Cách se duyên

TÂM SỰChuyện hôn nhân & gia đình

Em và người yêu định cưới trong năm nay, nhưng đi xem thầy thì thầy phán hai người đường duyên trắc trở, nên thầy khuyên nên đi lễ Thánh Mẫu để cầu Thánh Mẫu se duyên, xong thầy mới xem cho, còn lấy nhau mà khổ thì thầy không muốn xem giúp. Em [và gia đình nhà em] trước giờ không chú trọng lễ lạt lắm, nhưng gia đình người yêu thì rất coi trọng việc này. Vả lại em thấy thầy nói cũng đúng, có thờ có thiêng có kiêng có lành, cố hóa giải được chút nào hay chút nấy, nên giờ lên đây hỏi các mẹ các chị giúp em 1 số vấn đề sau ạ:1. Em thấy thầy khuyên nên đi lễ thánh Mẫu tại phủ Tây Hồ, lễ ban Mẫu. Nhưng hiện tại em không biết phải chuẩn bị lễ như thế nào cho đủ? Bao gồm những gì?2. Trình tự đi lễ như thế nào hay mình chỉ lễ ban Mẫu thì chỉ vào ban Mẫu thôi ạ? Quá trình lễ gồm những bước gì ạ? 3. Nên cầu xin như thế nào [văn khấn ấy ạ]?Các chị các mẹ giúp em gấp với ạ, vì em xem ngày thì tháng này chỉ có mùng 3 [tức ngày kia rồi] là tốt với em và người yêu thôi :[ Em xin cám ơn rất nhiều ạ

Truyền thuyết kể rằng: Có một sợi dây vô hình liên kết hai linh hồn đã sẵn duyên tiền định. Những kết nối được ràng buộc không có thời gian, địa điểm hoặc hoàn cảnh cụ thể nào. Không gì có thể phá vỡ sợi chỉ vô hình giữa hai người đã được định sẵn sẽ ở bên nhau. Sợi chỉ đó thường được gọi là “dây tơ hồng”, với màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ, gây thu hút và tạo mong muốn. Nó cũng là màu của số phận, liên kết hai người lại với nhau.

Nguồn gốc

Chuỗi dây tơ màu đỏ có nguồn gốc từ một niềm tin Đông Á cổ đại. Theo truyền thuyết này, các vị thần buộc một sợi màu đỏ quanh mắt cá chân của những người được định sẵn “thiên mệnh” để gặp nhau hoặc giúp đỡ lẫn nhau theo một cách nào đó.

Khái niệm này cũng tương đương như khái niệm ở phương Tây là “soulmate” hay “twin twin”. Điều khác biệt là “sợi tơ hồng” tập trung nhiều hơn đến việc “bị ràng buộc” với ai đó hơn là tìm nửa kia của bạn.

Truyền thuyết kể rằng vào thời Đường ở Trung Quốc có một thư sinh tên là Vi Cố. Một tối, anh ta ra ngoài đi dạo thì gặp một ông lão trên lưng khoác một túi vải đang ngồi đọc sách. Vi Cố thấy lạ, tiến đến hỏi: “Vì sao khuya rồi mà ông còn ngồi đây một mình?”.

Ông lão trả lời: “Ta đang đọc sách về hôn nhân. Cuốn sách này ghi lại quan hệ nhân duyên của con người trong thế gian”.

Sau đó, Vi Cố nhìn thấy túi gấm bên cạnh ông lão, không nén nổi hiếu kỳ nên hỏi. Ông lão không trả lời, chỉ nhẹ nhàng lấy ra một sợi chỉ hồng từ túi gấm, thoắt một cái trong không trung đã xuất hiện một đường ánh sáng màu đỏ sáng rực rồi lấp lánh dưới chân Vi Cố.

Ông lão nói với Vi Cố rằng: “Sợi chỉ hồng này dùng để buộc chặt chân của hai người sẽ trở thành vợ chồng. Cho dù hai người là kẻ thù của nhau, dù là ở cách xa nhau vạn dặm, chỉ cần sợi chỉ này buộc vào chân hai người thì họ sẽ cả đời không thể tách rời nhau”.

