Cach viet đánh giá cho google plus năm 2024

Việc xuất bản các bài đánh giá chất lượng cao có thể giúp mọi người tìm hiểu thêm về những vấn đề họ đang cân nhắc, chẳng hạn như sản phẩm, dịch vụ, điểm đến, trò chơi, phim hoặc các chủ đề khác. Ví dụ: bạn có thể viết bài đánh giá dưới những vai trò như sau:

  • Một nhân viên có chuyên môn cao hoặc một người bán hướng dẫn mọi người so sánh giữa các sản phẩm cạnh tranh.
  • Một người viết blog chuyên đưa ra quan điểm độc lập.
  • Một nhân viên biên tập tại một trang web tin tức hoặc trang web xuất bản khác.

Để giúp mọi người tìm thấy các trang đánh giá của bạn trên Google Tìm kiếm và các nền tảng khác của Google, hãy làm theo một số phương pháp hay nhất sau đây:

  • Đánh giá dưới góc độ của người dùng.
  • Thể hiện rằng bạn hiểu rõ về nội dung mà mình đánh giá – cho thấy bạn là một chuyên gia.
  • Đưa ra bằng chứng dưới dạng hình ảnh, âm thanh hoặc đường liên kết khác về trải nghiệm của chính bạn đối với nội dung bạn đang đánh giá, để hỗ trợ kiến thức chuyên môn của bạn cũng như tăng tính xác thực cho bài đánh giá của bạn.
  • Cung cấp số liệu định lượng nhằm đánh giá theo nhiều phương diện.
  • Giải thích đặc điểm khiến sản phẩm đó khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
  • So sánh những điểm có thể so sánh và đáng cân nhắc, hoặc giải thích những điều có thể phù hợp nhất cho một số mục đích hoặc trường hợp cụ thể.
  • Chia sẻ lợi ích và hạn chế của một vấn đề dựa trên tìm hiểu của chính bạn.
  • Mô tả xem sản phẩm có gì cải tiến so với các phiên bản đã ra mắt trước đây nhằm gia tăng hiệu quả, giải quyết vấn đề, hoặc thông tin khác giúp người dùng ra quyết định mua hàng.
  • Tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất để ra quyết định, dựa trên kinh nghiệm hoặc chuyên môn của bạn (ví dụ: bài đánh giá về ô tô có thể xác định một số tiêu chí chính về mặt tiết kiệm nhiên liệu và an toàn cũng như hiệu suất ở những khía cạnh đó).
  • Mô tả các lựa chọn chính trong quá trình thiết kế sản phẩm và tác động của những lựa chọn đó đối với người dùng (ngoài thông tin của nhà sản xuất).
  • Cung cấp đường liên kết tới các tài nguyên hữu ích khác để giúp người đọc đưa ra quyết định (có thể là tài nguyên của bạn hoặc của các trang web khác).
  • Cân nhắc việc cung cấp đường liên kết đến nhiều người bán để người đọc có thể tự chọn người bán mà họ muốn.
  • Khi đề xuất sản phẩm nào đó là sản phẩm tốt nhất về tổng thể hoặc phù hợp nhất với một mục đích nhất định, hãy nêu lý do bạn cho rằng sản phẩm đó là phù hợp nhất, kèm theo bằng chứng thực tế của bạn.
  • Đảm bảo có đủ nội dung hữu ích trong các danh sách xếp hạng để những danh sách đó có thể đứng độc lập, ngay cả khi bạn chọn viết từng bài đánh giá sản phẩm chuyên sâu riêng biệt.

Các bài đánh giá thường sử dụng các đường dẫn tiếp thị liên kết; theo đó, nếu có người thấy bài đánh giá hữu ích và đi theo đường liên kết đó để mua, người tạo bài đánh giá sẽ được người bán tặng thưởng. Nếu bạn thực hiện việc này, hãy xem thêm cả .

Bài đánh giá có thể là một tài nguyên tuyệt vời cho mọi người khi đưa ra quyết định. Khi viết bài đánh giá, hãy tập trung vào chất lượng và độ độc đáo của nội dung thay vì độ dài, đồng thời khai thác tối đa các phương pháp hay nhất nêu trên. Với cách làm này, bạn sẽ mang lại giá trị tối đa cho những người đọc bài đánh giá của bạn.

Trừ khi có lưu ý khác, nội dung của trang này được cấp phép theo Giấy phép ghi nhận tác giả 4.0 của Creative Commons và các mẫu mã lập trình được cấp phép theo Giấy phép Apache 2.0. Để biết thông tin chi tiết, vui lòng tham khảo Chính sách trang web của Google Developers. Java là nhãn hiệu đã đăng ký của Oracle và/hoặc các đơn vị liên kết với Oracle.

