Cây đinh lăng tiếng nhật là gì

Các nghiên cứu y học công nhận rằng, cây đinh lăng hoàn toàn có khả năng hoạt huyết, giúp lưu thông khí huyết và dưỡng não hiệu quả. Dưới tác dụng mạnh mẽ của các acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng có trong đinh lăng, não bộ của chúng ta sẽ được kích hoạt và đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh được tăng cường. Bởi vậy, việc sử dụng cây đinh lăng đúng cách thường xuyên chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng kém tập trung, căng thẳng thần kinh hay suy giảm trí nhớ, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa lưu thông máu lên não... Đặc biệt hơn nữa, nó sẽ có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình điển hình như chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, đau đầu...

Chính bởi những hiệu quả mang lại cho não bộ, hệ thần kinh và tiền đình nên nhiều chuyên gia về y học cổ truyền khuyên bạn nên sử dụng đinh lăng điều trị rối loạn tiền đình, nhưng việc áp dụng về liều lượng và cách thức sử dụng phải tuân theo khuyến cáo để hạn chế việc ngộ độc hay những tác dụng không mong muốn đem lại cho người dùng.

3.1 Lá đinh lăng nấu nước

Lá đinh lăng loại tươi hoặc khô dùng để pha trà hay nấu nước uống hằng ngày đều đem lại hiệu quả tốt trong việc cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai... Đây là một trong những cách dễ làm nhất, đơn giản và không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức.

Chuẩn bị:

Một nắm lá đinh lăng tươi đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng trong 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Thực hiện:

  • Cho lá đinh lăng vào ấm hoặc nồi, đổ nước vào nấu sôi lên trong vòng 10 phút. Khi thấy nước cạn xuống còn một nửa so với ban đầu thì tắt bếp để nguội.
  • Rót phần nước đã đun ra chén, chia làm 2 – 3 phần và uống hết trong ngày.

Lưu ý: Không được uống nước lá đinh lăng đã để qua đêm vì rất dễ gây ngộ độc, dị ứng, đau bụng...

3.2 Trà rễ cây đinh lăng

Trong Y học cổ truyền, rễ đinh lăng được biết đến là vị thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình khá hiệu quả, nhờ khả năng tác động tích cực đến não bộ và hệ thần kinh, giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu lên não không bị tắc nghẽn. Nhờ đó khắc phục được các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, suy nhược thần kinh, mệt mỏi... do rối loạn tiền đình gây ra.

Chuẩn bị:

  • Rễ đinh lăng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng rồi mang đi phơi khô, cho vào lọ thủy tinh bảo quản ở nơi thoáng mát.

Thực hiện:

  • Mỗi lần sử dụng khoảng 15g cho vào ấm hãm với nước sôi thành trà.
  • Rót uống trong ngày và uống khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

3.3 Rễ cây đinh lăng ngâm rượu

Như đã nói ở trên về tác dụng của rễ cây đinh lăng nên hãy thử dùng rượu rễ đinh lăng để chữa chứng rối loạn tiền đình giúp sớm dứt điểm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Đặc biệt dùng loại rượu này còn rất tốt cho chức năng tình dục, khả năng sinh sản, cải thiện chất lượng giấc ngủ...

Chuẩn bị:

  • Rễ đinh lăng tươi: 150 – 200g
  • Rượu trắng: 1 lít.

Thực hiện:

  • Rễ đinh lăng tươi sau khi đã sơ chế sạch sẽ, cho vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào ngập hết bề mặt rễ, đậy nắp kín và ngâm ít nhất khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được.
  • Mỗi lần dùng 1 ly rượu đinh lăng nhỏ từ 15 đến 20ml trong bữa ăn, sau một thời gian dùng sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.

3.4 Lá cây đinh lăng nấu canh

Bên cạnh việc sử dụng đinh lăng trong các bài thuốc thì việc chế biến loại dược liệu này thành các món ăn ngon cũng đem lại hiệu quả không kém. Canh lá đinh lăng có mùi thơm dịu, vị thanh nhẹ đặc trưng, hơi đắng, kết hợp cùng các nguyên liệu như sườn heo, thịt bò, tôm... là một món ăn bổ dưỡng lại hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Chuẩn bị:

  • Nắm lá đinh lăng tươi, loại bỏ phần bị sâu rầy, héo úa, nhặt bỏ bớt phần cọng cứng, đem rửa sạch và cắt khúc vừa ăn.
  • Tùy theo sở thích bạn có thể dùng sườn heo hoặc thịt bò, tôm đều được, các nguyên liệu đem sơ chế sạch sẽ.

