Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc phun muỗi

Mục lục

  • 1 Nhiều trường hợp dị ứng thuốc diệt muỗi
    • 1.1 Trường THCS Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
    • 1.2 Cư dân một số chung cư
  • 2 Nguyên nhân gây dị ứng thuốc phun diệt muỗi
  • 3 Bị dị ứng thuốc diệt muỗi phải xử lý như thế nào?

Để ngăn ngừa dịch sốt xuất hiện đang phát triển mạnh trong mùa mưa bão, công tác phun thuốc diệt muỗi đã được các cơ quan có thẩm quyền triển khai tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên xuất hiện  một số trường hợp bị dị ứng với thuốc. Vậy, cần làm gì khi bị dị ứng với thuốc diệt muỗi?

Nhiều trường hợp dị ứng thuốc diệt muỗi

Trường THCS Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Ngày 14/8/2017, nhiều phụ huynh trường THCS Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội nhận được tin nhắn thông báo: “Sáng nay có một số con bị phản ứng thuốc muỗi gây mẩn ngứa. Nếu có học sinh nào mẩn ngứa nhiều, cô giáo cho nghỉ học buổi chiều nay. Bố mẹ tra thuốc tra mắt cho các con. Nếu ngứa thì chườm đá. Trong trường hợp mẩn mề đay thì cho uống thuốc dị ứng…”.

Trước đó, nhà trường đã cho phun thuốc phòng chống sốt xuất huyết vào chiều thứ 6 sau khi học sinh nghỉ học. 1 ngày sau nhà trường đã cử nhiều lao công mở cửa các lớp học, lau bàn ghế, vệ sinh… tuy nhiên có thể do cơ địa của một số học sinh nhạy cảm hoặc sau khi phun hơi thuốc vẫn bám vào tường, trong lúc chơi đùa một số học sinh chạm phải dẫn đến nổi ngứa.

Cư dân một số chung cư

Chị Thu Hường (Hà Nội) chia sẻ nhà phun thuốc diệt muỗi từ buổi trưa và khóa cửa ra khỏi nhà tới tối mới về. Nhưng vào nhà một lúc thì hai vợ chồng hắt hơi, rát mặt, con chị thì bị ngứa mũi cứ gãi đỏ cả lên… mà không biết phải làm gì để bớt dị ứng.

Cháu Kim Anh (Hà Nội) mùa thi vừa qua sau buổi thì đầu tiên được bố chở về nhà nghỉ trưa, thì bị muỗi vo ve đốt. Thương con, mẹ Kim Anh phun thuốc muỗi, rồi đóng kín các cửa phòng cho muỗi chết hết. Sau 2 giờ mở cửa phòng cho bay bớt hơi thuốc muỗi nhưng tối về Kim Anh nằm ngủ thì bị mẩn ngứa, khó thở.

Sợ con không đi thi được nên gia đình phải đưa vào bệnh viện. Bác sĩ bảo bị dị ứng thuốc muỗi và nhanh chóng truyền nước, uống thuốc thải độc. Rất may được cấp cứu kịp thời, được thải độc và uống thuốc bổ phù hợp nên cháu Kim Anh những buổi thi sau đều có kết quả tốt.

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc phun diệt muỗi

Theo các chuyên gia y tế, bị dị ứng với thuốc diệt muỗi do da người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với thuốc phun diệt muỗi.

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc phun muỗi

Ngoài ra, dị ứng còn do phun thuốc kém chất lượng, không che phủ đồ trước khi phun, nhà cung cấp không nhắc nhở khách hàng về vấn đề an toàn, hoặc do thiếu sót từ nhà cung cấp dịch vụ. Dị ứng cũng hay gặp phải ở gia đình nếu sau khi phun thuốc muỗi đóng kín cửa.

Triệu chứng bị dị ứng sau khi phun thuốc diệt muỗi là bị nóng rát quanh mắt, sau mang tai hoặc những vùng da mỏng, nhạy cảm khác. Cảm giác bị dị ứng khá khó chịu, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, đặc biệt nếu phun vào ngày nắng nóng thì cảm giác dị ứng càng thêm khó chịu.

