Cách dốc thông số trên máy monitor

Monitor là thiết bị quan trọng để theo dõi bệnh nhân trong khoa hồi sức cấp cứu, chăm sóc đặc biệt,... Monitor thể hiện thông số dạng số và dạng sóng để cung cấp những thông tin có giá trị về bệnh nhân cho y bác sĩ.

1. Monitor theo dõi bệnh nhân là gì?

Monitor theo dõi bệnh nhân là thiết bị được sử dụng trong các khoa cấp cứu, phòng mổ, phòng chăm sóc đặc biệt,... Đây là thiết bị dùng để đo và theo dõi các thông số sinh tồn của bệnh nhân, phân tích một cách tự động trên máy dựa trên những thông số tiêu chuẩn. Nhờ đó, thiết bị giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng của người bệnh một cách liên tục. Bên cạnh đó, ngoài chức năng theo dõi và báo cáo, monitor theo dõi bệnh nhân còn có chức năng báo động khi các chỉ số xảy ra biến động bất thường. Các loại monitor theo dõi bệnh nhân gồm:

  • Monitor theo dõi bệnh nhân 5 - 7 thông số: Dùng đo các chỉ số như SpO2, ECG, EEG, NIBP, EtCO2,...;
  • Máy theo dõi nồng độ bão hòa oxy trong máu [SpO2];
  • Máy điện tim: Chức năng theo dõi điện tim;
  • Monitor sản khoa.

Thông thường, monitor biểu diễn các thông số theo dõi bệnh nhân dưới 2 dạng là dạng số và dạng sóng.

2. Các dạng sóng trên monitor theo dõi bệnh nhân

sóng trên monitor theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị là rất quan trọng

Việc theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị rất quan trọng nhằm đánh giá kết quả trong quá trình chăm sóc, điều trị và phục hồi. Theo đó, các dạng sóng trên monitor rất đa dạng, giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng của người bệnh một cách liên tục. Cụ thể các dạng sóng trên máy monitor như sau:


2.1 Dạng sóng Pleth

Dạng sóng Pleth [viết tắt của từ Plethysmography - biểu đồ đo thể tích], thể hiện sự thay đổi thể tích trong một cơ quan hoặc trong toàn bộ cơ thể [thể tích máu hoặc khí]. Nó được tạo ra từ tín hiệu thu được của cảm biến đo SpO2. Tuy nhiên, dạng sóng Pleth không phải là sự dao động của giá trị SpO2. Giá trị này được thể hiện bằng dạng số trên monitor theo dõi bệnh nhân.

Các hãng sản xuất khác nhau sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để hiệu chỉnh tín hiệu từ cảm biến đo SpO2 nên dạng sóng Pleth trên các monitor theo dõi bệnh nhân cũng có đôi chút khác biệt. Tuy vậy, hầu hết chúng đều có dạng tương tự nhau.

Mỗi chu kỳ trên dạng sóng Pleth tương ứng với một nhịp đập của tim: Đường đi lên ứng với quá trình tâm thu, đường đi xuống ứng với quá trình tâm trương. Độ cao của sóng Pleth cho biết dung lượng máu lưu thông trong động mạch còn chiều dài bước sóng cho bác sĩ biết nhịp tim của bệnh nhân. Các dạng sóng Pleth không bình thường sẽ cảnh báo bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân.

>> Xem thêm:Spo2 là gì? Chỉ số Spo2 ở người bình thường là bao nhiêu?

2.2 Dạng sóng ECG

Đây là một trong những dạng sóng quan trọng nhất của monitor theo dõi bệnh nhân. Dạng sóng điện tim bình thường có dạng:

  • Sóng P: Thể hiện quá trình khử cực ở tâm nhĩ trái và phải, kéo dài khoảng 0,06 - 0,1 giây;
  • Đoạn PR: Bắt đầu từ sóng P đến điểm bắt đầu phức QRS, bao gồm thời gian khử cực tâm nhĩ và dẫn đến nút AV, kéo dài khoảng 0,12 - 0,20 giây;
  • Phức QRS: Thể hiện quá trình khử cực tâm thất, kéo dài khoảng 0,04 - 0,1 giây;
  • Đoạn ST: Bắt đầu từ lúc kết thúc quá trình khử cực tâm thất đến trước khi bắt đầu quá trình tái phân cực;
  • Sóng T: Thể hiện quá trình tái phân cực tâm thất, là loại sóng rộng và có độ dốc thấp;
  • Sóng U: Nguyên nhân gây sóng U còn chưa rõ ràng.

2.3 Dạng sóng EtCO2 [Capnogram]

EtCO2 [tức End-Tidal CO2] là phương pháp đo CO2 ở cuối kỳ thở ra. Giá trị EtCO2 bình thường nằm ở khoảng 35 - 45 mmHg. Nếu giá trị EtCO2 nằm ngoài khoảng này và hình dạng của dạng sóng bất thường, bác sĩ có thể chẩn đoán được một số bệnh lý ở bệnh nhân.

2.4 Dạng sóng huyết áp [Blood pressure waveform]

Dạng sóng huyết áp đẻ theo dõi bệnh nhân

Để theo dõi huyết áp của bệnh nhân và vẽ đồ thị, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp đo huyết áp xâm lấn [Invasive Blood Pressure - IBP]. Có thể đo huyết áp xâm lấn ở nhiều vị trí trên cơ thể, thông thường nhất là ở động mạch quay, đùi,... Dạng sóng huyết áp có hình dáng gần giống dạng sóng Pleth vì cả 2 dạng sóng này đều liên quan tới mức độ bơm máu đến động mạch.

2.5 Dạng sóng thở [Respiration waveforms]

Để vẽ dạng sóng thở, monitor theo dõi bệnh nhân sẽ lấy tín hiệu từ bộ đo ECG. Kỹ thuật thường được áp dụng là đo trở kháng giữa 2 điện cực tim.

Dạng sóng thở có hình dạng là các đường cong. Sự biến đổi của đường cong tương ứng với sự thay đổi trở kháng của lồng ngực. Mỗi chu kỳ bao gồm một đường cong lên xuống, đoạn đi lên ứng với kỳ thở vào, đoạn đi xuống ứng với kỳ thở ra.

Ngoài một số dạng sóng trên monitor theo dõi bệnh nhân trên, các loại monitor cao cấp hoặc chuyên dụng còn có thể vẽ dạng sóng của các thông số khác [thường chỉ cần theo dõi trong những trường hợp đặc biệt]. Nhờ có monitor theo dõi bệnh nhân, bác sĩ sẽ nắm được những thông tin quan trọng về tình trạng của bệnh nhân để chẩn đoán và có phương hướng điều trị chính xác nhất.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, cùng đầy đủ hệ thống trang thiết bị hiện đại, có các loại máy monitor điện tim, sản khoa,... thuận tiện cho việc theo dõi, chẩn đoán, đánh giá các mức độ của bệnh nhân để có phương hướng điều trị tốt nhất.

Khách hàng có thể trực tiếp đếnhệ thống Y tế Vinmectrên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotlineđể được hỗ trợ.

XEM THÊM:

  • Tại sao cần phải theo dõi tim thai trong quá trình chuyển dạ bằng monitor
  • Theo dõi nhịp tim thai trong khi chuyển dạ
  • Tim thai có khi nào? Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu

Video liên quan

Chủ Đề