Sáng kiến kinh nghiệm môn văn 2022

Mục lục

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
    1. 1. LỜI GIỚI THIỆU
    2. 2. TÊN SÁNG KIẾN
    3. 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
    4. 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN:
    5. 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
    6. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU.
    7. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. LỜI GIỚI THIỆU

Có ý kiến cho rằng, mọi sự thay đổi trong văn học đều bắt nguồn từ sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người. Do vậy, đi sâu khám phá quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam là bước đi ngắn nhất để chúng ta đến gần với cái bản chất nội tại của tác phẩm, nắm được sự thay đổi, cách tân và vận động của cả một giai đoạn, một thời kì văn học trung đại, đồng thời nêu bật được sức hấp dẫn của thời kì văn học này cũng như khẳng định những giá trị không lỗi thời của nó về sau.

Nghiên cứu quan niệm con người trong văn học không giống với việc tìm hiểu quan niệm con người trong các học thuyết triết học. Con người trong văn học là sự ý thức về con người, là cách hiểu về con người và cuộc đời làm cơ sở cho việc sáng tạo ra các hình tượng nghệ thuật, hòa tan trong sự miêu tả các hình tượng sống động. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là vạch ra quan niệm ấy như là cái lý bên trong của hình tượng. Quan niệm con người trong văn học phong phú và sinh động hơn nhiều so với quan niệm triết học. Tùy theo cách cảm nhận, đồng cảm của nhà văn đối với các số phận, tính cách cá nhân mà quan niệm về con người cá nhân được mở ra, mỗi tác giả, mỗi thời đại đều có thêm những đường nét mới. Xem xét văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX qua một số hiện tượng chủ yếu, tiêu biểu ta có thể hình dung được một quá trình phát triển của quan niệm cá nhân trong văn học. Đó tuy không phải là vấn đề hoàn toàn mới đối với cảm thụ văn học, nhưng là nhiệm vụ mới của lý luận văn học và lịch sử văn học.

Suốt mười thế kỉ trung đại, văn học ViệtNamđã kết tinh nhiều giá trị thâm sâu, trở thành niềm tự hào cho hậu thế. Văn học trung đại ViệtNamđến nay vẫn là một sức hút mãnh liệt đối những nhà nghiên cứu học thuật trong và ngoài nước, là nơi thể nghiệm và đạt được nhiều thành tựu của nhiều hệ thống lí thuyết nghiên cứu văn học.Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bó với truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bởi lẽMỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam[Phạm Văn Đồng]. Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp tìm lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với nhà trường THPT, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.

Chương trình Ngữ văn THPT có một số lượng tương đối lớn các văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến. Các tác giả thơ trữ tình trung đại phần nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế theo quan điểm thời đại thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo.

Qua thực tế giảng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường THPT có thể nhận thấy: Đây là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác phẩm văn học trung đại được tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã cách chúng ta hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ trẻ dưới mái trường phổ thông thế kỉ XXI đã có khoảng cách rất xa về thời gian. Vì thế, người giảng dạy gặp khó khăn trong soạn giảng, nhiều học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp tối ưu nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

Đổi mới căn bản, toàn diện là yêu cầu của giáo dục hiện nay. Việc xây dựng, áp dụng những hướng tiếp cận, phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học là yêu cầu phải được giải quyết. Đặc biệt, với xu hướng học lệch, học theo ban, chọn ngành nghề theo khối hiện nay tạo ra rất nhiều bất cập trong việc lựa chọn môn học. Các môn xã hội có xu hướng bị coi nhẹ. Môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Nhiều học sinh cho rằng Ngữ văn là môn khoa học xã hội, tính ứng dụng không cao, không thiết thực với cuộc sống, công việc. Từ đó, dẫn đến tình trạng chán học văn, hoặc học mang tính đối phó.

Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới phương pháp, tìm hướng tiếp cận mới trong dạy học môn Ngữ văn, tạo hứng thú, nâng cao năng lực học tập cho học sinh, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết cảm thông, yêu thương chia sẻ với những số phận, cuộc đời thông qua mỗi trang sách, thông qua từng tác phẩm là điều rất cần thiết.Văn học là nhân họchọc văn là để hình thành nhân cách con người. Và Ngữ văn là môn học quan trọng giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống. Tìm hướng tiếp cận, đổi mới phương pháp, từ đó tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, khơi gợi, đánh thức niềm đam mê với văn học, tìm về với giá trị đời sống tâm hồn của con người là vấn đề được đặt ra và cần phải giải quyết.

Luận ngữ có câu: Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta.

Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết giáo viên phải tìm, xây dựng hướng tiếp cận mới, phương pháp mới để phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, tạo hứng thú, hưng phấn, khơi dậy đam mê học tập ở học sinh.