– Không gãi hoặc xoa mạnh vào vùng da bị mẩn ngứa.

– Không dùng các chất tẩy rửa (xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt,…) để rửa hoặc tắm. Cũng không sử dụng chanh hay hoa quả hoặc đá lạnh để chà xát hoặc chườm lên vùng da bị dị ứng.

Khi bị dị ứng thuốc diệt muỗi cần tắm nhiều lần bằng nước mát dưới vòi nước chảy, không dùng các chất tẩy rửa để rửa hoặc tắm…

– Tắm nhiều lần bằng nước mát dưới vòi nước chảy hoặc dùng tay rửa mặt bằng nước mát dưới vòi nước chảy. Giặt kỹ khăn tắm, khăn mặt trước khi lau.

– Không uống các loại thuốc dị ứng. Nên uống các loại nước mát, nước hoa quả.

Làm như trên hiện tượng dị ứng sẽ giảm và dứt hẳn trong vòng 24 tiếng.

Cẩm nang y học Benh.vn (Theo gia đình & xã hội)

Hiện nay, hầu hết các loại thuốc muỗi có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tính an toàn cao cho sức khỏe con người. Tuy nhiên việc phun thuốc muỗi đôi khi cũng gây dị ứng cho da, mắt nếu ta không để ý. 

Hãy cùng IPCC tìm hiểu nguyên nhân và cách sử lý khi bị dị ứng với thuốc phun muỗi.

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc phun muỗi

             Nhân viên IPCC phun thuốc diệt muỗi

Biểu hiện, nguyên nhân của việc dị ứng thuốc diệt muỗi:

Nguyên nhân gây ngứa, dị ứng, khó thở sau phun thuốc muỗi là do đâu? Khắc phục như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, bị dị ứng với thuốc diệt muỗi do da người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc, đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với thuốc phun diệt muỗi.

Dị ứng còn do phun thuốc kém chất lượng, không che phủ đồ trước khi phun, nhà cung cấp không nhắc nhở khách hàng về vấn đề an toàn, hoặc do thiếu sót từ nhà cung cấp dịch vụ.

Dị ứng cũng hay gặp phải ở gia đình nếu sau khi phun thuốc muỗi đóng kín cửa.

Triệu chứng bị dị ứng sau khi phun thuốc diệt muỗi là bị nóng rát quanh mắt, sau mang tai hoặc những vùng da mỏng, nhạy cảm khác.

Cảm giác bị dị ứng khá khó chịu, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, khiến trẻ quấy khóc, khó chịu. Và nếu phun vào ngày nắng nóng thì cảm giác dị ứng càng thêm khó chịu.

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc phun muỗi

                           Dị ứng do thuốc muỗi

Phương pháp xử lý khi bị dị ứng thuốc phun muỗi

Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành Y tế về sử dụng thuốc phun muỗi sốt xuất huyết, những ảnh hưởng đến sức khỏe rất hiếm xảy ra.

Một số trường hợp cơ địa nhạy cảm có thể có các biểu hiện như: đỏ mắt, buồn nôn, ho, sổ mũi, mẩn ngứa....cần được rửa kỹ bằng nước sạch nhiều lần. Nếu không đỡ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Trường hợp mắt bị dính thuốc phun muỗi nói riêng hoặc thuốc diệt côn trùng nói chung cần rửa với nước sạch nhiều lần trong vòng 15 - 20 phút. Đi khám bác sĩ nếu tình trạng không đỡ, khi khám mang theo mẫu sản phẩm.

Quần áo, giày dép dính thuốc diệt muỗi nên cởi bỏ và giặt sạch sẽ trước khi sử dụng lại.

Trong trường hợp nuốt phải thuốc phun muỗi, uống 1 - 2 ly nước và nhanh chóng mang theo nhãn sản phẩm đến cơ sở y tế gần nhất. Mức độ điều trị tuân thủ theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Xem thêm:

Thuốc diệt muỗi Fendona 10SC

Thuốc diệt muỗi Map Permethrin 50EC

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết như thế nào