Thực hiện:

  • Hành tím băm nhuyễn đem phi thơm, cho thịt hoặc tôm vào xào cho săn lại, nêm nếm vào 1 thìa hạt nêm và 1 thìa cà phê nước mắm, đảo đều cho các nguyên liệu ngấm gia vị.
  • Đổ thêm nước lọc vào, đợi cho đến khi sôi lên lại thì cho lá đinh lăng vào nấu thêm chừng khoảng 2 phút.
  • Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn theo khẩu vị, cho thêm hành lá và tiêu vào rồi tắt bếp.
  • Múc ra tô ăn cùng với cơm trắng, ăn khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Việc dùng cây đinh lăng chữa bệnh rối loạn tiền đình là bài thuốc dân gian được cha ông ta áp dụng từ thời xa xưa, an toàn và ít gây các tác dụng phụ. Cũng chính vì sự đơn giản, dễ kiếm, dễ sử dụng mà có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc giảm triệu chứng rối loạn tiền đình bạn vẫn nên chú ý đến một số vấn đề sau:

02-10-2017

Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá là một cây quen thuộc với người Việt Nam chúng ta. Lá đinh lăng thường dùng để ăn gỏi cá như một loại rau, nhiều phụ huynh phơi khô lá để độn gối cho trẻ nhỏ. Rể hay củ đinh lăng được dùng làm thuốc vì thuộc họ hàng với củ nhân sâm.
Dưới đây là những thông tin khoa học về cây đinh lăng…

Định danh
Đinh lăng còn có tên là cây gỏi cá, nam dương sâm tên khoa học là Polyscias fruticosa, Panax fruticosum, Panax fruticosus là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, thức ăn hay làm thuốc trong y học cổ truyền.
Cây đinh lăng nhỏ, chỉ cao từ 1-2 mét. Lá kép, chẻ khía, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, màu trắng bạc.
Đinh lăng được dùng chủ yếu là phần lá và rễ. Lá được hái, sử dụng quanh năm. Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa đông, ở những cây đã có từ 4-5 tuổi trở lên, cỡ độ tuổi này, rễ mới có nhiều hoạt chất. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với góc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ.

Thành phần dược liệu
Nhựa trong thân và rễ (củ) đinh lăng có các alcaloit, glucoside, saponin, tannin, flavonoid, vitamin B1 các axit amin tối cần thiết trong đó có lysin, cystein và methionin …và một số chất vi lượng khác.
Theo kết quả nghiên cứu của các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện Y học quân sự Việt Nam, chiết xuất đinh lăng có những tác dụng sau:
- Tăng sức dẻo dai của cơ thể tương tự như nhân sâm, tam thất và các cây khác cùng họ,
- Giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp chậm, huyết áp giảm,
- Tăng cường hô hấp về biên độ và tần số,
- Làm tăng co bóp tử cung nhẹ,
- Tác dụng lợi niệu,
- Tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần, tác dụng kéo dài hơn Ngũ gia bì, Đương qui, Ba kích,
- Ngô ứng Long và Xavaev nhận thấy cây thuốc có tác dụng tốt đối các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược, do đó các nhà nghiên cứu Nga gọi là "Thuốc sinh thích nghi" (adaptogen) và đã được sử dụng trong chương trình vũ trụ Intercosmos. Viên bột rễ làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như luyện tập.

Những cách dùng đinh lăng

Cây đinh lăng tiếng nhật là gì


* Lá đinh lăng
Được hái, sử dụng quanh năm. Người ta thường dùng lá như là loại rau ăn kèm, đặc biệt khi ăn gỏi cá. Nhiều bà mẹ đã phơi khô lá đinh lăng để lót gối hoặc trải giường cho con nằm để tạo mùi thơm, chống giật mình và giấc ngủ tốt.
* Rễ đinh lăng

Cây đinh lăng tiếng nhật là gì


Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm của dược liệu và bảo đảm hoạt chất của rễ. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm.
Rễ đinh lăng sau đó có thể dùng:
- Ngâm rượu,
- Tán làm thuốc bột và thuốc viên,
- Thuốc hãm,
- Thuốc cao đinh lăng.
* Các đơn thuốc có đinh lăng

Cây đinh lăng tiếng nhật là gì


Đinh lăng được dùng phối hợp trong các đơn thuốc:
- Chữa liệt dương, di tinh, mộng tinh
- Chữa nóng sốt lâu ngày,
- Chữa bệnh viêm gan mạn tính,
- Chữa bệnh thiếu máu,
- Chữa đau nhức tay chân, phong thấp,
- Phụ nữ tắc sữa, giúp tăng lượng sữa cho con bú,
- Ho viêm mãn tính.

Những điều lưu ý
Cũng như các loại cây có nhựa mủ, đinh lăng cho nhựa nhiều nhất ở phần vỏ (chứa cá bó libe). Người ta thường thu hái đinh lăng vào mùa đông, trên những cây trồng từ 3 tuổi trở lên. Khai thác non hàm lượng hoạt chất ít không đảm bảo chất lượng làm thuốc. Những củ rễ quá to, quá già thì chỉ dùng lấy phần vỏ của rễ củ, loại bỏ phần lõi cứng bên trong; nếu củ nhỏ thì mới dùng hết cả.
Cũng là dược chất, chiết xuất của đinh lăng cũng có liều lượng dùng và liều gây độc. Trên chuột, liều chết LD 50 của đinh lăng là 32,9g/kg (nhân sâm 16,5g/kg, ngũ gia bì 14,5g/ kg). Ở liều độc gây xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột. Saponin trong đinh lăng có thể gây huyết tán (vỡ hồng cầu). Ở người, uống quá nhiều đinh lăng sẽ bị say, mệt mỏi, tiêu chảy..
Đinh lăng là một thực phẩm chức năng hay thực phẩm thuốc, phần dược chất tập trung ở mủ nhựa phần vỏ thân hay rễ cây. Cần khai thác, sử dụng đúng cách đúng liều lượng.

TS.BS Trần Bá Thoại
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà nẵng
Nguồn: dantri.com