Cách bảo trì xe máy

11:00 05/02/2020

Bảo dưỡng xe máy rất quan trọng trong việc phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng của xe, giúp xe luôn vận hành êm ái bền bỉ. Bạn nên quan sát số km đã chạy để kiểm tra và thay mới phụ tùng tiêu hao đúng thời điểm, giúp chiếc xe của mình luôn có được khả năng vận hành tốt nhất. Bảo dưỡng xe máy định kỳ cũng giống như công việc “chăm sóc sức khỏe” thường xuyên cho xe, vậy bảo dưỡng xe máy là làm những gì?



Bảo dưỡng xe máy là làm những gì?

Thời gian thay nhớt và lọc nhớt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, mức độ sử dụng của chủ xe hay chất lượng của dầu nhớt. Theo kinh nghiệm của một số anh thợ lành nghề trong các trung tâm sửa chữa bảo dưỡng xe máy, bạn nên thay nhớt sau khi đi 1.500 đến 2.000 km, thay đúng loại nhớt dành riêng cho xe tay ga hoặc xe số. - Thay nhớt máy: Nếu sử dụng xe trong điều kiện bình thường thì thời gian thay nhớt từ 1500 – 2000 km/lần [đối với nhớt bán tổng hợp], và từ 2000 – 3000km [đối với nhớt tổng hợp 100%]. Nếu dùng xe máy trong điều kiện leo dốc hoặc liên tục tải nặng, bạn nên thay nhớt sớm hơn con số trên. Đặc biệt trong trường hợp xe bị ngập nước cần thay nhớt ngay lập tức, tránh trường hợp để nước đi vào động cơ, sẽ dẫn đến nguy cơ hỏng xe rất cao.

- Nhớt láp [nhớt hộp số] trên xe ga: Nếu không thay dầu láp dễ dẫn đến tình trạng khô hoặc vỡ bánh răng, giảm hiệu quả truyền động. Bạn nên nhớt cứ 3 lần thay nhớt máy thì thay nhớt láp 1 lần.

- Lọc gió được xem là “lá phổi” của xe, có tác dụng lọc bụi bẩn trước khi đưa không khí vào hòa cùng xăng, tạo hỗn hợp cháy. Nếu để lọc gió quá bẩn, nhiên liệu phun vào không cháy hết, xe dễ bị hụt hơi và không tránh khỏi thải khói đen ra ngoài.

- Theo khuyến cáo, bạn nên thay lọc gió ở 8.000km – 10.000km để xe được bảo dưỡng tốt nhất.

- Theo thời gian, đầu cực của bugi bị hao mòn, gây hiện tượng đánh lửa không đều, động cơ dễ “hụt hơi”, tốn nhiên liệu. Bạn nên kiểm tra và thay thế bugi định kỳ sau 8.000 – 10.000 km. Bugi cũng như nhiều bộ phận khác trên xe, cần kiểm tra và thay thế định kỳ.

- Thay bugi ở mỗi 8.000 km không chỉ giúp động cơ vận hành tốt hơn, tiết kiệm xăng hơn, mà còn tránh tình trạng xe chết máy dọc đường hay ảnh hưởng đến các linh kiện liên quan khác như ắc quy, pít-tông, ống xả khí…

- Vỏ xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, sau một thời gian sử dụng, lượng ma sát giảm, lốp mòn có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện.

- Vỏ có tuổi thọ từ 15.000km – 20.000km. Bạn cần thay mới theo định kỳ để an toàn khi di chuyển. Nếu kiểm tra trước thời hạn mà thấy vỏ bị nứt, mòn gai hoặc bị thủng nhiều lần thì nên thay mới luôn nhé.

- Nhông sên dĩa: Bạn nên quan sát nhông sên dĩa sau một thời gian dài sử dụng, nếu thấy các biểu hiện như xe thường xuyên bị giãn sên, tuột xích, răng nhông dĩa bị nhọn, mòn, cùn thì nên thay mới cả bộ nhông sên dĩa ngay nhé.

- Dây curoa [xe ga]: Nếu bạn nghe những tiếng lạch cạch khi khởi động xe, xe có sức ì, không bốc khi tăng ga, lúc vệ sinh nồi thì thấy dây cuaroa bị nứt, gãy răng thì đây là những dấu hiệu bạn cần thay mới dây curoa để xe có thể hoạt động ổn định trở lại.

- Hầu hết xe tay ga hiện nay đều sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng. Nếu xe mất quá nhiều nước mát sẽ khiến xe nóng máy, nghiêm trọng có thể vỡ lốc máy. Do đó bạn cũng nên kiểm tra nước làm mát cho xe, định kỳ khoảng 10.000 km/lần, đặc biệt sau những chuyến đi dài, đèo dốc.

