:Cây hươngthảo đặt ngoài trời hay ban công thì tưới trên lá bằng bình phun, thời gian thích hợp là từ 8 đến 9h sáng, nước vừa ướt chậu. Nếu trời nắng gắt, nhiệt độ cao bạn nên tưới thêm lần nữa vào buổi chiều cho chậu cây không bị khô.

Nếu bạn đặt cây hương thảo trong nhà bạn cần hạn chế tưới nước và chỉ được tưới lên gốc cây, không nên tưới lên lá, lên ngọn cây. Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng và đem cây ra nắng khoảng 2 lần/tuần vào buổi sáng. Cần lưu ý chậu cây hương thảo sau khi tưới phải thoát nước hết, không để nước bị ứ lại trong chậu cây.

Nguồn nước dùng để tưới cây hương thảo nên sử dụng nước mưa, nước giếng khoan, ao hồ, nếu bạn sử dụng nước máy nên đổ ra bình chứa để qua ngày rồi mới sử dụng. Vào mùa mưa bạn nên chuyển cây vào nơi thông thoáng trong nhà, mái hiên, bệ cửa sổ,

Lưu ý chăm sóc cây hương thảo đúng cách tranh dẫn đến cây bị chết
  • Phân bón:sử dụng, phân Dynamic hoặc bón phân chuồng hoai, trung bình bạn nên 2 tháng bón 1 lần cho cây, mỗi lần bón vào gốc khoảng 200gr. Luân phiên bón thêm các loại NPK như 18-18-6, 20-20-15,30-10-10, 20-20-20, 15-5-20-3,5TEtrong suốt vòng đời của cây; thời gian bón 15-20 ngày/lần với liều lượng 1 thìa café/gốc, chăm chỉ bón phân cây sẽ có nhiều dưỡng chất để phát triển tốt.
  • Hàng tuần dùng thêm dung dịch kích thích ra lá B1 cho cây sử dụng kết hợp với thuốc trừ nấm sinh học nhưKasumin,Valydamicin,bạn nênphun trên lá cây hương thảo lúc chiều mát hay sáng sớm sau khi tưới nước vừa khô ráo cây.
  • Thay chậu, cắt tỉa cây đúng định kì:Mỗi năm thay đất cho cây hương thảo 1 lần, nếu cây phát triển nhanh, cần thay chậu có diện tích rộng hơn để cây có đủ môi trường dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời, thường xuyên cắt tỉa giúp cây phát triển đẹp hơn, đồng thời giúp tạo hình cây theo ý muốn và kích thích sự ra hoa của cây hương thảo.

7. Phòng và chữa sâu bệnh cho cây hương thảo

Cây ít gặp các bệnh về sâu hại nhưng hay bị thối lá hoặc thối rễ khi để cây ở môi trường quá ẩm ướt. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong quá trình trồng và chăm sóccây hương thảo:

Bọ trĩ hay nhện đỏ:Khi phát hiện cây xuất hiện bọ trĩ hay nhện đỏ,bạn cầnphun các loại khoáng đầu trâu theo liệu trình 3 ngày phun 1 lần, phun 3 lần trong một liệu trình để diệt tận gốc sâu bọ hại cho cây.

Sâu ăn lá, sâu cuốn lá:Thời tiết khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là mùa mưa nắng xen kẽ kết hợp ẩm độ cao. Đây là thời điểm thích hợp để sâu cuốn lá phát sinh. Dấu hiệu của bệnh là lá đột nhiên bị trắng bạc màu, lúc này bạn hãy dùng thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu nhưSecseigon, regentNếu để lâu,sâu cuốn lá xuất hiện thì hãy tiến hành phun thuốc xử lý bằng các loại thuốcnhư:Abamectin, Takumi, Secseigon hoặc Regen

Rệp sáp:Rệp sáp thường sinh sản và phát triển nhiều trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, chúnggây hại chủ yếu trên thân và tán lá. Khi thấy rệp sáp xuất hiện, bạn có thể lựa chọn xử lý bằng các loại thuốc như:Suprathion, Marshal, Mospilan 3EC, Rago 650ECpha đúng liều và phun ướt đều hai mặt lá của cây.

Hương thảo đặt ở phòng bếp

Một số nguyên nhân dẫn đến cây hương thảo bị chết

Trồng trên giá thể có quá nhiều xơ dừa, đất tribat, tưới quá nhiều lá đen và rụng, rễ bị thối và chết.

Cây hương thảo bị khô, bị bỏ tưới nước trong thời gian quá lâu.

Độ ẩm gốc cây và ẩm độ không khí quá cao.

Đặt cây trong phòng kín, thiếu ánh sáng kết hợp với việc tưới lên lá, ngọn.

Bón phân bón gốc quá nhiều, bón sát gốc, bón vào trưa nắng; tưới phân bón lá quá đậm đặc, tưới vào trưa nắng.

Khi đặt cây ngoài trời, tiết trời quá nóng như hiện nay [trên 40oC];nên bề mặt đất bị khô nhưng lại vội tưới quá nhiều nước cho cây trong ngày. Điều này sẽ làm cây bị thối rễ và chết.

Cây hương thảo để bàn

Với những chỉ dẫn về cách trồng và chăm sóc cây Hương Thảo như trên, bạn đã có thể tự tay trồng ngay vài chậu cây trong vườn nhà hoặc phòng ở để không gian sống luôn trong lành, thơm ngát. Còn chần chừ gì nữa mà không thực hiện ngay đi nào!

Khám phá: 10 loài cây cảnh trong nhà được ưa chuộng trồng hiện nay

Một số câu hỏi thường gặp:

Cây hương thảo có nguồn gốc từ đâu?

Cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung và miền nam nước ta.

Cây hương thảo có tác dụng gì?

Mùi thơm từ cây hương thảo có tác dụng tạo cảm giác dễ chịu và an thần, minh mẫn đầu óc... Xem thêm

Ý nghĩa phong thủy của cây hương thảo là gì?

Cây hương thảo là một loài cây linh thiêng có khả năng kết nối giữa sự sống và cái chết. Có một quan niệm rằng đeo vòng cổ làm bằng cây hương thảo sẽ trừ được tà ma.

Có 20 năm kinh nghiệm làm việc tại viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam Chuyên gia lai tạo, cấy ghép các giống cây trồng mới Hiện đang cộng tác tại Xanh Bonsai

Có thể bạn quan tâm

Cây kim tiền có ý nghĩa gì? Tác dụng, cách trồng và chăm sóc
Cây Kim Ngân Ý nghĩa phong thủy, Cách Trồng và Chăm sóc
Cây Trạng Nguyên là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Các loại cây cảnh mini để bàn đẹp, dễ trồng và lọc không khí tốt

Video liên quan

Chủ Đề