Vi Cố nhìn thấy việc hôn sự của mình vừa được ông lão định rồi liền sốt ruột hỏi vợ mình là ai.

Ông lão chỉ nói một câu: “Con gái của bà lão bán rau ở chợ phía Bắc”. Nói xong, ông lão liền biến mất.

Sáng sớm hôm sau, Vi Cố vì muốn nhìn thấy người vợ tương lai của mình như thế nào nên ăn mặc tinh tươm đi về nơi mà ông lão đã nói. Anh ta chỉ nhìn thấy một bà lão bế một bé gái xấu xí nên vô cùng bực bội và buồn bã. Anh ta lệnh cho người hầu phải giết chết bé gái này. Tên người hầu sau khi đâm một nhát trúng lông mày của bé gái đó liền sợ hãi bỏ chạy.

Mười lăm năm sau, Vi Cố thành thân. Anh ta lấy con gái của một vị quan thứ sử làm vợ. Lúc động phòng, nhìn thấy người vợ xinh đẹp như hoa, Vi Cố vô cùng ưng ý và mừng rỡ.

Chỉ có điều, trên lông mày của người vợ này có một vết thương lớn. Vi Cố sau khi hỏi rõ nguyên do của vết thương này mới biết rằng, vợ anh ta chính là bé gái năm xưa từng bị chính mình ghét bỏ mà làm hại. Sau đó, vì mất mẹ nên được vị quan thương tình nhận về làm con nuôi. Vi Cố vô cùng xấu hổ nên dùng tâm đối xử thật tốt với vợ mình. Hai vợ chồng họ sống hạnh phúc đến lúc đầu bạc.

Không điều gì có thể phá vỡ mối duyên tiền định

Điều quan trọng được đề cập đến câu chuyện cổ là việc nhân duyên tiền định là do trời định, sức người khó cưỡng. Khi định mệnh đã được an bài, không gì có thể phá vỡ sức mạnh của sợi chỉ đỏ. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã tìm thấy người có duyên tiền định với bạn, không có nghĩa là bạn và người đó đã có thể nắm tay nhau đi đến một kết thúc trọn vẹn. Truyền thuyết trên có ngụ ý muốn nhắc nhở đến sự chung thủy, tình yêu và lòng vị tha đi kèm với những mối nhân duyên trong đời.

Bạn cũng không cần phải lo về việc xa cách hay gần gũi người có duyên tiền định với mình, vì dù hai người có ở gần hay xa thì sợi tơ hồng vẫn buộc chặt ở chân của bạn và nửa kia. Thậm chí ngay cả khi bạn thấy dường như tâm hồn của cả hai không đồng điệu và nghĩ rằng sợi tơ duyên có lẽ sẽ đứt rời, nhưng không, đó chỉ là một trong những phép thử và cả hai vẫn sẽ có sự kết nối với nhau theo một cách nào đó.

Trong truyền thuyết Trung Quốc, vị thần cai quản nhân duyên con người được cho là Nguyệt Lão. Còn ở Việt Nam, chúng ta gọi bằng tên “ông Tơ – bà Nguyệt”. Còn trong văn hóa Nhật Bản, người ta nói rằng sợi dây đỏ được buộc xung quanh ngón tay màu hồng. Do đó, cụm từ “pinky promise” ra đời dùng để chỉ việc hai người hứa với nhau những điều thiêng liêng nhất và móc ngoéo hai ngón tay út của họ lại với nhau xem như lời hứa đã định. Một trong hai người nếu phản bội lời hứa sẽ nhận lấy hậu quả nghiêm trọng.

Hãy kiên nhẫn chờ đợi mối duyên tiền định của mình

Caroline Highland trong Thought Catalog đã viết: “Sợi chỉ đỏ không quấn quanh mắt cá chân của chúng ta khi chúng ta đi bộ, không để chúng ta bắt gặp khi chúng ta vô tình lướt qua nhau trên phố. Người Trung Quốc tin rằng những sợi tơ hồng có từ lúc chúng ta vừa sinh ra, từ lúc chúng ta cất tiếng khóc chào đời. Khi chúng ta bắt đầu lớn dần và trưởng thành theo năm tháng, bằng một cách nào đó, hoặc vô tình hoặc hữu ý, chúng ta sẽ gặp được người đã định sẵn duyên tơ”.