Trung tâm suaxechuyennghiep.vn mong rằng những thông tin về bảo dưỡng xe máy bên trên sẽ giúp ích cho các bạn, và giải đáp câu hỏi “ bảo dưỡng xe máy là làm những gì? “ của những bạn đã gửi thông tin về trung tâm chúng tôi.

Bảo dưỡng xe máy định kỳ rất quan trọng, giúp bạn phát hiện kịp thời các hư hỏng tiềm ẩn trên xe để khắc phục nhanh chóng, tránh ảnh hưởng lớn đến hệ thống vận hành. Bảo dưỡng xe máy định kỳ còn giúp xe máy hoạt động tốt hơn, giúp bộ máy luôn hoạt động êm ái, kéo dài tuổi thọ của xe, tiết kiệm chi phí sửa chữa, giúp xe mới lâu hơn. Dưới đây là 9 bước cơ bản để kiểm tra và bảo dưỡng xe máy.

1. Kiểm tra bên ngoài

Trước tiên, cần quan sát kĩ từng chi tiết và các bộ phận bên ngoài của xe bạn để có thể phát hiện những điều bất thường như bị mòn, biến dạng hay rỉ sét để kịp thời sửa chữa hoặc thay mới trước khi chúng gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Chắc chắn rằng xe không bị rò rỉ xăng, nhớt hay dầu phanh. Nếu có xảy ra rò rỉ phải tìm ra nguyên nhân, xác định chỗ bị rò rỉ để vặn chặt lại hoặc thay mới [nếu cần]. Kiểm tra chân chống đứng, chân chống ngang, các gác chân đảm bảo vẫn hoạt động tốt và vững vàng. Các khớp nối, cổ trục, vòng bi phải được xem xét kỹ càng và tra dầu bôi trơn.Tiếp theo bạn khởi động xe, kiểm tra đèn và còi, xi nhan xem có hoạt động không. Hãy chắn chúng hoạt động tốt và ổn định. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc khởi động xe và hệ thống đèn, còi thì chuyển đến bước tiếp theo kiểm tra ắc quy.

2. Ắc quy

Dấu hiệu đơn giản nhất để phát hiện một chiếc ắc-quy đã “chết” là bạn không thể đề nổ máy xe được nữa. Đối với xe số khi thực hiện nhấn nút đề [khởi động xe] mà đèn báo N [báo số 0] bị tối hoặc tắt hẳn, khi nhấn nút còi mà kêu rất nhỏ hoặc phanh và xi-nhan đèn sáng yếu thì yếu tố đầu tiên nghĩ đến là hư hỏng ở ắc-quy. Đối với xe tay ga khi ấn nút khởi động thì đèn báo lỗi động cơ sẽ nhấp nháy liên tục là một trong những dấu hiệu thể hiện ắc-quy bị yếu. Trường hợp thứ hai là hiện tượng vẫn sử dụng còi và đèn phanh, đèn xi-nhan được nhưng khi đề lại không nổ máy, là do ắc-quy bị rụng cực chì dẫn tới hiện tượng thông mạch.Do ắc-quy nối liền với một hệ thống điện trên xe nên việc hư hỏng ắc-quy có thể chứng tỏ những bộ phận khác cũng đang có vấn đề.

Cách tốt nhất để kiểm tra ắc-quy là sử dụng các máy tại thiết bị chuyên dụng như đồng hồ vạn năng. Tuy nhiên, người dùng xe máy vẫn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu để nhận biết ắc-quy sắp hỏng. Đầu tiên là nếu ắc-quy của bạn đã được 2-3 năm thì hãy chuẩn bị tinh thần thay thế bất cứ lúc nào. Thứ hai là khi nhìn vào bình nếu bị phồng rộp hoặc có các vết rỉ bẩn ra ngoài. Thứ ba là bạn hãy thử ngửi xem bình ắc-quy có mùi cháy khét hay không, nếu có hãy thay thế sớm nhất có thể.

3. Bánh xe và lốp xe

Dựng xe bằng chân chống chính hoặc nâng xe lên một chút, xoay bánh xe và kiểm tra xem bánh xe có bị chao đảo không, có vướng hay chạm vào các bộ phận khác hay không. Nếu thấy bánh xe có những dấu hiệu trên, có thể là vấn đề liên quan đến vành xe và cách tốt nhất là mang ngay xe ra tiệm sửa xe để căn chỉnh lại vành xe. Tiếp theo là kiểm tra lốp xe, rất khó biết được chính xác tuổi thọ của lốp vì tuổi thọ lốp không hề liên quan đến ngày sản xuất lốp. Một chiếc lốp chưa bao giờ được sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên vẫn có thể xuất hiện dấu hiệu bị lão hóa như bị khô, nứt hoặc quá cứng và có mùi khó chịu. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ lốp: điều kiện thời tiết, điều kiện lưu trữ và sử dụng, tải trọng, tốc độ, áp suất lốp, bảo dưỡng, phong cách lái xe…

Bạn vẫn nên thường xuyên kiểm tra lốp để phát hiện bất cứ dấu hiệu bên ngoài nào báo hiệu tình trạng lão hóa hoặc mòn lốp: biến dạng hoặc nứt vỡ ở gai lốp, trên vai hay hông lốp.

