Cao khô lạng sơn cách làm

23/06/2017 13:24LSO-Nhắc đến cao khô Vạn Linh, không ít người đều biết đây là sản phẩm thủ công do người dân xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng làm ra. Hiện sản phẩm này đang được quan tâm xây dựng nhãn hiệu tập thể.

Cao khô lạng sơn cách làm

Người dân xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng sản xuất cao khô

Cao khô Vạn Linh được người dân sản xuất từ nhiều loại gạo ngon, trong đó chủ yếu là gạo bao thai do người dân sở tại làm ra. Sản xuất cao khô là nghề truyền thống của người dân ở đây. Phải mất 2 ngày và nhiều công đoạn mới có thể cho ra những sợi cao khô trắng, dai, thơm và vị ngọt bùi của gạo. Cao khô có thể chế biến thành nhiều món ăn và nhiều cách làm khác nhau. Hiện xã Vạn Linh có hơn 100 hộ sản xuất cao khô, tập trung chủ yếu ở thôn Phố Cũ và Phố Mới. Với sản lượng hơn 1.000 tấn/năm, sản phẩm này được cung cấp đến nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do chưa được cấp thương hiệu nên mặt hàng này chủ yếu được các tư thương đến thu mua chứ chưa thu hút được doanh nghiệp nào đầu tư, bao tiêu sản phẩm. Vì vậy, cao khô Vạn Linh được tiêu thụ một cách bấp bênh và thường xuyên bị ép giá.

Bà Triệu Thị Tản, thôn Phố Cũ, xã Vạn Linh cho biết: “Sản xuất cao khô rất khó và nhiều công đoạn, chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết. Trời không mưa mới có thể tráng, phơi, cắt bánh được. Vào mùa nồm, ẩm, việc sản xuất cao khô khó khăn, khan hiếm hàng thì tư thương đến mua trả giá khoảng 1.800 đồng/bó. Những ngày nắng, nóng sản xuất ra nhiều, “cung vượt cầu” một chút là các lái buôn lại đồng loạt ép giá chỉ từ 1.400 – 1.500 đồng/bó”.

Trước thực trạng trên, huyện Chi Lăng quyết tâm đăng ký nhãn hiệu tập thể “Vạn Linh” cho sản phẩm cao khô để sản phẩm này có tên và khẳng định thương hiệu trên thị trường. Hiện Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện đang gấp rút hoàn thiện quy trình sản xuất và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu để gửi lên Sở Khoa học và Công nghệ  thẩm định, trình UBND tỉnh cho đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với cao khô Vạn Linh. Từ năm 2015, xã Vạn Linh đã thành lập được Tổ liên kết sản xuất cao khô Vạn Linh với 26 tổ viên. Ông Linh Văn Phúc, Trưởng Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Chi Lăng cho biết: Được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể sẽ như một giấy thông hành cho cao khô Vạn Linh có đủ điều kiện vươn ra các thị trường rộng lớn hơn. Không những thế còn tạo thu nhập ổn định cho người sản xuất. Phòng đã và đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhãn hiệu tập thể; tích cực hoàn thiện hồ sơ, tuyên truyền Tổ liên kết sản xuất cao khô Vạn Linh và các hộ sản xuất trong xã nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục đích của việc xây dựng nhãn hiệu tập thể; từ đó đảm bảo quy trình sản xuất sạch, hợp vệ sinh, tạo ra sản phẩm chất lượng và uy tín. Bà Hoàng Thị Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Linh cho biết: Hai năm gần đây, các hộ sản xuất cao khô tích cực đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất. Hiện toàn xã có gần 100 máy nghiền bột sử dụng điện, 14 máy tráng bánh công suất cao. Hệ thống dàn phơi bánh, xử lý nước thải sản xuất cũng được đầu tư, nâng cấp đảm bảo vệ sinh và giảm sức lao động hơn. 

HÀ MY - TUẤN ANH

Trân quý những hạt “ngọc trời”, nhiều năm nay, người dân Thôn Chợ Bãi (xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) đã chế biến những hạt gạo thành món ăn đặc sản “Cao khô Chợ Bãi”. Từ việc phục vụ cho gia đình trong những bữa ăn hàng ngày, đến nay, Cao khô Chợ Bãi đã trở thành sản phẩm có giá trị cao, bình quân mỗi năm đem về cho người dân thôn Chợ Bãi gần 2 tỷ đồng.

Sản phẩm chuẩn sạch

Cao khô Chợ Bãi hay được gọi là phở khô, mỳ gạo là nghề truyền thống của người dân thôn Chợ Bãi. Qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, sản phẩm được chế biến từ 100% gạo nguyên chất đã chinh phục nhiều thực khách khó tính. Gạo được chế biến ở đây là gạo Bao Thai hay gạo Đoàn Kết được trồng ở các xã của huyện Văn Quan.

Để có được những sợi cao khô mềm và dẻo thơm, gạo đem về đãi, vo sạch, sau đó ngâm gạo hoàn toàn bằng nước suối trong 6-8h, sau đó mới đem gạo đi xay. Gạo được xay thành bột để làm cao khô phải được xay bằng cối đá thì bột mới mịn. Để giảm sức lao động và gia tăng sản lượng những năm gần đây người dân đã lắp thêm mô tơ để xay gạo.


