Cách xử lý khiếu nại bản quyền

  • Khắc phục sự cố
  • Xem video
  • Quản lý tài khoản và các tùy chọn cài đặt
  • Trải nghiệm được giám sát trên YouTube
  • YouTube Premium
  • Tạo và phát triển kênh
  • Kiếm tiền với Chương trình Đối tác YouTube
  • Chính sách, an toàn và bản quyền

Khiếu nại về bản quyền là yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền hoặc thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID. Đây là hai cách riêng biệt để khẳng định việc sở hữu bản quyền trên YouTube.

Yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền và thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có gì khác biệt?

Nếu một chủ sở hữu bản quyền phát hiện nội dung được bảo hộ bản quyền của mình xuất hiện trên YouTube khi họ chưa cho phép, họ có thể gửi yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền, còn gọi là "thông báo yêu cầu gỡ bỏ" hoặc đơn giản là "yêu cầu gỡ bỏ". Đây là yêu cầu pháp lý nhằm gỡ bỏ nội dung khỏi YouTube theo cáo buộc vi phạm bản quyền. Hãy tìm hiểu thêm bên dưới.

Một số chủ sở hữu bản quyền dùng Content ID, một công cụ tự động quét tìm nội dung được bảo hộ bản quyền trên YouTube. Khi Content ID tìm thấy nội dung trùng khớp thì nội dung đó sẽ nhận được thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID. Những việc xảy ra với nội dung trùng khớp sẽ tuỳ thuộc vào chế độ cài đặt Content ID của chủ sở hữu bản quyền. Hãy tìm hiểu thêm bên dưới.

Video này giải thích thêm về sự khác biệt giữa yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền và thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID:

Copyright Takedowns & Content ID - Copyright on YouTube

Yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền

Luật bản quyền bắt buộc các trang web như YouTube phải xử lý yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền. Yêu cầu gỡ bỏ phải đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý để được coi là hợp lệ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu nội dung của tôi bị gỡ bỏ theo yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền?

Khi nội dung của bạn bị gỡ bỏ theo yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền, kênh của bạn sẽ phải nhận một cảnh cáo vi phạm bản quyền.

Thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID

Không giống như yêu cầu gỡ bỏ do vi phạm bản quyền theo quy định của pháp luật, Content ID là một công cụ do YouTube tạo ra. ​​Khi tìm thấy nội dung trùng khớp, Content ID sẽ áp dụng thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID cho nội dung đó.

Điều gì sẽ xảy ra nếu nội dung của tôi nhận được thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID?

Tuỳ theo chế độ cài đặt Content ID của chủ sở hữu bản quyền, thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID có thể:

  • Chặn nội dung để không ai xem được.
  • Kiếm tiền từ nội dung bằng cách chạy quảng cáo trên nội dung đó và đôi khi chia sẻ doanh thu với người tải lên.
  • Theo dõi số liệu thống kê về lượng người xem nội dung.

Mỗi biện pháp nêu trên có thể áp dụng tuỳ theo khu vực địa lý. Ví dụ: Một video có thể được kiếm tiền ở quốc gia/khu vực này nhưng bị chặn hoặc theo dõi ở quốc gia/khu vực khác.

Xin lưu ý rằng khi được theo dõi hoặc kiếm tiền, nội dung vẫn xem được trên YouTube ngay cả khi đang có thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID. Thông thường, chủ sở hữu bản quyền chọn theo dõi hoặc kiếm tiền từ video chứ không chặn video.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Nếu bạn nhận được cảnh cáo vi phạm bản quyền thì tức là chủ sở hữu bản quyền đã gửi một yêu cầu pháp lý hoàn chỉnh và hợp lệ về việc gỡ bỏ video do video đó sử dụng nội dung được bảo vệ bản quyền của họ. Khi nhận được loại thông báo chính thức này, chúng tôi sẽ gỡ bỏ video của bạn để tuân thủ luật bản quyền.

Một video chỉ phải nhận một cảnh cáo vi phạm bản quyền tại một thời điểm. Xin lưu ý rằng chúng tôi có thể xóa video khỏi YouTube vì nhiều lý do khác ngoài lý do liên quan đến bản quyền. Ngoài ra, việc nhận thông báo xác nhận quyền sở hữu qua Content ID không dẫn đến việc nhận cảnh cáo vi phạm bản quyền.