Có thể nói, cốt lõi của việc tạo hứng thú, tạo tâm thế hưng phấn, tích cực cho học sinh trong học tập bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, học trò là người chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, người thầy đóng vai trò là người tổ chức, chỉ đạo. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm những hướng tiếp cận bài học linh hoạt, khoa học, hợp lí nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh trong dạy học Ngữ văn là rất cần thiết.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn của bản thân, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy và học, mong muốn học sinh luôn hứng thú, chủ động, yêu thích những tác phẩm văn học trung đại tôi chọn đề tài:Con người cá nhân trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII-XIX qua một số tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn 11[Tự tình Hồ Xuân Hương; Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ; Bài ca ngắn đi tên bãi cát Cao Bá Quát; Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến; Thương vợ Trần Tế Xương]

2. TÊN SÁNG KIẾN

Con người cá nhân trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII-XIX qua một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11[Tự tình Hồ Xuân Hương; Bài ca ngất ngưởng Nguyễn Công Trứ; Bài ca ngắn đi tên bãi cát Cao Bá Quát; Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến; Thương vợ Trần Tế Xương] .

3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:

  • Họ và tên: Đàm Thị Phượng
  • Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Yên Lạc 2
  • Số điện thoại: 0978373509. E_mail:

4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN:

  • Đàm Thị Phượng Trường THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc

5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

  • Áp dụng trong giảng dạy học sinh lớp 11 môn Ngữ văn, đặc biệt là các lớp chuyên văn và bồi dưỡng học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi các cấp môn Ngữ văn.

6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU.

  • Từ ngày 03/09/2018

7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

7.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

7.1.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là tìm được những hướng tiếp cận mới, phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo được hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh khi học môn Ngữ văn nói chung và Văn học trung đại Việt Nam nói riêng. Đồng thời, qua thực trạng, tìm hiểu được nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới việc học văn của học sinh, từ đó đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Văn cho học sinh THPT. Cụ thể:

* Kiến thức

Giúp học sinh: Nắm được những biểu hiện của con người cá nhân trong Văn học trung đại thế kỉ XVIII XIX thông qua một số tác phẩm thơ được học trong chương trình Ngữ văn 11.

* Năng lực

Giúp hình thành ở các em các năng lực: Năng lực tự học. Năng lực tự giải quyết vấn đề, thu thập thông tin liên quan đến văn bản. Năng lực sáng tạo. Năng lực giao tiếp, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận. Năng lực sử dụng ngôn ngữ bày tỏ quan điểm, cảm nhận sau khi đọc văn bản. Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ.Năng lực vận dụng kiến thức liên môn: lịch sử, địa lý; Tích hợp kiến thức sách vở và đời sống; Tích hợp tự thân: Đọc văn Tiếng việt Làm văn.

* Kĩ năng

Biết cách đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình trung đại.

Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc làm bài văn nghị luận văn học.

* Thái độ

Biết trân quý những giá trị văn học truyền thống.

Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong thơ trung đại Việt Nam.

Tình yêu và cảm xúc trước vẻ đẹp của các đối tượng thẩm mĩ.

Hơn nữa, qua đề tài này tôi mong rằng có thể góp phần nào đó trong việc bồi dưỡng tâm hồn người học, như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: Học văn là làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú thanh cao và yêu đời hơn, người học văn sẽ có ý thức được và không bao giờ là người thô lỗ, cục cằn

7.1.2 Bản chất của đối tượng nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, cần hoàn thành những nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu bối cảnh lịch sử của Văn học Việt Nam thời kì trung đại, các khái niệm: Văn học trung đại là gì, con người cá nhân là gì để từ đó giúp học sinh có cái nhìn bao quát về vấn đề.

Biểu hiện của con người cá nhân trong Văn học trung đại thế kỉ XVIII XIX trong sự so sánh với con người cá nhân trong văn học những thế kỉ trước.

Biểu hiện của con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.

Cung cấp một số đề để học sinh luyện tập.

7.1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Con người cá nhân trong Văn học trung đại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung vào làm rõ những biểu hiện của con người cá nhân trong Văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII XIX qua năm tác phẩm thơ tiêu biểu được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11: Tự tình [Hồ Xuân Hương], Bài ca ngất ngưởng [Nguyễn Công Trứ], Bài ca ngắn đi trên bãi cát [Cao Bá Quát], Câu cá mùa thu [Nguyễn Khuyến], Thương vợ [Trần Tế Xương].

7.1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây:

Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu lí luận về văn học trung đại, con người cá nhân trong văn học và phương pháp cảm nhận thơ trữ tình trung đại để nắm được đặc trưng và cách thức dạy học.

Phương pháp điều tra và khảo sát: Khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo; các bài viết, bài phân tích của một số nhà giáo, nhà nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam, về các tác phẩm được học trong chương trình ngữ văn ở trường phổ thông. Dự giờ lên lớp của thầy giáo, cô giáo ở trường để nắm bắt tình hình dạy học văn nói chung cũng như dạy học các bài thơ trung đại nói riêng.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng để xử lý các tư liệu và ý kiến nghiên cứu của các nhà giáo, nhà phê bình, nghiên cứu nhằm làm rõ các quan điểm trong việc giảng dạy tác phẩm thơ trung đại.

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế giáo án thực nghiệm, hướng dẫn học sinh chữa các dạng đề nhằm tìm ra phương pháp tốt nhất cho việc giảng dạy thơ trung đại trong nhà trường phổ thông

7.1.5 Giới hạn về không gian của phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề được đề cập với đồng nghiệp và thực nghiệm sư phạm qua các em học sinh lớp 11C, 11D và các em học sinh tham gia dự kì thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 năm học 2018-2019.

Video liên quan

Chủ Đề