Nếu cần thay lốp bạn phải chọn đúng loại lốp: lốp trước hay sau, kích thước lốp, loại không ruột hay có ruột… Chọn cho mình một cửa hàng sửa chữa đáng tin cậy để thay thế lốp xe của bạn để chắc rằng bạn không bị thay trúng lốp xe dỏm, kém chất lượng.  

4. Nhông sên dĩa

Để biết chắc là nhông sên dĩa cần thay mới hay chưa, cần kiểm tra các răng trên dĩa và nhông xem có quá nhọn hoặc mẻ, gẫy... hay không? Sên có còn ôm khít vào những răng của dĩa hay không? Bạn dùng dung môi làm sạch  [loại bỏ hết hỗn hợp dầu và bụi bẩn], sau đó kiểm tra xích có bị hư con lăn, lỏng chốt nối,...một điều cần lưu ý là bạn Cần thay mới cả nhông sên dĩa để đảm bảo tính đồng bộ. 

Bạn cũng có thể nhận biết hệ thống nhông sên dĩa hoạt động kém hiệu quả qua các triệu chứng sau: xe đang đi có tiếng  lọc cọc phía dưới bánh xe do có tiếng gõ của sên vào hộp do sên rão khi tăng giảm ga, đường xóc mỗi khi chuyển số xe bị ì. Sên mòn làm giảm hiệu suất truyền động, đặc biệt khi nhông và sên quá mòn sẽ tăng hiện tượng trượt và phát ra tiếng ồn khó chịu. Nguy hiểm hơn, dễ xảy ra tuột, đứt sên khi đang đi, bánh sau bị trượt lết do nhông phía sau vướng vào sên gây kẹt cứng, có thể xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông.

5. Phanh xe

Đối với phanh dĩa

Bạn quay bánh xe một vòng và thử dùng tay bóp phanh tay hoặc nhấn thử phanh chân nhưng cảm giác quá nhẹ, bánh xe vẫn tiếp tục quay như bình thường mà không hề giảm tốc độ hay dừng lại, đó là một dấu hiệu cho thấy phanh xe máy của bạn đang bị hỏng. Nguyên nhân chủ yếu do má phanh hoặc đĩa phanh dính chất bôi trơn. Với xe nhỏ do dầu phuộc hoặc dầu phanh rỉ ra dính vào. Một phần còn lại do người sử dụng không thường xuyên bảo dưỡng sau thời gian dài sử dụng khiến má phanh bị mòn hoặc đổ dầu phanh sai quy định khiến mất áp suất trong tổng phanh trên khiến má phanh không đủ lực ép lên đĩa phanh.

Cách xử lý duy nhất đối với trường hợp phanh đĩa không ăn đó là ra các cửa hàng sửa chữa xe máy để thợ sửa chữa kiểm tra và thay thế bộ má phanh mới.

Đối với phanh cơ [thắng đùm]

Những dấu hiệu không "ăn" của phanh cơ cũng tương tự như phanh đĩa. Tuy nhiên, đối với những mẫu xe máy sử dụng phanh cơ có một cách khá đơn giản để tự căn chỉnh và giúp phanh ăn trở lại. Đầu tiên các bạn nên bóp phanh trước và nhấn phanh sau để kiểm tra độ mòn của phanh rồi tiến hành căn chỉnh. Bước tiếp theo bạn đưa tuốc nơ vít vào vị trí cần giữ phanh, đẩy nhẹ tuốc nơ vít xuống phía dưới để cà phanh đi về phía trước, lúc này ốc chỉnh phanh sẽ lồi ra. Sau đó, bạn vặn ốc theo chiều kim đồng hồ  và bóp thử phanh tay xem đã đủ cứng chưa, nếu chưa có thể căn chỉnh thêm.

Lưu ý là không nên vặn ốc chỉnh phanh quá chặt vì như thế sẽ khiến phanh xe bị bó cứng, vừa vặn vừa phải thử phanh để đảm bảo an toàn.