 

Tiếp theo là công đoạn pha bột tráng bánh không phải cứ có bột là tráng được bánh, đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm pha bột làm sao cho mỗi cái bánh đều bằng nhau không mỏng quá và cũng không dầy quá.
 

Chị Hoàng Thị Vi – người thợ làm cao khô ở thôn Chợ Bãi cho biết: Từ tờ mờ sáng chúng tôi đã phải dậy sớm để tráng bánh. Bánh được trải đều lên các phên tre. Tất cả bánh đều mang ra ngoài trời phơi nắng. Đặc biệt, Cao khô Chợ Bãi không dùng lò để sấy mà đều phải phơi nắng mới có độ dai dòn và không có mùi. Bởi vậy, nét độc đáo của sản phẩm này là chỉ làm vào nhưng hôm trời khô nắng, còn ngày mưa thì lại không làm do công đoạn làm khô đều phụ thuộc vào nắng.
 

Sau khi bánh đã khô thì sẽ tẩm ướt miếng bánh và cuộn lại cho vào máy thái. Sau đó để bánh được hong khô 1 ngày rồi mới bó lại thành hình tròn hai lớp như hai hình tròn đồng tâm, có chiều cao từ 5-5,5cm; đường kính từ 10-11cm, được buộc bằng lạt tre nhỏ. Trọng lượng mỗi bó nặng từ 135-140 gram. Người dân thường đóng 5 bó cao khô trong 1 túi nilon, kích thước tùy vào loại sản phẩm. Các sợi cao khô có độ đồng đều, giữ nguyên nếp gấp. Vì là sản phẩm khô nên dễ bảo quản, đóng gói, thời gian bảo quản có thể kéo dài đến 6 tháng.
 

Lý do khiến Cao khô Chợ Bãi được ưa thích so với các loại mỳ gạo khác là do nguyên liệu để sản xuất được các hộ dân lựa chọn kỹ càng. Khi chế biến, sợi mỳ dẻo và dai, không bị nát nên từ lâu đã trở thành món ăn dân dã được nhiều người ưa thích.
 

Sản phẩm Cao khô Chợ Bãi đạt chuẩn phải luôn có những đặc trưng như: Trắng, sáng màu gạo, hương thơm tự nhiên, sợi cao dai mềm. Cao khô Chợ Bãi được sử dụng phổ biến trong các món ăn đặc sản ở xứ Lạng như: Ăn sáng, nhúng lẩu, xào với rau bò khai, xào với rau cần, xào gà, xào nấm…
 

Do tiện lợi và dễ sử dụng, giờ đây Cao khô Chợ Bãi đã có mặt không chỉ ở huyện Văn Quan mà sản phẩm đã trở thành hàng hoá. Hiện, nhiều khách hàng đã chọn làm quà biếu, đưa đến các tỉnh thành như: Hà Nội, TP. Hồ Chính Minh, Hải Phòng, Đắc Lắk…
 

Cao khô lạng sơn cách làm

Cao khô Chợ Bãi luôn được phơi nắng chứ không sấy khô
 

Tiện lợi và dễ sử dụng

Hiện nay ở thôn Chợ Bãi có 17 hộ gia đình làm nghề chế biến sản phẩm cao khô. Mỗi ngày, các hộ sản xuất ra từ 3.600 – 4.000 bó cao khô, giá mỗi túi cao khô 18.000 đồng, thu được trên 6 triệu đồng mỗi ngày, tương đương trên 180 triệu đồng/tháng và khoảng 2 tỷ đồng/năm.
 

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các hộ làm cao khô trong thôn Chợ Bãi đều đã ký bản cam kết không sử dụng hàn the, thuốc tẩy hay chất phụ gia, đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm…
 

Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm Cao khô Chợ Bãi, từ tháng 3.2018 UBND huyện Văn Quan đã xây dựng và phát triển Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cao khô Chợ Bãi”, để trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn và chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
 

Đến tháng 11.2019 “Cao khô Chợ Bãi” đã chính thức được nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Đây là niềm vinh dự rất lớn cho sản phẩm cao khô Chợ Bãi; với việc được đón nhận nhãn hiệu tập thể Cao khô Chợ Bãi luôn là sản phẩm được bà nội trợ lựa chọn để chế biến thành những món ăn ngon và đơn giản.
 

Anh Tào Văn Cường (ở phường Phai Vệ, TP. Lạng Sơn) người chuyên kinh doanh các sản phẩm đặc sản vùng miền cho biết: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chế biến sẵn từ gạo như: mỳ Chũ (Bắc Giang), mỳ Vạn Linh (Lạng Sơn)… nhưng sản phẩm Cao khô Chợ Bãi vẫn luôn chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, bởi sản phẩm rất dễ sử dụng, không cầu kỳ trong việc nấu nướng. Đơn giản nhất có thể trần nước sôi rồi chấm xì dầu cũng rất ngon. Hơn nữa, từ khi sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể người tiêu dùng lại càng yên tâm hơn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
 

Với mục tiêu nâng cao giá trị cho sản phẩm Cao khô Chợ Bãi, từ tháng 3.2018 UBND huyện Văn Quan đã xây dựng và phát triển Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể “Cao khô Chợ Bãi”, để trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn và chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.