Cấp giấy phép thành lập ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Vậy thủ tục cấp giấy phép của ngân hàng thương mại cổ phần là như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017

– Thông tư 40/2011/TT-NHNN

– Thông tư 28/2018/TT-NHNN

1.Điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần

a] Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác;

b] Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập

c] Cổ đông sáng lập là cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:

i] Mang quốc tịch Việt Nam;

[ii] Không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

[iii] Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân để góp vốn;

[iv] Là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoặc có bằng đại học, trên đại học chuyên ngành kinh tế hoặc luật

d] Cổ đông sáng lập là tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau:

[i] Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

[ii] Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn

[iii] Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

[iv] Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

[v] Kinh doanh có lãi trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

[vi] Trường hợp là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

[vii] Trường hợp là doanh nghiệp Nhà nước, phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật;

[viii] Trường hợp là tổ chức được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật;

[ix] Trường hợp là ngân hàng thương mại:

– Có tổng tài sản tối thiểu là 100.000 tỷ đồng, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

– Không vi phạm các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

– Tuân thủ điều kiện, giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng;

– Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau khi góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần.

2.Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại do các cổ đông sáng lập [theo mẫu] 

– Dự thảo Điều lệ.

– Đề án thành lập ngân hàng thương mại, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

a] Sự cần thiết thành lập ngân hàng thương mại;

b] Tên ngân hàng thương mại, tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính, thời gian hoạt động, vốn điều lệ khi thành lập, nội dung hoạt động;

c] Năng lực tài chính của các cổ đông góp vốn thành lập, thành viên góp vốn;

d] Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động của ngân hàng dự kiến trong 03 năm đầu tiên;

đ] Danh sách nhân sự dự kiến trong đó mô tả chi tiết trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản trị rủi ro đáp ứng được các yêu cầu của từng vị trí, chức danh.

h] Khả năng đứng vững và phát triển của ngân hàng trên thị trường:

k] Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu

– Tài liệu chứng minh năng lực của bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến:

a] Sơ yếu lý lịch [theo mẫu], lý lịch tư pháp [hoặc văn bản tương đương] theo quy định của pháp luật;

b] Bản sao có chứng thực các văn bằng chứng minh trình độ chuyên môn;

c] Các tài liệu khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn;

d] Trường hợp người dự kiến được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc [Giám đốc] không có quốc tịch Việt Nam, ngoài các văn bản nêu trên, phải có văn bản cam kết đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cư trú và làm việc tại Việt Nam.

– Biên bản cuộc họp cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập hoặc văn bản của chủ sở hữu về việc lựa chọn Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị, thông qua dự thảo Điều lệ, đề án thành lập ngân hàng và danh sách các chức danh quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến.

Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho Ngân hàng nhà nước.

>>Xem thêm Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn của tổ chức tín dụng

Cấp giấy phép hoạt động ngân hàng mô

Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô gửi về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế.

Bước 2: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

Bước 3: Bộ Y tế sẽ xem xét và thẩm định hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô, cụ thể 

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế có văn bản thông báo hướng dẫn để cơ quan, tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ

- Trường hợp đủ hồ sơ và điều kiện theo quy định, trong thời gian 05 ngày làm việc, Bộ Y tế ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô

Bước 4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng tiến hành thẩm định tại ngân hàng mô, lập biên bản thẩm định ngân hàng mô 

Bước 5. Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô. Nếu không cấp thì trả lời thì trả lời bằng văn bản và nêu lý do

Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

a] Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

b] Bản sao chứng thực hoặc bản phô tô có bản chính để đối chiếu khi nộp quyết định thành lập của ngân hàng mô hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền có tên ngân hàng mô trong cơ cấu tổ chức của cơ sở y tế đối với ngân hàng của nhà nước hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp đối với ngân hàng mô tư nhân; 

c] Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế để chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 3a Nghị định số 118/2016/NĐ-CP; 

d] Bản kê khai nhân lực của ngân hàng mô để chứng minh đủ điều kiện quy định tại Điều 3a Nghị định số 118/2016/NĐ-CP. Đối với người quản lý chuyên môn còn phải có bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ; xác nhận thời gian làm việc, giấy chứng nhận sức khỏe, sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp. 

35 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân

Cục Quản lý Khám, chữa Bệnh

Giấy phép hoạt động của ngân hàng mô.

Nghị định 118/2016/NĐ-CP: //vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=112627 Nghị định 56/2008/NĐ-CP: //vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=24600 Luật 75/2006/QH11: //vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=14836

 Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động ngân hàng mô:

a] Có Quyết định thành lập ngân hàng mô hoặc ngân hàng mô có tên trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định cơ cấu tổ chức của cơ sở y tế đối với ngân hàng mô của nhà nước; Giấy chứng nhận doanh nghiệp đối với ngân hàng mô tư nhân.

b] Cơ sở vật chất tối thiểu phải có các bộ phận sau đây:

- Buồng kỹ thuật có diện tích tối thiểu là 12 m2 để tiếp nhận, xử lý, bảo quản và cung ứng mô;

- Phòng xét nghiệm có diện tích tối thiểu là 12 m2. Riêng ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế thì việc xét nghiệm có thể sử dụng chung với bộ phận xét nghiệm của cơ sở y tế;

- Khu vực hành chính tổng hợp, quản lý hồ sơ, tư vấn có diện tích tối thiểu là 12 m2.

- Cơ sở được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ làm vệ sinh; Bảo đảm xử lý rác thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chuyên môn.

c]  Nhân lực tối thiểu:

- Người quản lý chuyên môn ngân hàng mô phải đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

- 01 bác sỹ hoặc cử nhân xét nghiệm có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

- 02 kỹ thuật viên y hoặc điều dưỡng tốt nghiệp trung cấp trở lên về chuyên ngành y, có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

- 01 nhân viên hành chính.

Đối với ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế thì nhân lực có thể kiêm nhiệm, riêng kỹ thuật viên y hoặc điều dưỡng phải làm việc chuyên trách.

d] Trang thiết bị: Có đủ các trang thiết bị theo Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Đối với ngân hàng mô thuộc cơ sở y tế có thể sử dụng chung trang thiết bị với cơ sở y tế.

Nếu ngân hàng mô có hoạt động về giác mạc thì phải đáp ứng điều kiện tại khoản 3 Điều này.

Video liên quan

Chủ Đề