Một nhà văn khác gọi đó là sự giải thoát: “Dễ dàng hơn bao nhiêu khi chúng ta thoát ra ngoài bằng một cách nào đó và bắt đầu một cuộc sống mới, một cuộc hành trình mới, vẫn biết rằng những sợi chỉ đỏ đang ở đó, nắm giữ linh hồn, uốn lượn, tìm kiếm, chờ đợi để buộc chặt và dạy dỗ chúng ta”.

“Hai người kết nối bởi sợi tơ hồng được xem như định mệnh của nhau, bất kể địa điểm, thời gian hoặc hoàn cảnh. Sợi dây ma thuật này có thể căng ra hoặc bị rối, nhưng không bao giờ bị đứt. Điều đó có nghĩa là hai người đã có duyên tiền định là sẽ ở cạnh nhau, dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa thì cuối cùng họ cũng trở về bên nhau”.

Xem thêm: 

Triết lý tình yêu trong Diên Hi Công Lược

Những đám cưới lãng mạn nhất của sao Hoa ngữ

Bạn có tin vào duyên nợ không? Làm sao để biết mình có duyên nợ với ai đó? Cuộc sống con người là dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp sau. Con người gặp nhau bởi chữ Duyên, sống và yêu nhau bởi chữ Nợ.

Duyên nợ vợ chồng có phải đã được ông Tơ bà Nguyệt an bài

Chuyện xưa kể rằng có một cậu công tử con quan thường theo cha đi săn bắn. Trong một chuyến đi săn, do mải đuổi theo một con thỏ, anh bị lạc vào rừng sâu, loanh quanh mãi không tìm thấy đường về.

Công tử khát nước nên lần tìm đến một bờ suối, chàng bỗng thấy một chiếc hang đá, mừng rỡ vội bước vào hang nhờ giúp thoát khỏi cảnh bị lạc. Chàng nhìn thấy một bà lão đang ngồi se chỉ, các sợi chỉ hồng thắm được kết vào nhau. Anh khẽ bước lại gần bà lão và thưa: “Con đi săn bị lạc đường vào đến đây, xin bà cho hỏi đây là đâu?”

Bà lão đáp: “Đây là động tiên, mọi người thường gọi ta là bà Nguyệt, ta đang ngồi se duyên cho tình yêu dưới trần gian”.

Rất đỗi ngạc nhiên, công tử hỏi “Se duyên bằng các sợi chỉ này ạ? Mà sao sợi chỉ của bà chỉ có màu hồng?”. Bà lão nhẹ nhàng đáp “Chỉ này được gọi là sợi dây tơ hồng, các đôi trai gái có duyên nợ với nhau sẽ được ta kết nối bằng sợi tơ hồng. Cặp đôi nào được se nhiều sợi chỉ hồng thì sẽ yêu thương nhau nhiều. Số sợi chỉ ít hay nhiều là do mối ân tình các kiếp trước đây của họ với nhau”.

Nghe vậy công tử liền hỏi: “Vậy bà lão có thể cho con biết sau này con sẽ sánh duyên cùng ai ạ?”

Bà lão đưa mắt nhìn vào phía trong hang, hướng tới một ông lão đang ngồi lặng lẽ đọc một cuốn sách rất dày. Bà nói “Kia là ông Tơ, công tử hỏi ông ấy sẽ biết”.

Chàng trai bước đến bên ông lão và hỏi “Bậc tiên có thể cho con biết, con sẽ se duyên vợ chồng với ai?”.

Ông Tơ đáp: “Công tử sẽ se duyên với Tố Lan, con gái của một người bán rau ở khu chợ phía đông của kinh thành”.

Duyên nợ – nỗ lực của tự thân có thay đổi được an bài

Nghe vậy, công tử cúi đầu lặng lẽ. Chàng cảm ơn ông Tơ bà Nguyệt, hỏi đường ra khỏi khu rừng. Trở về nhà suy ngẫm ít hôm, chàng quyết định lần tìm đến khu chợ phía Đông kinh thành để tìm hiểu.  Vừa đến đầu chợ, đã gặp ngay mẹ con người bán rau, đứa bé gái mặt mày lem luốc chừng 9 tuổi, áo quần rách rưới.

