Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe khi nào

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền dừng phương tiện trong bốn trường hợp, việc dừng phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Người điều khiển cần nắm được các trường hợp CSGT được dừng xe ôtô để đảm bảo quyền lợi và cư xử đúng luật.

Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe khi nào
Việc dừng xe phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật. Ảnh Sơn Tùng

Trường hợp CSGT được dừng xe ôtô

Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định, chỉ có 4 trường hợp CSGT được dừng xe ôtô, đó là:

Phát hiện hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác thông qua giám sát trực tiếp hoặc các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ.

Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc văn bản đề nghị của các cơ quan chức năng liên quan về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, phục vụ, hỗ trợ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đặc biệt chú ý, các văn bản đề nghị phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dùng để kiểm soát, xử lý và lực lượng tham gia phối hợp thực hiện.

Nhận được tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp trên mà tự ý yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra là hành vi vi phạm pháp luật. Lúc này, người điều khiển phương tiện hoàn toàn có quyền khiếu nại CSGT để bảo vệ quyền lợi của mình.

CSGT dừng xe ôtô phải có yêu cầu gì?

Theo quy định tại khoản 2 - Điều 16 - Nghị định 65/2020/TT-BCA, việc CSGT dừng xe ôtô phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu:

Quá trình dừng xe phải đảm bảo an toàn, theo đúng quy định của pháp luật, không gây ảnh hưởng đến hoạt động giao thông. Khi đã cho dừng phương tiện, CSGT phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe khi nào
CSGT được dừng xe trong nhiều trường hợp. Ảnh: Sơn Tùng

Khi dừng xe ôtô, CSGT phải đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an.

Đồng thời, lực lượng CSGT cần bố trí người làm nhiệm vụ hướng dẫn, điều tiết giao thông, nhằm đảm bảo hoạt động giao thông diễn ra bình thường, an toàn.

Khi dừng phương tiện giao thông trên đường cao tốc để xử lý vi phạm, CSGT chỉ được thực hiện tại các vị trí khu vực trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc.

Ngoài ra, khi tuần tra, kiểm soát cơ động, CSGT được phép dừng ôtô ở làn dừng phương tiện khẩn cấp để xử lý vi phạm trong các trường hợp như:

Phát hiện hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm ngay lập tức.

Phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm theo văn bản được ban hành.

Nhận được tố giác về hành vi vi phạm luật của người và ôtô đang lưu thông trên cao tốc.

Phát hiện ôtô dừng, đỗ không đúng điểm quy định trên đường cao tốc.

Đối với những trường hợp này, CSGT cần giải quyết chính xác và nhanh chóng thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay để đảm bảo trật tự.

Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi CSGT dừng xe

Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp chủ xe bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe đều được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của tình huống và loại phương tiện mà người điều khiển sử dụng.

Cụ thể, các mức phạt đối với hành vi người điều khiển xe ôtô không chấp hành hiệu lệnh của CSGT như sau:

Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng từ 01 đến 03 tháng hoặc 02 đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm gây tai nạn giao thông.

Thực tế, lo sợ bị phạt khi bị thổi còi, nhiều chủ phương tiện đã không dừng xe theo yêu cầu của CSGT thậm chí quay xe bỏ chạy. Đây là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, trốn tránh sự kiểm tra và xử lý của CSGT, bị coi là hành vi chống người thi hành công vụ. Đối với người điều khiển ôtô, tùy mức độ và tính chất của vi phạm sẽ nhận mức xử phạt hành chính theo quy định.

Việc dừng xe khi tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông (CSGT) hiện nay chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định chứ không được phép tùy tiện dừng phương tiện để kiểm tra.

Khi nào CSGT được dừng xe kiểm tra hành chính?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát (CSGT) được dừng phương tiện để kiểm soát khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Nếu không ghi nhận được việc vi phạm luật giao thông thì chỉ được phép dừng xe kiểm tra hành chính nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau:

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

- Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

- Có tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Người dân có được quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT?

Khi không có hành vi vi phạm giao thông, CSGT chỉ có quyền kiểm tra hành chính phương tiện khi thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tuần tra (thực hiện kiểm tra theo chuyên đề). Vậy, nếu không có lỗi mà bị dừng xe kiểm tra hành chính, người dân có được quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT?

Theo Thông tư 67/2019/TT-BCA về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có hiệu lực từ 15/01/2020, một trong những nội dung Công an nhân dân phải công khai trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính là:

Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện.

Như vậy, theo quy định này, chuyên đề về giao thông của CSGT là nội dung người dân được biết.

Tuy nhiên, cũng theo Điều 6 Thông tư này, cơ quan Công an chỉ phải áp dụng 05 hình thức công khai sau:

- Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an;

- Đăng Công báo;

- Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an;

- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Có nghĩa là, người dân hoàn toàn có quyền xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát, chuyên đề của CSGT thông qua 05 hình thức trên chứ không được yêu cầu kiểm tra chuyên đề hay kế hoạch trực tiếp khi làm việc với CSGT.

Cảnh sát giao thông có được dừng xe khi nào?

Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, kể cả khi người tham gia giao thông không vi phạm, CSGT vẫn có quyền dừng xe nếu đang thực hiện chuyên đề, mệnh lệnh của cơ quan chức năng hoặc nhận được tin báo của cá nhân, tổ chức. (2) Không vội xuất trình giấy tờ mà chờ CSGT chào và yêu cầu gì thì thực hiện.

Cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra giấy tờ khi nào?

Dừng kiểm tra phương tiện ở làn đường thông thường - Trường hợp 1: Cảnh sát giao thông trực tiếp phát hiện, hay thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác thì được phép dừng phương tiện để kiểm tra.

Làm gì khi bị cảnh sát giao thông dừng xe?

Đối với ô tô, khi nhận thấy hiệu lệnh tiến sát, hãy bật đèn dừng khẩn cấp, giảm tốc độ từ từ và quan sát mọi phương hướng. Sau đó mới cho xe vào khu vực CSGT chỉ dẫn, dừng xe vào vị trí an toàn. Còn đối với xe máy, bật xi nhan phải, quan sát thật kỹ rồi tấp vào lề đường, dừng xe vào vị trí theo chỉ dẫn của CSGT.

Xe của cảnh sát giao thông là xe gì?

Xe Cảnh sát giao thông. Xe Cảnh sát giao thông được trang bị để thực hiện nhiệm vụ bao gồm: Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát; xe chuyên dùng (theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA).