Cách cho phép truy cập micro trên Macbook

MacBook và rất nhiều máy tính để bàn Mac có microphone được tích hợp sẵn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi thông qua USB, jack cắm tai nghe 3.5mm hoặc Bluetooth. Dưới đây là cách sửa lỗi microphone không hoạt động trên Mac.

Tìm hiểu loại microphone đang sử dụng

Để giải quyết vấn đề, điều quan trọng nhất là bạn phải biết được microphone đang dùng là loại nào.

Sẽ có những loại sau đây:

  • Microphone được tích hợp bên trong tất cả các MacBook hoặc iMac.
  • Microphone ngoài: Kết nối trực tiếp qua cổng USB.
  • Microphone 3.5mm ngoài: Kết nối với máy tính thông qua jack cắm tai nghe 3.5mm.
  • AirPods hoặc những tai nghe Bluetooth tương tự: Kết nối không dây tới máy Mac.

Nếu chắc chắn microphone của mình đã được kết nối, hãy tìm hiểu về các cài đặt âm thanh sau.

Các microphone kết nối trên Mac

Kiểm tra cài đặt âm thanh

Một nguyên nhân thông thường gây ra lỗi microphone đó là cài đặt nhầm cổng vào. Vào System Preferences > Sound, mở tab Input. Bạn sẽ thấy một danh sách các thiết bị có thể sử dụng như nguồn âm thanh, bao gồm cả microphone bạn muốn dùng.

Để sử dụng một thiết bị, hãy bấm vào Internal Microphone. Nếu mọi thứ hoạt động bình thường, bạn sẽ thấy một thanh âm thanh bên cạnh Input Level khi nói.

Kiểm tra cài đặt âm thanh

Nếu không thấy gì, hãy kéo thanh Input Volume và nói lại. Thanh trượt mà di chuyển quá chậm, máy Mac cũng không nhận diện được âm thanh.

Nếu muốn sử dụng microphone từ AirPods, chọn AirPods từ danh sách. Trong trường hợp bạn đang ở giao diện audio, chọn từ danh sách.

Nếu có nhìn thấy sự chuyển động ở Input Level, đó là một dấu hiệu tốt, nhưng có thể cần xử lý nhiều hơn để hoạt động ổn định.

Kiểm tra sự cho phép hoạt động microphone

Một nguyên nhân nữa có thể gây ra vấn đề microphone đó là Apple đã mở rộng sự cho phép hoạt động trong hệ thống. Nó sẽ ngăn các ứng dụng truy cập vào microphone cho tới khi bạn cho phép app này được hoạt động. Khi ứng dụng muốn truy cập vào microphone, một thông báo sẽ xuất hiện, hỏi ý kiến bạn chấp nhận hay từ chối yêu cầu.

Vào System Preferences > Security and Privacy > Privacy, chọn Microphone từ sidebar. Bạn sẽ nhìn thấy danh sách ứng dụng yêu cầu được truy cập vào microphone. Nếu đồng ý, tích vào dấu bên cạnh ứng dụng đó.

Cho phép ứng dụng truy cập microphone

Bấm vào biểu tượng khóa để xác nhận mật khẩu admin [hoặc Touch ID, Apple Watch]. Bạn có thể đồng ý hoặc từ chối bằng cách tích/bỏ tích vào ô bên cạnh ứng dụng đó.

Xóa ứng dụng gây ra vấn đề

Sau khi cấp quyền truy cập rồi những microphone vẫn không hoạt động, có thể vấn đề là do một ứng dụng đặc biệt nào đó.

Hãy thử kiểm tra tùy chọn ứng dụng để xem có cài đặt riêng nào cho app không. Những ứng dụng như Adobe Audition và Audacity sẽ cho phép bạn chỉ định một thiết bị input tách biệt với thiết bị được chọn trong phần cài đặt InputSystem Preferences.

Xóa ứng dụng lỗi

Nếu mọi thứ bình thường, hãy xóa và cài đặt lại ứng dụng. Bạn nên tìm phiên bản ứng dụng mới nhất để download, trong trường hợp lỗi xảy ra do phần mềm cũ. Apple đã thay đổi một số quyền truy cập hệ thống trong một vài phiên bản hệ điều hành macOS gần đây.

Reset NVRAM/PRAM

RAM không ổn định [NVRAM] hoặc RAM tham số [PRAM] là loại bộ nhớ máy Mac sử dụng để ghi nhớ cài đặt, ví dụ như thời gian hay những cài đặt âm lượng. Các cài đặt này vẫn tồn tại ngay cả sau khi máy đã tắt nguồn. Đôi khi, vấn đề xảy ra và reset lại NVRAM/PRAM có thể giúp ích được.

Do bộ nhớ này xử lý cụ thể các cài đặt âm thanh, nên nó đặc biệt thích hợp với các vấn đề liên quan đến microphone. Cách bạn reset tùy thuộc vào máy Mac nào đang sử dụng, nhưng bạn có thể tìm hiểu cách thực hiện theo cách dưới đây.

Bật kiểm tra chính tả

Nghe có vẻ không liên quan nhưng tính năng kiểm tra chính tả của macOS có thể giúp bạn giải quyết vấn đề liên quan đến microphone, đặc biệt là với thiết bị tích hợp trong máy.

Bật kiểm tra chính tả

Vào System Preferences > Keyboard, sau đó bấm vào tab Dictation. Bấm vào nút On và chờ download hoàn tất. Đảm bảo chắc chắn micro bạn muốn sử dụng có trong menu, nên nếu mọi thứ được cài đặt đúng, bạn sẽ thấy thanh âm lượng di chuyển.

Kiểm tra âm lượng của microphone ngoài

Hầu hết các microphone ngoài cho phép bạn thay đổi âm lượng trực tiếp trên thiết bị, một số khác thì có cả nút mute. Kiểm tra thật kĩ để không vô tình tắt mic đi khi bạn cần sử dụng.

Nếu sử dụng phần mềm chỉnh sửa âm thanh, bạn có thể điều chỉnh ngay trên giao diện.

Restart máy Mac

Đôi khi, bạn cần phải khởi động lại máy để giải quyết bất kì vấn đề nào.

Bất cứ ai thường xuyên trực tuyến đều nên quan tâm đến quyền riêng tư. Bảo vệ dữ liệu kỹ thuật số là một việc rất quan trọng. Tuy nhiên, có một lỗ hổng lớn mà bạn không ngờ tới. Đó là webcam.

Cầu nối giữa thế giới thực và thế giới ảo này có thể bị khai thác dễ dàng. Đây cũng là một công cụ quan trọng có thể sử dụng mọi lúc, vì vậy chắc chắn sẽ cần một phương pháp dễ dàng và hiệu quả để kiểm soát những ứng dụng nào có quyền truy cập vào webcam.

Có rất nhiều phương pháp hiệu quả để “khóa” webcam, nhưng chúng có một số nhược điểm. May mắn thay, các tính năng mới có sẵn trong macOS Mojave giúp việc tắt và bật webcam trở nên dễ dàng và an toàn hơn khi cần thiết.

Vô hiệu hóa camera và micro trên máy Mac

  • Các phương pháp cũ [áp dụng cho macOS Sierra và những phiên bản cũ hơn]
    • Dán băng dính lên camera
    • Gỡ bỏ camera
    • Vô hiệu hóa camera
    • Đừng quên micro!
  • Các phương pháp mới [sử dụng những tính năng bảo mật macOS]
    • Những tùy chọn cho trang web trên Safari
    • Tính năng Privacy Protection trong macOS Mojave
    • Chip T2

Các phương pháp cũ [áp dụng cho macOS Sierra và những phiên bản cũ hơn]

Trước khi kiểm tra các tùy chọn mới có sẵn trong macOS, hãy xem qua một số phương pháp chặn quyền truy cập vào camera cũ. Các tùy chọn này thích hợp nhất cho những người đang chạy macOS Sierra hoặc phiên bản cũ hơn, vì chúng vẫn có nhược điểm.