Công tử dò hỏi thì biết được tên cô bé đó là Tố Lan. Buồn bã quay về nhà, nghĩ tới nghĩ lui, anh quyết cải mệnh trời để không kết duyên với người nghèo khó như vậy.

Anh gọi một người hầu lên và dặn: “Ngươi hãy đến cổng chợ phía Đông kinh thành, cho mẹ con người bán rau số tiền này và đưa họ đến sống ở một làng quê xa xôi phía bắc”. Người hầu vâng lời và đã đưa hai mẹ con đến sống ở một làng nơi hẻo lánh cách rất xa kinh thành.

Thời gian thấm thoát trôi đi, 7 năm đã qua, công tử đã nên danh phận. Một ngày chàng nghe đồn có một cô gái con của một vị quan ở một tỉnh gần đó nổi danh là giai nhân xinh đẹp, giỏi giang và thiện lương, tên là Thảo Nương, đã nhiều người đến cầu hôn nhưng đều bị từ chối.

Công tử khăn gói đi sang đó, thuê phòng trọ gần phủ đường nhà quan đó để phục xem mặt người con gái kia. Và chàng đã toại nguyện khi nhìn thấy Thảo Nương, trông cô xinh đẹp dịu dàng. Công tử vội quay về nhà, xin phụ thân sang nhà vị quan đó xin se duyên cho đôi trẻ. Hai gia đình môn đăng hộ đối nên việc kết hôn sớm thành, đôi vợ chồng sống hoà hợp yêu thương nhau.

Có duyên nghìn dặm xa còn gặp

Một ngày người vợ ngỏ ý muốn cùng chồng về làng quê trước đây, nghe thấy tên làng đúng với cái địa phương mà người hầu trước đây đưa mẹ con nhà bán rau đến sống. Chàng giật mình hỏi kỹ, người vợ liền kể cho chồng nghe mọi chuyện đã xảy ra “Kỳ thực thiếp chỉ là con gái nuôi của cha mẹ. Cha mẹ đẻ thiếp cũng làm quan nhưng sớm qua đời, chỉ còn lại thiếp và bảo mẫu sống cùng nhau.

Do cách chợ cũng không xa nên cả hai đi bán rau để kiếm sống. Rồi một ngày có người mang tiền đến và bảo mẹ con thiếp rời khỏi chợ, họ đưa đến một làng quê xa xôi. Số tiền đó đủ cho mẹ con thiếp có được một chốn ăn ở ổn định. Thiếp gặp cha mẹ nuôi ở đó.

Cha mẹ nuôi của thiếp đây có lòng từ tâm, lại hiếm muộn, nên đem thiếp và bảo mẫu về nuôi dưỡng. Thiếp được dạy dỗ, cho ăn học, giúp việc bút nghiên cho cha chốn công đường. Đã rất nhiều đám đến dạm hỏi xin cưới thiếp, nhưng cha mẹ đều bị từ chối. Lạ thay, bên nhà chàng vừa ngỏ, thì dưỡng phụ đồng ý ngay. Chúng ta nên vợ chồng chắc là có duyên nợ từ trước”.

Công tử lặng người đi rồi hỏi, “Có phải tên nàng hồi nhỏ là Tố Lan?”. Người vợ gật đầu rồi đáp: “Thảo Nương là tên sau này do cha đặt cho khi nhận thiếp làm con nuôi”.

Chàng công tử nhớ lại câu chuyện nơi hang động năm xưa, chàng hiểu rằng ông Tơ bà Nguyệt đã se duyên thì không thể khác được, chàng nhìn vợ rồi khẽ nói:

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng 

[“Có duyên nghìn dặm xa còn gặp

Không duyên trước mặt vẫn cách lòng.”]

Công tử hối lỗi về những chuyện đã qua, ngày càng sống có trách nhiệm và yêu thương người vợ…

Thành vợ thành chồng là do duyên nợ. Vợ chồng sống tôn trọng yêu thương và có trách nhiệm với nhau chính là thuận theo Thiên ý, những ân oán từ trước nên được trả bằng những điều thiện về sau.

Video liên quan

Chủ Đề