Cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh

Khò khè là tình trạng khá phổ biến. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh không phải do bệnh lý tại nhà không hề khó. Ba mẹ có thể chọn lọc các mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh phù hợp nhất mà Chilux cung cấp dưới đây để nhanh chấm dứt tình trạng này của con.

Trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z, bố mẹ thường xuyên bắt gặp tình trạng bé thở khò khè. Tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng những nguyên nhân được liệt kê dưới dây được cho là phổ biến nhất:

  • Khó thở do trẻ chịu ảnh hưởng bởi các bệnh lý gây tắc nghẽn đường thở.
  • Trẻ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm phổi, viêm tiểu phế quản hay viêm phế quản cũng dễ gặp phải tình trạng khó thở, thở khò khè ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thở khò khè ở trẻ dưới 6 tháng tuổi chủ yếu là do viêm tiểu phế quản. Và chủ yếu do hen phế quản đối với những trẻ trên 18 tháng tuổi.
  • Ngoài những nguyên nhân bệnh lý phổ biến kể trên thì trẻ cũng có thể thở khò khè do có dị vật cản trở đường thở, phù phổi, khí quản bị chèn ép hoặc bị dị tật bẩm sinh ở phế quản,… Thông thường khi bé rơi vào những trường hợp này, triệu chứng thở khò khè sẽ kéo dài dai dẳng hơn.
Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đối với bé trên 2 tháng tuổi sau đây:

Thực hiện vệ sinh mũi và họng cho trẻ là một trong những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả. Không ít trường hợp bé bị thở khò khè liên quan tới việc dịch nhầy bị ứ đọng trong vùng mũi gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Điều này làm loãng các dịch nhầy này, trả lại sự thông thoáng. Để giúp con thở dễ dàng hơn mẹ có sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để xịt rửa, hút hay xông mũi sẽ rất tốt.

Khi áp dụng cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng muối sinh lý, các mẹ nên lưu ý một số điều như sau:

  • Với trẻ sơ sinh chỉ thực hiện tối đa 1 đến 2 giọt mỗi bên và từ 2 đến 3 lần một ngày. Nếu nhiều hơn con có thể sẽ bị khô rát niêm mạc.
  • Thực hiện trước khi cho ăn hoặc bú [bé còn thức]
  • Làm ấm nước muối loãng trước khi sử dụng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
  • Không dùng xi lanh xịt mạnh vào mũi, họng của bé vì có thể gây tổn thương và viêm nhiễm niêm mạc mũi.

Thực tế, rất khó để xác định chính xác hiệu quả mang lại của các mẹo trị khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà. Bởi một số mẹ đã từng áp dụng và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Nhưng vẫn có một số khác vẫn tỏ ra nghi ngại và cho rằng chúng không hiệu quả và thậm chí còn khiến tình trạng trẻ sơ sinh có đờm, đau họng, thở khò khè ở trẻ tồi tệ hơn.

Đặc biệt là với các trường hợp do bệnh lý gây nên. Việc áp dụng các mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh gần như không đem lại hiệu quả chân thực. Nhất là với trẻ đang gặp tình trạng thở khò khè đi kèm với nôn mửa, đau họng, khó thở, ho, sốt, sổ mũi, tắc nghẽn hoặc nước mũi,…

Tuy nhiên, tính tới hiện nay các mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh đối với bé trên 2 tháng tuổi vẫn đem tới hiệu quả khá tốt với các bé bị khò khè do dị ứng và tắc nghẹt mũi thông thường. Nhưng nếu tình trạng này mãi kéo dài không thuyên giảm. Tốt nhất bố mẹ nên chủ động đưa bé đến các khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh và đưa ra cách điều trị kịp thời.Tránh chủ quan và tự ý chữa trị cho bé tại nhà. Bởi có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng và gây ra biến chứng nguy hiểm khác.

Hi vọng với những mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh Chilux đã cung cấp trên đây có thể hỗ trợ bố mẹ cùng vượt qua những ngày khó chịu này. Con vui khỏe và phát triển tốt hơn!

Trẻ nhỏ thường bị ho có đờm, khò khè, sổ mũi, dù không quá nặng nhưng dai dẳng. 7 cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp tự nhiên dưới đây vừa an toàn và hiệu quả, mẹ có thể áp dụng ngay để trị dứt điểm bệnh cho bé.

Thở khò khè là âm thanh phát ra khi bạn đang thở và tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thở khò khè bắt nguồn từ nguyên nhân do đường thở hẹp, khiến bạn thở rất khó. Đường thở hẹp có thể gây tắc nghẽn, kích ứng, nhiễm trùng, bệnh hen suyễn... Một số lý do thở khò khè là do bị suyễn, dị ứng, viêm phế quản… Dưới đây là top 7 mẹo tự nhiên chữa bệnh khò khè cho trẻ em. 