6. Dầu phanh

Dầu phanh xe máy là một trong những yếu tố cần thiết nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì an toàn khi lưu thông trên đường. Dầu phanh không chỉ chuyển hóa áp lực lên cần phanh hoặc bàn đạp thành lực ép lên bộ kẹp phanh mà còn có khả năng chống chịu nhiệt độ cao, bảo vệ và bôi trơn toàn bộ hệ thống phanh xe. Cứ khoảng sau 100.000 km [tầm 2 năm] bạn nên thay dầu phanh 1 lần, vì trong quá trình sử dụng, mặc dù bình dầu luôn được đậy kín, nhưng nước vẫn có thể nhiễm vào qua các kẽ hở [ron ốc, nắp bình,...] khiến dầu bị lẫn nước. Điều này làm thay đổi áp suất dẫn đến thay đổi khả năng truyền lực của dầu phanh, khiến pittong hoạt động không ổn định, do đó gây ra nguy hiểm trong một số trường hợp [mất phanh].

Mỗi hệ thống phanh đĩa của xe được thiết kế để phù hợp với 1 loại dầu phanh, do đó việc thay dầu phanh khác [kể cả là dầu phanh đó chất lượng tốt hơn] cũng sẽ gây nguy hiểm cho xe của bạn. Vậy nên, tuyệt đối không trộn lẫn 2 hay nhiều loại dầu phanh với nhau, vì khi đó tính chất lý hóa của dầu phanh sẽ thay đổi, thậm chí có thể gây ra những phản ứng, làm giảm chất lượng dầu phanh cũng như là không tương thích với kết cấu hệ thống phanh trên xe máy của bạn.

Lưu ý là không nên thêm dầu phanh khi bình vẫn còn dầu mà cần phải thay mới dầu phanh. Bạn nên làm sạch két dầu phanh và hệ thống ống dẫn dầu phanh sau đó đổ mới dầu phanh cho xe máy. Không nên tận dụng dầu phanh cũ vì như đã nói ở trên nó có thể biến chất do lẫn nước trong quá trình sử dụng.

7. Bộ lọc và dầu xe

Cả bộ lọc gió và bộ lọc dầu đều rất quan trọng và cần phải kiểm tra thường xuyên. Bạn nên thay lọc gió khi xe đi được 6000-8000km theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Nếu xe thường xuyên phải đi trên đường đất cát hay nhiều bụi thì lọc gió có thể cần thay sớm hơn. 

Chức năng chính của lọc dầu là lọc các bụi bẩn trong dầu xe. Trong quá trình di chuyển, vận hành, dầu sẽ bị nhiễm bẩn từ động cơ. Nếu như dầu không được lọc cẩn thận thì những bụi bẩn đó sẽ làm xước các bộ phận bên trong máy làm giảm tuổi thọ động cơ, thải ra khói đen…. Do đó, nên thay lọc dầu nhớt nếu như xe đã đi từ 3000 đến 4000 km.

Ngoài ra nên kiểm tra và thay mới dầu xe nếu bạn thường xuyên đi đường dài sau mỗi 1000 km. Nếu chỉ đi trong thành phố thì sau 1000km đầu tiên nên thay dầu và tiếp sau đó là cứ mỗi 3000km thì nên thay một lần.

8. Bộ phận điều khiển

Kiểm tra côn xe, bóp thử tay côn để chắc chắn côn xe hoạt động trơn tru và dễ dàng điều khiển. Khi bạn bóp côn mà cảm thấy quá cứng hoặc quá lỏng thì nên chỉnh lại tay côn cho chính xác và phù hợp. Tiếp theo bạn xoay tay lái sang hai bên để kiểm tra cổ trục có bị cứng hoặc khó điều chỉnh không, nếu có cần mang ngay đến tiệm sửa xe để điều chỉnh lại. Sau đó, điều chỉnh gương cho phù hợp để có thể quan sát được phía sau. Kiểm tra lại phanh và cần số hoạt động chặt chẽ, mượt mà.

9. Kiểm tra lần cuối

Kiểm tra và siết chặt lại tất cả những ốc vít quan trọng như ghi đông, chảng ba, phanh... Kiểm tra lại kĩ để chắc chắn mức dầu phanh và nhớt xe đã được đổ đầy.. Tiếp đến là dùng thiết bị đo áp suất lốp kiểm tra lốp xe đã bơm đúng áp suất chưa. Vặn chìa khóa kiểm tra đèn, còi một lần nữa. Cuối cùng là leo lên xe và chạy thử, đảm bảo không còn bất cứ chi tiết nào làm bạn cảm thấy khó chịu và chắc là trước khi rời khỏi cửa hàng sửa chữa thì xe của bạn đã hoàn chỉnh, tránh mất thời gian khi đi về nhà rồi mới phát hiện xe không ổn.  


Video liên quan

Chủ Đề