Cách thực tiến hành phương pháp chọn mẫu thuận tiện

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Nghiên cứu khoa học

Có hai phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu không xác suất và chọn mẫu xác suất. Mẫu được lựa chọn theo phương pháp xác suất mang tính đại diện cao hơn cho quần thể.

1. Mẫu không xác suất [non-probability sampling]

Chọn mẫu không xác suất là người nghiên cứu chọn các đối tượng tham gia nghiên cứu một cách chủ định, dựa trên các cá thể có sẵn khi thu thập số liệu và không tính cỡ mẫu. Chọn mẫu không xác suất có thể là chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu chỉ tiêu hay chọn mẫu có mục đích; nhằm thăm dò hay tìm hiểu sâu một vấn đề vào đó của quần thể [kiến thức, thái độ, niềm tin…]

2. Mẫu xác suất [probability sampling]

Mẫu xác suất là mẫu mà trong đó các cá thể được lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi cá thể trong quần thể nghiên cứu đều có cơ hội được lựa chọn ngang nhau và không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người nghiên cứu.

Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm:

- Mẫu ngẫu nhiên đơn [single random sampling]

- Mẫu ngẫu nhiên hệ thống [systematic sampling]

- Mẫu ngẫu nhiên phân tầng [stratified sampling]

- Mẫu chùm [cluster sampling]

- Mẫu nhiều giai đoạn [multi-stage sampling]

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên [hay chọn mẫu phi xác suất] là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn : Ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó ; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn

Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Chọn mẫu thuận tiện:

Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Chọn mẫu phán đoán:

Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.

Chọn mẫu định ngạch :

Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau:chọn 400 người [200 nam và 200 nữ] có tuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người [200 nam và 200 nữ] có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

Chọn mẫu quả cầu tuyết/ phát triển mầm:

Trong xã hội học và thống kê nghiên cứu, lấy mẫu quả cầu tuyết [hoặc chọn mẫu dây chuyền , chọn mẫu dây chuyền giới thiệu , lấy mẫu giới thiệu] là một mẫu phi xác suất  mà đối tượng nghiên cứu hiện tượng tuyển dụng trong tương lai từ những người quen của họ. Do đó, nhóm mẫu được cho là phát triển như một quả cầu tuyết lăn. Khi mẫu được xây dựng, đủ dữ liệu được thu thập sẽ hữu ích cho nghiên cứu. Kỹ thuật lấy mẫu này thường được sử dụng trong các quần thể ẩn hoặc khó tiếp cận, chẳng hạn như người sử dụng ma túy hoặc người bán dâm, hoặc những người có thu nhập rất cao, hoặc địa vị trong xã hội. Vì các thành viên mẫu không được chọn từ khung lấy mẫu, các mẫu bóng tuyết có thể có nhiều thành kiến . Ví dụ, những người có nhiều bạn bè có nhiều khả năng được tuyển dụng vào mẫu. Khi các mạng xã hội ảo được sử dụng, thì kỹ thuật này được gọi là lấy mẫu quả cầu tuyết ảo.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

  • Email:
  • Zalo: 0833.470.470
  • Website: hotroluanvan.com hoặc phantichdulieuspss.com để tham khảo các bài viết
  • Hoặc điền vào Form  thông tin sau:

Estimated reading time: 7 minutes

Nội dung trang:

Khái niệm

Phương pháp lấy mẫu phi xác suất là sự lựa chọn mẫu phụ thuộc vào đặc tính của tổng thể và nhu cầu của điều tra. Với cách thức này một vài cá thể của tổng thể có cơ hội cao hơn được lựa chọn làm mẫu điều tra, trong khi đó những cá thể khác lại không có cơ hội cao.

VD: Ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn.

Chú ý

Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu.

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên

  • Chọn mẫu theo chủ đích/phán đoán [purposes sampling/judgement sampling]

  • Chọn mẫu thuận tiện [convenience sampling]

  • Chọn mẫu theo định mức [quota sampling]

  • Chọn mẫu quả bóng tuyết [snowball sampling]

Purposes sampling

Chọn mẫu theo chủ đích là phương pháp chọn mẫu trong đó nhà nghiên cứu chọn các đơn vị mẫu vào nghiên cứu theo ý kiến chủ quan [chủ đích] của họ, đôi khi chủ đích của nghiên cứu viên được đưa ra dựa trên tính thuận tiện hoặc dựa vào chỉ tiêu.

  • Chọn mẫu có chủ đích là phương pháp phổ biến nhất trong nghiên cứu định tính.

  • Chọn tập hợp những người tham gia dựa theo những tiêu chí có tính đại diện liên quan tới 1 câu hỏi nghiên cứu.

  • Cỡ mẫu có thể ấn định hoặc không ấn đinh trước khi thu thập thông tin vì cỡ mẫu phụ thuộc vào:

    • Nguồn cung cấp thông tin.

    • Hạn định về thời gian.

    • Mục tiêu nghiên cứu.

Ví dụ: Nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.

Lưu ý

Chỉ áp dụng khi các đặc tính cùa phần tử được chọn đã khá rõ ràng.

Tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu.

Convenience sampling

Chọn mẫu thuận tiện là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng.

Chú ý

Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, rất khó xác định tính đại diện của mẫu.

Sự lựa chọn các đơn vị mẫu mang tính chủ quan của người nghiên cứu, vì thế độ chính xác và độ tin cậy không cao, ít được sử dụng rộng rãi.

VD 1: Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. VD 2: Tình cờ gặp hay chặn bất cứ người nào mà gặp.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn.

Sử dụng

Trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu;

Kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng;

Ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

  • Chọn phần tử dựa trên sự thuận tiện, dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin.

  • Không xác định được sai số lấy mẫu và không thể kết luận cho tổng thể từ kết quả mẫu.

  • Sử dụng phổ biến khi giới hạn về thời gian và chi phí.

Quota sampling

Chọn mẫu theo định mức là phương pháp chọn mẫu trong đó nhà nghiên cứu xác định số lượng đối tượng nghiên cứu cần có của mỗi nhóm [ví dụ 100 nam giới và 100 nữ giới] và chọn đến khi đủ thì dừng lại.

Cách thức thực hiện 1. Tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm.
2. Sau đó dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiên hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra.

Ví dụ 1:

  • Mẫu chỉ tiêu của một nghiên cứu về nhu cầu sử dụng dịch vụ gửi vật phẩm bảo hiểm tại ngân hàng như sau:
  • Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra.

Ví dụ 2:

Nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Ta có chọn dựa theo 2 tiêu thức phân tổ như sau:

  • Chọn 400 người [200 nam và 200 nữ] có tuổi từ 18 đến 40.

  • Chọn 400 người [200 nam và 200 nữ] có tuổi từ 40 trở lên.

Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

Ở trên là phân bổ theo tiêu thức: độ tuổi và giới tính. Ta có thể sử dụng nhiều tiêu thức hơn.

Chú ý

Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu.

Snowball sampling

Quả bóng tuyết là phương pháp chọn một nhóm người trả lời thứ nhất được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, nhưng những người trả lời sau là do nhóm thứ nhất giới thiệu.

  • Đây là phương pháp chọn mẫu áp dụng cho các nghiên cứu về các quần thể nghiên cứu “ẩn”, khó tiếp cận.
nonprobability sampling, purposes sampling, convenience sampling, quota sampling, snowball sampling, mẫu có chủ đích, mẫu thuật tiện, mẫu định ngạch, mẫu bóng tuyết

Video liên quan

Chủ Đề