Cập nhật lần gần đây nhất: 2023-12-07 UTC.

[{ "type": "thumb-down", "id": "missingTheInformationINeed", "label":"Thiếu thông tin tôi cần" },{ "type": "thumb-down", "id": "tooComplicatedTooManySteps", "label":"Quá phức tạp/quá nhiều bước" },{ "type": "thumb-down", "id": "outOfDate", "label":"Đã lỗi thời" },{ "type": "thumb-down", "id": "translationIssue", "label":"Vấn đề về bản dịch" },{ "type": "thumb-down", "id": "samplesCodeIssue", "label":"Vấn đề về mẫu/mã" },{ "type": "thumb-down", "id": "otherDown", "label":"Khác" }] [{ "type": "thumb-up", "id": "easyToUnderstand", "label":"Dễ hiểu" },{ "type": "thumb-up", "id": "solvedMyProblem", "label":"Giúp tôi giải quyết được vấn đề" },{ "type": "thumb-up", "id": "otherUp", "label":"Khác" }] Bạn muốn chia sẻ thêm với chúng tôi?

Mặc dù hiện tại SPYW vẫn chỉ dành cho người sử dụng ở thị trường Mỹ nhưng rõ ràng tính năng mới này có thể là 1 bước ngoặt rất lớn đối với Google cũng như cộng đồng Internet.

Ngay sau khi công cụ này được công bố, hàng loạt ông lớn chĩa mũi dùi vào chỉ trích Google. Mạnh miệng nhất trong số đó là Twitter khi đại diện của hãng này gọi ngày mà SPYW ra đời là "một ngày đen tối của cộng đồng mạng".

Không lớn tiếng như Twitter nhưng rõ ràng những đối thủ của Google như Facebook cũng chẳng vui vẻ gì với sự xuất hiện của SPYW. Chỉ sau khi SPYW ra đời chưa tới 48 tiếng, Ủy ban thương mại liên bang Mỹ lập tức bổ sung SPYW vào danh sách những sản phẩm của Google thuộc diện bị điều tra chống độc quyền.

Do chưa sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt nên ảnh hưởng của SPYW đối với cộng đồng người sử dụng trong nước chưa thực sự lớn. Tuy nhiên đây lại được đánh giá là 1 trong những thay đổi quan trọng nhất của Google Search trong một vài năm trở lại đây, nó cũng hứa hẹn đem lại nhiều thay đổi cho cuộc chiến Google + với Facebook. GenK xin cùng bạn đọc tìm hiểu những vẫn đề chính xoay quanh tính năng đầy tranh cãi này của Google Search.

Search Plus Your World là gì?

Đúng như tên gọi của mình, Search Plus Your World là việc bổ sung các kết quả từ những mối quan hệ cá nhân của người sử dụng vào trang kết quả tìm kiếm trên Google mà cụ thể ở đây là các nội dung chia sẻ từ Google +.

Blog chính thức của Google cung cấp 1 cách giải thích khá dễ hiểu về cơ chế của SPYW như thế này, với cách tìm kiếm thông thường, khi search từ khóa "chikoo" bạn sẽ thấy xác kết quả được trả về là quả hồng xiêm. Nhưng trong bức ảnh dưới đây, người minh họa có 1 con chó đặt tên là Chikoo và thay vì chỉ hiển thị hình minh họa về quả hồng xiêm, Google sẽ thể hiện thêm các kết quả khác liên quan tới những bức ảnh về chú chó đó. Các kết quả này được lấy về từ MXH Google +. Và kết quả tìm kiếm này sẽ khác nhau với mỗi người tùy thuộc vào mối quan hệ của người đó trên Google + cũng như nội dung mà bản thân người ấy và các bạn bè của mình chia sẻ trên Google+.

Ý tưởng của Search Plus Your World nhìn chung tương đối đơn giản: những nội dung mà những người bạn quen biết chia sẻ luôn hữu ích và đáng tin cậy hơn nội dung của những người mà bạn hoàn toàn xa lạ "thả nổi" trên Internet. Chẳng hạn như khi bạn muốn tìm một quán ăn ngon ở Hà Nội, việc đầu tiên bạn làm sẽ là đi hỏi ý kiến bạn bè mình, nếu như không có được câu trả lời bạn mới tìm đến với Google. Lý do là vì những nội dung mà bạn tìm kiếm được trên Google Search từ trước tới nay đều không thể kiểm chứng được tính xác thực, chỉ một lời khuyên của bạn tôi rằng hàng chả cá Sen Kinh Bắc ở Tăng Bạt Hổ rất ngon có thể còn trọng lượng gấp nhiều lần hàng trăm đánh giá của những người xa lạ mà tôi tìm được trên Google Search.

