Cách nhân giống cây Trúc bách hợp

Cây trúc bách hợp là giống cây được rất nhiều các gia đình yêu thích, cây thích hợp khi trồng trong nhà, là loại cây cảnh phong thủy mang đến ý nghĩa tốt đẹp dành cho gia chủ, để có thể chăm sóc và hiểu rõ hơn về cây trúc bách hợp, cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1.Đặc điểm cây trúc bách hợp

Cây trúc bách hợp là giống cây khỏe mạnh phát triển nhanh, cây còn có tên gọi khác là cây phất dụ trúc, cây có tên khoa học : Dracaena reflexa, thuộc họ Dracaenaceae, cây có nguồn gốc từ bắc ấn, ngày nay cây xuất hiện ở nhiều ở các vùng đông nam á, đặc biệt là ở Việt Nam, cây rất phát triển và xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Thân cây khá là cứng, thân cây có màu nân, sần sùi, trên thân có nhiều vết lõm do chiếc lá rụng để lại, bộ lá của cây thường mọc khá nhiều, mọc thành từng bụi nhỏ trên thân, lá xếp hoa thị, dạng bầu dục thuôn nhọn ở phần đầu, gốc kéo ôm kéo bẹ ôm thân, mép nguyên màu xanh bóng, thường có dải màu vàng tươi kéo dài từ gốc lá tới ngọn lá.

Cây thường mọc thành từng bụi với chiều cao từ 0,5-2m, thân cây thường phân mảnh, phân nhánh nhỏ, lá của cây thuôn bầu được thường xếp đôi hoặc là 3 ở mỗi đối, màu xanh đậm.

Cây có hoa, nhưng rất hiếm khi ra hoa, hoa thường có màu xanh nhạt, quả của cây mọng màu đỏ.

Cây  là giống cây có tốc độ phát triển trung bình, cây chăm sóc rất đơn giản, cây có thể chịu bóng và xanh quanh năm.

Cây thích hợp với nơi chịu bóng bán phần, cây thường được tồng để làm cây cảnh trang trí nội thất, văn phòng, nhu cầu nước của cây không lớn lắm, phương pháp tách bụi và giâm cành là chủ yếu, giúp rút ngắn thời gian cây phát triển khỏe manh,

Ý nghĩa cây Trúc Bách Hợp và cách trồng, chăm sóc cây

2.Công dụng của cây trúc bách hợp

Cây phát triển ở các nước thường được sử dụng để chữa một số bệnh, đặc biệt là các bác sĩ ở Madagascar thường dùng cây trúc bách hợp để chữa các triệu chứng sốt rét, ngộ độc, kiết lỵ, tiêu chảy, đau bụng kim và cầm máu

Phần lá cây và vỏ cây thường được trộn với các bộ phận của một số cây khác và cùng với các loại trà thảo dược.

Tuy nhiên với khoa học hiện dại, công dụng của cây vẩn chưa được chứng minh rõ rang, do đó để cho an toàn nhất, nên sử dụng loại cây được sự chỉ định của các bác sĩ cụ thể để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính.

Cây trúc bác hợp còn có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, cây có khả năng loại bỏ nhiều khí độc trong môi trường sống xung quanh và mang đến một môi trường trong lành hơn.

đa phần cây trúc bách hợp thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí, bên trong không gian của ngôi nhà, giúp cho bầu không khí trong ngôi nhà trở nên sạch hơn, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả.

3.Cây trúc bách hợp với mệnh gì?

Khi nói tới cây trúc bách hợp sẽ hợp với mệnh thì thi mình khẳng định luôn là cây hợp với mệnh mộc.

người mệnh mộc khi chăm sóc cây sẽ gặp nhiều may mắn, công việc luôn đạt được hiệu xuất cao nhất, dễ dàng thăng tiến và giúp thành công trong công việc và trong kinh doanh.