1. Cho trẻ uống mật ong chưng quất [tắc]

Quất có vị chua, tính ôn, giải nhiệt và đặc biệt có tác dụng trong việc trị ho, tiêu đờm. Trong khi đó, mật ong có vị ngọt, tính bình rất tốt cho tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng. Mật ong còn có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, giải độc và long đờm. Khi kết hợp mật ong với quất thuốc sẽ có vị ngọt nhẹ, giúp trẻ dễ uống và tiêu đờm. 

Mỗi ngày, mẹ cho trẻ uống 3 lần vào sáng, trưa và trước khi đi ngủ, nhờ vậy sẽ giúp trẻ long đờm nhanh. [Chú ý cách này chỉ làm cho trẻ trên 1 tuổi].

2. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm

Ít mẹ biết rằng, nước ấm lại có tác dụng tốt trong việc tiêu đờm ở trẻ. Nước ấm giúp trẻ giảm đau họng, ho và chữa cảm lạnh. Đặc biệt, nước ấm làm tan đờm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh về đường hô hấp. Nếu trẻ không chịu uống các loại thuốc nam để tiêu đờm, mẹ có thể cho trẻ uống nước ấm thay cho nước lạnh cả ngày.

Diếp cá là loại thảo dược được ví như loại thuốc kháng sinh. Nó có tác dụng trị ho, ho có đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả. Diếp cá rất dễ trồng, mọc thành nhánh, tính bình, vị chua, thanh mát giúp thải độc, giảm ho và tiêu đờm. 

Cách làm

- Lấy 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước cho vào cối giã thật nhuyễn, Cho vào nồi, thêm chút nước vo gạo rồi đun khoảng 20 phút.

- Lọc lấy nước cốt, bỏ bã và cho trẻ uống. Mẹ có thể cho 1 chút đường cho bé dễ uống hơn. Ngày uống 2 - 3 lần.

Lưu ý: Mẹ nên bé uống sau ăn khoảng 60 phút. Với những trẻ sơ sinh đã ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn thịt gà, tôm, cua.

4. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh từ gừng

Gừng là một thành phần rất bình thường trong nhà bếp của bạn và cực an toàn cho hầu hết mọi người. Loại gia vị này nổi tiếng trong điều trị bệnh hen suyễn, có thể làm giảm tình trạng viêm ở đường hô hấp và ngăn cản sự co lại của đường thở.

Dưới đây là một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh từ gừng:

Phương pháp 1: Trộn hỗn hợp mật ong, nước ép lựu, và nước ép gừng với tỉ lệ bằng nhau. Uống một muỗng canh hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày.

Phương pháp 2: Trộn ½ chén nước với một thìa cà phê gừng, uống trước khi đi ngủ.

Phương pháp 3: Luộc một ít gừng và ngâm trong 5 phút, để nguội rồi uống nó ngay lập tức.

Phương pháp 4: Đun sôi một muỗng canh hạt cỏ cà ri, mật ong và nước cốt gừng để uống vào buổi sáng và tối.

Quả quất [tắc] có tính mát, vị chua ngọt. Thành phần gồm nhiều vitamin, tinh dầu, đường, pectin… có tác dụng chống viêm, long đờm, trị ho, hen suyễn, kháng khuẩn và kháng virus rất tốt. Còn đường phèn có tính bì bổ phế và bổ tỳ, có vị ngọt thanh rất tốt trong việc điều trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh.

Cách làm:

- Lấy 2 - 3 quả quất vẫn còn xanh vỏ, rửa sạch, cắt đôi quả quất. Cho đường phèn vào bên trong quả quất.  Để hỗn hợp vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 phút. 

-Cho trẻ uống nước cốt quất đường phèn khi đã nguội. Mỗi lần dùng 1 thìa cafe, ngày dùng 3 lần.

 6. Trị ho có đờm cho trẻ bằng lá húng chanh

Lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu. Thành phần chính của húng chanh là cavaron có tác dụng thải độc, tiêu đờm rất tốt cho trẻ ho có đờm sổ mũi.

Cách làm:

Rửa sạch lá húng chanh, giã nát. Cho 10ml nước sôi vào ngâm để tinh dầu tiết ra nước. Mẹ dùng nước húng chanh cho trẻ uống ngày 2 lần.

7. Dầu khuynh diệp, dầu tràm

Một trong những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tốt nhất là sử dụng dầu khuynh diệp nguyên chất, hoặc dầu tràm. Lý do là các loại tinh dầu này đều có chứa chất  kháng khuẩn, có thể phá vỡ các chất nhầy và làm thông mũi.

Bạn chỉ cần đặt một vài giọt dầu khuynh diệp trong một chiếc khăn giấy, bên cạnh đầu của bạn khi bạn ngủ và thở. Bạn cũng có thể đun sôi một vài giọt dầu và hít hơi vào. Hãy làm phương pháp này mỗi ngày nếu bạn muốn có được kết quả tốt nhất.

Chỉ cần thấm một vài giọt tinh dầu vào khăn quàng cổ của trẻ hoặc thấm vào giấy cho trẻ ngửi từ 10-15 phút. Hãy làm phương pháp này mỗi ngày nếu bạn muốn có được kết quả tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề