Phiên dịch liên tiếp là gì

X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

Phiên dịch là một nghề cần có kĩ thuật lắng nghe cao cùng với sự tinh tế trong sử dụng từ ngữ của người dịch nhằm chuyển từ ngôn ngữ này thành ngôn ngữ khác một cách trơn tru nhưng vẫn hay và người nghe dễ hiểu. Phiên dịch thường chia làm 2 loại: Dịch đuổi [Consecutive Interpreting] và dịch song song [Simultaneous Interpreting]. Hãy cùng nhau tìm hiểu từng loại nhé.

DỊCH ĐUỔI [CONSECUTIVE INTERPRETING]

Hình thức dịch đuổi dường như là thể loại dễ hơn với dịch song song vì người phiên dịch có thể bàn bạc thống nhất với người nói để có thể tạm dừng người nói hoặc yêu cầu họ lặp lại để làm rõ nghĩa hoặc giải nghĩa để đảm bảo độ chính xác khi dịch. Hoặc người dịch cũng có thể thống nhất với người đọc về cách dịch của một câu nói. Trong quá trình dịch đuổi, người phiên dịch sẽ phải dịch ngay sau khi người nói kết thúc. Dịch hộ tống theo đoàn thường sử dụng loại hình này, khi ngành kinh doanh và du lịch phát triển mạnh bởi vì một phiên dịch hộ tống thường đi cùng một khách hàng nào đó trong một ngày hoặc một chuyến du lịch.

DỊCH SONG SONG [SIMULTANEOUS INTERPRETING]

Chỉ cần đọc tên bạn cũng có thể đoán ra được kiểu dịch này, hình thức dịch song song là người phiên dịch sẽ dịch cùng lúc khi người phát biểu nói diễn ra song song. Đôi lúc người phiên dịch ra 2 3 ngôn ngữ khác nhau cho nhiều người khác nhau. Bạn biết ngôn ngữ cử chỉ chứ? Ngôn ngữ cử chỉ là một loại ngôn ngữ sử dụng những cử chỉ điệu bộ và chủ yếu sử dụng trong cộng đồng những người khiếm thính. Loại hình này sử dụng giao tiếp bằng tay thay vì âm thanh. Ngôn ngữ cử chỉ chủ yếu được dịch theo hình thức dịch song song. Có hơn 100 ngôn ngữ cử chỉ trên toàn thế giới.

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN DỊCH ĐUỔI LẪN DỊCH SONG SONG

Ngoài những trường hợp trên còn có những trường hợp bạn cần linh hoạt giữa hình thức dịch đuổi và dịch song song tùy vào yêu cầu của khách hàng.

  1. Dịch tại phiên toà

Tại phiên toà, khách hàng có thể yêu cầu dịch đuổi hoặc dịch song song. Trong trường hợp dịch song song, phiên dịch được yêu cầu dịch thầm [nói thầm] vào tai người khách hàng để họ nắm bắt nội dung đó. Đối với dịch đuổi bạn hãy dịch sau khi quan tòa kết thúc phần nói của họ.

  1. Dịch hội nghị, hội thảo online, qua điện thoại.

Quá trình dịch hội nghị, hội thảo thông thường sử dụng bộ tai nghe [headphones] và các thiết bị điện tử hỗ trợ khác. Phiên dịch sẽ không tiếp cận với các bên liên quan. Người phiên dịch cũng sẽ đeo tai nghe tham gia cuộc họp rồi sau đó dịch cho khách hàng thông qua micro [có cách âm sẽ tốt hơn cho việc dịch]. Thể loại dịch này đòi hỏi có chuyên môn dịch cao, có kiến thức sâu về chuyên ngành liên quan để có thể truyền tải hết nội dung phát biểu.

  1. Dịch thầm [whispering Interpretation]

Như đã nói ở trên, dịch thầm dùng cho những trường hợp cần sự bí mật như tại tòa hay các chiến lược chiến thuậtHình thức phiên dịch này yêu cầ có sự tập trung cao độ. Phiên dịch viên sẽ phải nghe một cách rất cẩn thận và dịch bằng cách thì thầm vào tai khách hàng. Dịch song song hay dịch đuổi đều có thể được áp dụng trong trường hợp này.

Quảng cáo

Share this:

  • Nghề phiên dịch là gì?
  • Tháng Mười Hai 15, 2016
  • Trong "Kiến thức phiên dịch"
  • Được và mất của nghề phiên dịch
  • Tháng Mười Hai 16, 2016
  • Trong "Kiến thức phiên dịch"
  • Nghề phiên dịch là gì? Mức lương bao nhiêu?
  • Tháng Mười Hai 8, 2016
  • Trong "Kiến thức phiên dịch"

Video liên quan

Chủ Đề