Cây hoa hồng dại còn có tên là gì

Cây hoa hồng có tên khoa học là Rosa sp, thuộc lớp song tử diệp, Bộ Rosales, Họ Rosaceae có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Có rất nhiều cách phân loại hoa hồng, có thể phân loại theo màu sắc,...

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Rosa sp

1. Phân loại thực vật

- Thuộc ngành: Angiospermatophyta.

- Lớp: Dicotyledoneae.

- Bộ: Rosales

- Họ: Rosakeae sp.

1.1. Phân loại hoa hồng

Có rất nhiều cách phân loại hoa hồng, có thể phân loại theo màu sắc, theo dòng giống, theo hình dáng,...

Theo cuốn sách All about Roses hồng được chia làm 3 loại chính:

- Hồng dại: Species roses

- Hồng cổ điển: Old garden roses

- Hồng hiện đại: Modern roses

1.2. Các nhóm hoa hồng

- Hoa hồng thân cao: Là nhóm hồng được tạo ra do ghép hồng dại với hồng thân leo hay hồng luống. Thường dùng để trang trí trong vườn rất đẹp.

- Hồng tí hon: Thường chỉ cao tầm 25 – 30 cm, hoa thường trỗ suốt mùa hè.

- Hồng thân leo: Phải làm giàn để cho hồng leo, có thể trỗ hoa 1 lần hoặc nhiều lần trong năm tùy vào đặc điểm của giống.

- Hoa hồng quý phái: Mọc và nở hoa trên cuống dài. Loài hồng này có hoa lớn và thơm.

- Hoa hồng luống: Mọc thành luống, thành bụi. Chiều cao từ 50 – 100cm.

2. Đặc điểm giải phẫu

- Rễ:

Rễ hồng thường là rễ chùm, bộ rễ phát triển tương đối rộng, khi bộ rễ lớn phát triển thành nhiều rễ phụ.

- Thân:

Thuộc nhóm cây thân gỗ, có nhiều cành và gai cong. Gồm có 2 phần: Đốt và lóng. Đốt là nơi mọc ra lá và chồi nách. Lóng là khoảng giữa của các đốt.

- Lá và cuống:

Lá: Lá kép lông chim, mọc cách. Cuống lá có lá kèm, 3 – 5 lá chét. Tùy vào đặc điểm của giống lá sẽ có màu sắc xanh đậm hoặc xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu, hoặc có dạng lá khác nhau.

+ Hoa hồng có lá kép. Mỗi phiến lá được gọi là 1 lá non.

+ Hầu hết các loài hoa hồng đều có nhiều lá non, số lượng lá non là đặc trưng riêng cho từng giống. Và lá tận cùng trên đỉnh được gọi là Terminal leaflet.Toàn bộ lá sẽ được gắn với thân qua cuống lá.

+ Lá kèm: Ở dưới chân của mỗi cuống lá, đều có 1 cặp lá kèm, có hình dạng nhỏ, giống là thường có cấu trúc tua.

+ Chồi nách: Gắn với thân và nằm ngay trên cuống lá là chồi nách. Chồi nách có khả năng hình thành thân mới và có thể bắt đầu sự sinh trưởng mới nếu cắt bỏ phần thân phía trên chồi đó.

- Gai:

Là kết quả tự nhiên của từ biểu bì [Lớp ngoài của mô thân].

Sự khác biệt cơ bản của gai hoa hồng và gai các loài khác [vd: cam, quýt,...]: Gai hoa hồng mọc ở phần lóng, và không phải lóng nào cũng có gai. Thường có màu [thường là màu đỏ].

- Hoa:

Có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Cụm hoa chủ yếu có 1 hoa hoặc tập hợp 1 ít hoa trên cuống đài, cứng, có gai. Hoa lớn có cánh dài hợp thành chén ở gốc, xếp thành một hay nhiều vòng siết chặt hay lỏng tùy theo giống. Hoa hồng thuộc hoa lưỡng tính. Nhị đực và nhụy cái trên cùng 1 hoa, các nhị đực dính vào nhau bao quanh vòi nhụy. Khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn. Đài hoa có màu xanh

- Quả:

Hình trái xoan.

- Hạt:

Hạt hồng nhỏ có lông, khả năng nảy mầm rất kém do có lớp vỏ dày.

3. Giá trị và ý nghĩa của hoa hồng

Giá trị của hoa hồng càng được khẳng định hơn, qua quá trình con người tinh chế và chế biến thành các loại sản phẩm khác nhau.

- Hoa hồng không chỉ mang lại vẻ đẹp về thẩm mỹ, mà còn có hương thơm dịu dàng và quý phái.

- Sản xuất nhiều tinh dầu thơm từ hoa hồng,...

- Làm thuốc chữa bệnh: Danh y tuệ tĩnh đã dùng hoa hồng để trị các bệnh về u nhọt [dùng lá hồng non giã ra thêm 1 chút muối để trị mụn nhọt, trị băng huyết và trị tiêu chảy. Ngày này có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất hoa hồng để trị các bệnh cho trẻ e như ho, ...

- Sản xuất trà hoa hồng: Là 1 bài thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, các chứng bệnh loạn thần kinh chức năng,... đồng thời là 1 đồ uống giàu vitamin.

Nguồn: admin tổng hợp

Đối với các định nghĩa khác, xem Hoa hồng [định hướng].

Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài với màu hoa đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới. Các loài này nổi tiếng vì hoa đẹp nên thường gọi là hoa hồng. Phần lớn có nguồn gốc bản địa châu Á, số ít còn lại có nguồn gốc bản địa châu Âu, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi. Các loài bản địa, giống cây trồng và cây lai ghép đều được trồng làm cảnh và lấy hương thơm.[1] Đôi khi các loài này được gọi là tường vi.

Chi Hoa Hồng

Hoa hồng

Phân loại khoa họcGiới [regnum]Plantae[không phân hạng]Angiospermae[không phân hạng]Eudicots[không phân hạng]RosidsBộ [ordo]RosalesHọ [familia]RosaceaePhân họ [subfamilia]RosoideaeLiên tông [supertribus]RosodaeChi [genus]Rosa
L.Các loài

Khoảng 100 đến 150, xem danh sách

Đây là các cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai. Lá kép lông chim lẻ, lá chét khía răng, có lá kèm. Hoa thơm, màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ... Hoa thường có nhiều cánh do nhị đực biến thành. Đế hoa hình chén. Quả bế, tụ nhau trong đế hoa tôn dày lên thành quả.

Các loài

Xem thêm thông tin: Danh sách các loài hoa hồng

 

Rosa multiflora, tầm xuân nhiều hoa.

Dưới đây là một số loài hồng tiêu biểu

  • Rosa × alba: hồng trắng
  • Rosa beauvaisii: hồng Beauvais
  • Rosa californica: hồng California
  • Rosa canina: tầm xuân
  • Rosa chinensis: hồng, hường, nguyệt quý hoa, hồng Trung Hoa
  • Rosa cymosa: hồng roi, tầm xuân
  • Rosa gallica: hồng Pháp
  • Rosa glauca [đồng nghĩa R. rubrifolia]: hồng lá đỏ
  • Rosa laevigata [đồng nghĩa R. sinica]: hồng vụng, kim anh
  • Rosa leschenaultiana: hồng Leschenault
  • Rosa longicuspis: hồng mũi dài
  • Rosa multiflora: tầm xuân nhiều hoa
  • Rosa pimpinellifolia: hồng Scotch
  • Rosa rubus: hồng đum
  • Rosa rugosa: hồng Nhật, hồng Rugosa Rose
  • Rosa transmorissonensis: hồng choắt
  • Rosa tunquinensis: tầm xuân Bắc, quầng quầng
  • Rosa virginiana [đồng nghĩa R. lucida]: hồng Virginia
  • Rosa yunnanensis: hồng Vân Nam

 

 

Hoa hồng vàng

 

Hoa hồng trắng

 