Cụ thể hơn chính là mệnh mộc sẽ hợp với tuổi dần và tuổi hợi

Nên đặt cây theo hướng đông và hướng đông nam, ở 2 hướng này sẽ rất tốt cho người mệnh mộc.

Để cho cây trúc bách hợp trồng trong chậu phát triển khỏe mạnh ta cần lựa chọn chậu cây lớn và có chậu rộng, đất bên trong chậu phải là đất có giàu chất dinh dưỡng, thoáng khí và thoát nước tốt, ngoài ra ta có thể trộn thêm các loại phân hữu cơ, tro, trấu để tạo độ xốp và giúp đất thông thoáng hơn.

Khi trồng trong chậu mà muốn cho cây phát triển tốt thì khoảng 6 tháng ta nên thay đất và chậu/ lần để giúp cho cây có nhiều chất dinh dưỡng hơn và ta bổ sung thêm các loại chất dinh dưỡng giúp cây ổn định và phát triển tốt hơn.

Nước tưới: cây không cần nhiều nước tưới trong quá trình phát triển vì vậy mà ta chỉ cần tưới 1 tuần/ lần tưới là phù hợp, khi nào thời tiết nắng nóng quá, ta kiểm tra đất xung quanh gốc thấy đất đã khô thì ta bổ sung vào cho phù hợp.

Nhiệt độ: nhiệt độ cho cây phát triển tốt từ 20-30 độ C, cây cần độ ẩm cao trong quá trình phát triển.

Ánh sáng: cây có thể sống với ánh sáng bán phần hoặc toàn phần đều được, nếu ta trồng cây trong văn phòng thì cuối tuần ta nên để cây ở nơi cửa sổ, có nhiều ánh sáng chiếu vào, sẽ giúp cây quang hợp tốt hơn, giúp cho bộ lá xanh hơn.

Bón phân cho cây : trong quá trình phát triển ta cần bón nhiều các loại phân như NPK, các loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây, giúp cây phát triển ổn định và xanh quanh năm hơn, ta có thể bón định kỳ 1 tháng/ lần giúp choc ây phát triển.

Đặc điểm sinh trưởng, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc cây trúc bách hợp

5.Phòng bệnh trên cây trúc bách hợp

Cây thường xuyên xuất hiện các loại nấm gây hại, bệnh thường phát triển mạnh ở khu vực có khí hậu nóng ẩm , nhiệt độ giao động từ 20-25 độ C và mưa nhiều, nấm sẽ phát triển rất nhanh,

Biểu hiện trên lá: trên lá thường xuất hiện các đốm tròn màu nâu nhạt và sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ rồi chuyển thành màu đen, với sự xuất hiện ngày càng nhiều, bộ lá của cây sẽ trở nên vàng dần và rụng xuống, khi lá xụng hàng loạt thì cây sẽ kém phát triển.

Bệnh pháp phòng trừ: ta thường xuyên tiến hành dọn xung quanh vườn, tạo độ thông thoáng cho khu vườn, sau mỗi trận mưa lớn thi ta nên sử dụng nước máy để rửa lại toàn bộ lá cây.

Khi phát hiện cây bị bệnh thì phải tách riêng ra khu vực riêng khỏi khu vườn cây.

Dùng các loại thuốc trừ nấm như : Carbenzin; Anvin, Bavisan 50 WP : 10-15 ml/bình 8 lít nước, tiến hành pha chế theo liều lượng. phun cách nhau 3-5 ngày/ lần phun và phun liên tục từ 3-4 lần và sau đó kiểm tra xem cây còn dấu hiệu của bệnh nữa hay không

Cây Trúc Bách Hợp hợp với mệnh gì, tuổi nào và cách trồng

Cây trúc bách hợp cao 90cm,nhận trồng,giao hàng tận nơi

cây hợp mệnh khi trồng trong nhà

Cây hợp với mệnh gì, tuổi nào

hợp với mệnh gì, tuổi nào

Video liên quan

Chủ Đề