Và đây cũng chính là lý do mà Facebook thành công đến vậy, chắc hẳn bạn cũng đã từng ít nhất 1 lần post status lên Facebook của mình để hỏi ý kiến bạn bè xem nên ăn gì, đi chơi ở đâu tại những địa điểm xa lạ. Giờ đây SPYW là tham vọng của Google muốn biến các nội dung được chia sẻ từ Google + trở thành một phần trong kết quả tìm kiếm trên Google Search và giúp các kết quả tìm kiếm gần gũi, thân thiện, chọn lọc và đáng tin cậy hơn với cá nhân bạn.

Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là, nếu Search Plus Your World hữu ích như vậy thì tại sao nó lại khiến Google vướng vào vòng lao lý vì những vụ kiện chống độc quyền và tại sao Twitter, Facebook lại tỏ ra "hậm hực" đến vậy trước SPYW?

Cạnh tranh không lành mạnh

Ý tưởng của SPYW là việc đưa các nội dung mà bạn bè của bạn chia sẻ vào trong kết quả tìm kiếm. Nhưng hãy nhớ rằng những kết quả này không phải là từ những MXH như Facebook hay Twitter, mà là từ Google + và chỉ từ Google + mà thôi. Như chúng ta đều biết, từ trước tới nay Google + vẫn không mấy thành công trong việc lôi kéo người sử dụng. Có 1 khởi đầu không tệ nhưng Google + càng ngày càng mất dần người sử dụng trung thành do sự cạnh tranh từ Facebook. Lý do chính khiến Google+ thiếu sức hút với cá nhân tôi là do bạn bè tôi không sử dụng MXH này và ở đây quá ít nội dung mà tôi thì không có thời gian để duy trì hoạt động ở 2 MXH cùng 1 lúc. Cuối cùng lựa chọn của tôi là Facebook.

Đưa các kết quả liên quan tới Google+ lên đầu có thể sẽ giết chết các kết quả tìm kiếm thực sự chất lượng.

Nhưng với việc ưu tiên các kết quả tìm kiếm "cá nhân", thực ra Google đang âm thầm tăng tần suất xuất hiện của Google+ trong cuộc sống của chúng ta. Và khi Google+ được ưu tiên, lẽ dĩ nhiên là các đối thủ như Facebook, Twitter, Yelp... sẽ bị "ra rìa".

Facebook vốn trước nay chẳng mặn mà gì với việc xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google chắc sẽ chẳng bận tâm nhiều, tuy nhiên với những dịch vụ như Yelp (trang web đánh giá địa điểm ăn uống, mua sắm, vui chơi tại Mỹ) hay TripAdvisor (trang web cung cấp thông tin du lịch) với một phần rất lớn lưu lượng truy cập phụ thuộc vào việc được xuất hiện trên trang tìm kiếm đầu tiên từ Google thì đây là 1 cú tát rất mạnh. Hầu hết người sử dụng chỉ quan tâm đến kết quả tìm kiếm đầu tiên mà họ thấy, việc Yelp mất vị trí đầu tiên và phải "cạnh tranh" với các kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa chắc chắn sẽ khiến các dịch như thế điêu đứng.

Trước tới nay chúng ta dựa dẫm, tin tưởng vào Google Search rằng công cụ này sẽ luôn trung thực, đem đến cho người sử dụng kết quả tìm kiếm chính xác nhất, khách quan nhất và hữu ích nhất thông qua thuật toán PageRank của hãng. Và giờ đây với SPYW các kết quả tìm kiếm có chất lượng cao nhất vẫn phải nhường chỗ cho Google +. Việc dựa vào vị trí thống trị của mình để "xào" kết quả tìm kiếm sao cho có lợi nhất cho bản thân chính là lý do khiến Google phải đối mặt với những vụ điều tra chống độc quyền từ phía chính phủ Mỹ. Mặc dù gã khổng lồ tìm kiếm vẫn có thể bào chữa rằng SPYW ra đời với mục đích phục vụ người sử dụng tốt hơn, và rất có thể là Google không có ý xấu, nhưng sự thực là công cụ này sẽ khiến thế giới Internet của chúng ta trở nên méo mó hơn, lệ thuộc vào Google hơn và ít đa dạng hơn.