Hoa hồng đỏ

Với vẻ đẹp, hình dáng cùng hương thơm nổi bật, hoa hồng là hoa biểu trưng và được ưa chuộng nhiều nhất ở phương Tây, tương ứng trong tổng thể với hình tượng hoa sen ở châu Á, cả hai đều gần gũi với biểu tượng bánh xe. Trong văn hóa Ấn Độ, bông hồng vũ trụ Triparasundari được dùng làm vật đại diện cho vẻ đẹp của người Mẹ thánh thần, biểu thị một sự hoàn mĩ trọn vẹn và không có thiếu sót. Bên cạnh đó, hoa hồng còn tượng trưng cho phần thưởng cuộc sống, tâm hồn, trái tim, tình yêu, và có thể được chiêm ngưỡng như một mandala[2].

Trong hệ tranh tượng Kitô giáo, hoa hồng hoặc là cái chén hứng máu của Chúa Kitô, hoặc là sự hóa thân của những giọt máu này và thậm chí, là chính vết thương của Chúa[3].

Hình hoa hồng gô-thích và hoa hồng hướng gió [hình hoa hồng 32 cánh ứng với 32 hướng gió] đánh dấu bước chuyển của xu hướng biểu trưng của hoa hồng sang xu hướng biểu trưng bánh xe.

Saadi de Chiraz trong đạo Hồi quan niệm vườn hoa hồng là vườn của sự quán tưởng[3].

Trong văn hóa phương Tây, hoa hồng, bởi sự tương hợp với màu máu chảy, thường xuất hiện như là biểu tượng của sự phục sinh huyền bí. Abd Ul Kadir Gilani so sánh hoa hồng với những vết sẹo trên cơ thể sống, trong khi đó F. Portal quan niệm hoa hồng vào màu hồng hợp thành một biểu tượng của sự tái sinh do có quan hệ gần gũi ngữ nghĩa của từ latinh rosa [hoa hồng] với ros [mưa, sương]. Với người Hy Lạp hoa hồng vốn là một loài hoa màu trắng, nhưng khi Adonis bị tử thương, nữ thần Aphrodite chạy đến cứu chàng đã bị đâm phải một cái gai và máu đã nhuộm thẫm những bông hồng cung tiến nàng. Chính ý nghĩa biểu trưng về sự tái sinh đã khiến con người, từ thời cổ đại, đặt những bông hồng lên các nấm mộ, và Hecate, nữ thần âm phủ đôi khi được thể hiện với hình ảnh đầu quấn một vòng hoa hồng có 5 lá.

Theo Bède, ở thế kỷ VII mộ của Chúa Giêxu được sơn một màu pha lẫn trắng và đỏ. Hai yếu tố tạo thành màu của hoa hồng này, màu trắng và màu đỏ, với giá trị biểu trưng truyền thống của chúng phản ánh các bình diện từ trần tục đến thiêng liêng, trong sự khác nhau ứng với sự dâng tặng những bông hồng trắng hay đỏ[4].

Hoa hồng đã trở thành biểu tượng của tình yêu và còn hơn thế, của sự dâng hiến tình yêu, của tình yêu trong trắng [còn trinh], tương tự ý nghĩa của hoa sen Ai Cập và cây thủy tiên Hy Lạp[4].

Dù là màu trắng hay màu đỏ, hoa hồng cũng đều được các nhà luyện đan ưa chuộng hơn cả, mà những chuyên luận của họ thường mang những tiêu đề như "Những cây hồng của các nhà triết học". Trong khi đó, hoa hồng màu lam lại biểu tượng của cái bất khả, cái không thể đạt tới[4].

  1. ^ “rose plant”. Encyclopedia Britannica. Truy cập 12 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Trường viết văn Nguyễn Du-Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997; trang 428
  3. ^ a b Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, trang 429.
  4. ^ a b c Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, trang 430.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hoa hồng.
Wikispecies có thông tin sinh học về Hoa hồng
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hoa hồng.
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:

Roses

  •   “rose” . Encyclopædia Britannica [ấn bản 11]. 1911.
  • [tiếng Anh] Ảnh hoa hồng Lưu trữ 2010-05-24 tại Wayback Machine

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hoa_hồng&oldid=68581120”

Video liên quan

Chủ Đề