Việc xóa video có cảnh cáo sẽ không giải quyết được trạng thái cảnh cáo của bạn. Hãy tìm hiểu cách giải quyết cảnh cáo vi phạm bản quyền ở bên dưới.

Chuyện gì xảy ra khi bạn nhận được cảnh cáo vi phạm bản quyền?

Tất cả chúng ta đều có thể phạm sai lầm. Cảnh cáo vi phạm bản quyền mà bạn nhận được chỉ đóng vai trò như một lời cảnh báo. Khi nhận cảnh cáo vi phạm bản quyền lần đầu, bạn sẽ cần phải hoàn thành bài học trên Học viện về bản quyền. Học viện về bản quyền giúp người sáng tạo hiểu về bản quyền cũng như cách chúng tôi thực thi bản quyền trên YouTube. 

Cảnh cáo vi phạm bản quyền có thể ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền của bạn. Ngoài ra, nếu sự kiện trực tiếp của bạn bị xóa bỏ vì vi phạm bản quyền, chúng tôi sẽ hạn chế khả năng phát trực tiếp của bạn trong vòng 7 ngày.

Nếu bạn phải nhận 3 cảnh cáo vi phạm bản quyền thì:

  • Tài khoản của bạn cùng với tất cả các kênh có liên kết với tài khoản này sẽ bị chấm dứt hoạt động.
  • Tất cả các video đã tải lên tài khoản của bạn sẽ bị xóa.
  • Bạn không thể tạo kênh mới.

Thời gian gia hạn

Nếu kênh của bạn tham gia Chương trình Đối tác YouTube thì bạn đủ điều kiện để được gia hạn 7 ngày. Sau khi nhận 3 cảnh cáo vi phạm bản quyền, bạn sẽ có thêm 7 ngày để có biện pháp xử lý trước khi chúng tôi vô hiệu hóa kênh của bạn. Trong khoảng thời gian này, các cảnh cáo vi phạm bản quyền của bạn sẽ không hết hạn và bạn không thể tải video mới lên. Kênh của bạn sẽ vẫn hoạt động và bạn có thể sử dụng kênh đó để tìm cách giải quyết các cảnh cáo vi phạm của mình. Nếu bạn gửi thông báo phản đối, chúng tôi sẽ không vô hiệu hóa kênh của bạn chừng nào thông báo đó chưa được giải quyết. Nếu thông báo đó được giải quyết theo hướng có lợi cho bạn hoặc bên kia rút đơn khiếu nại, thì kênh của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.

Cách xem thông tin về cảnh cáo

  1. Đăng nhập vào YouTube Studio.
  2. Trên trình đơn bên trái, hãy nhấp vào mục Nội dung.
  3. Chọn biểu tượng Bộ lọc
    Cách xử lý khiếu nại bản quyền
     rồi chọn Khiếu nại về bản quyền.
  4. Di chuột lên mục “Khiếu nại về bản quyền” trong cột Hạn chế rồi nhấp vào XEM CHI TIẾT.

Khắc phục cảnh cáo vi phạm bản quyền

Có ba cách để xóa quyết định cảnh cáo vi phạm bản quyền:

  1. Chờ cảnh cáo hết hiệu lực: Cảnh cáo vi phạm bản quyền sẽ hết hiệu lực sau 90 ngày. Nếu đây là lần đầu tiên nhận cảnh cáo, bạn sẽ cần phải hoàn thành bài học trên Học viện về bản quyền.
  2. Yêu cầu rút đơn khiếu nại: Bạn có thể liên hệ với người đã xác nhận quyền sở hữu đối với video của bạn và yêu cầu người đó rút lại đơn khiếu nại vi phạm bản quyền.
  3. Gửi thông báo phản đối: Nếu cho rằng video của bạn bị xóa nhầm hoặc đủ điều kiện để xem là trường hợp sử dụng hợp lý, thì bạn có thể gửi thông báo phản đối.

Xem video để tìm hiểu thêm

Tìm hiểu thông tin cơ bản về cảnh cáo vi phạm bản quyền thông qua các video sau đây trên Kênh YouTube dành cho người sáng tạo.

Copyright in YouTube Studio: Addressing Copyright Claims with New Tools, Filters and More

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?