Dán băng dính lên camera

Đây là một phương pháp “cổ điển”: Sử dụng băng keo để dán lên camera khi không sử dụng. Bạn có thể thực hiện việc này một cách dễ dàng với các vật liệu có sẵn ở nhà và có thể tháo ra dễ dàng khi bạn thực sự muốn sử dụng camera.

Để trông thanh lịch hơn, bạn thậm chí có thể mua một vỏ bọc webcam thời trang, để dễ dàng chắn hoặc bỏ chắn camera.

Gỡ bỏ camera

Đây là một phương pháp dễ dàng khi hầu hết các webcam là thiết bị USB bên ngoài. Tuy nhiên, trên máy Mac, webcam được tích hợp sẵn, do đó, việc gỡ bỏ thiết bị này đòi hỏi một số kiến ​​thức về phần cứng và sự can đảm vì tiến hành việc này sẽ làm mất hiệu lực bảo hành trên máy Mac.

Trong các model mới, dây cáp có thể được hàn vào logic board [mainboard], có nghĩa là hoàn toàn không thể tháo webcam. Ngoài ra, nếu thực hiện phương pháp này, bạn sẽ không thể dễ dàng sử dụng webcam khi cần nữa. Chỉ áp dụng cách này nếu thực sự muốn loại bỏ vĩnh viễn camera trên máy Mac.

Vô hiệu hóa camera

Nếu thấy thoải mái khi sử dụng Terminal, bạn có thể sử dụng tập lệnh để vô hiệu hóa camera. Một lần nữa, điều này có thể gây rắc rối khi muốn kích hoạt lại camera sau đó, nhưng ít nhất bạn cũng không phải tháo tung máy ra.

Đừng quên micro!

Hạn chế lớn của việc sử dụng bất kỳ phương pháp nào trong số này là không vô hiệu hóa được micro, vì vậy bất cứ kẻ nào theo dõi bạn từ xa vẫn có thể nghe thấy những gì bạn nói. Có giải pháp cho vấn đề này, nhưng không mấy lý tưởng.

Bạn có thể dán băng dính lên micro nhưng cách này không hoàn toàn ổn.

Ngoài ra, bạn có thể thử khắc phục nhanh bằng cách đi tới System Preferences > Sound > Input. Giảm Input Volume [âm lượng đầu vào của micro] xuống để ngăn không cho micro bắt được âm thanh. Tuy nhiên, nếu ai đó có quyền truy cập root vào máy tính, họ có thể điều chỉnh lại cài đặt này.

Có các lệnh Terminal để vô hiệu hóa driver âm thanh và cũng có thể xử lý luôn đầu ra âm thanh, nhưng không có nghĩa là loa không hoạt động.

Tương tự như camera, bạn có thể mở máy Mac ra và vô hiệu hóa micro, nhưng chắc chắn sẽ làm mất hiệu lực bảo hành của máy. Tùy thuộc vào từng model, phương pháp này có thể không thực hiện được.

Các phương pháp mới [sử dụng những tính năng bảo mật macOS]

May mắn thay, Apple gần đây đã giới thiệu rất nhiều tính năng bảo mật mới giúp quản lý quyền truy cập vào camera nhanh chóng, đơn giản và có thể tùy chỉnh.

Những tùy chọn cho trang web trên Safari

Nếu có macOS High Sierra trở lên, bạn có thể sử dụng Safari để bật hoặc tắt camera và micro cho một số trang web nhất định.

Truy cập Safari > Preferences > Websites > Camera để tùy chỉnh những trang web có quyền truy cập. Ở bên phải, bạn sẽ thấy một danh sách các trang web hiện đang có khả năng truy cập camera. Có thể thay đổi cài đặt thành Deny, Allow hay Ask bất cứ khi nào các trang web muốn sử dụng camera.

Ở phía dưới, bạn cũng có thể đặt policy mặc định cho tất cả các trang web mới. Thậm chí, bạn có thể sử dụng tính năng tương tự với micro. Chỉ cần chuyển sang tab Microphone bên trái là được.

Tính năng Privacy Protection trong macOS Mojave

Được giới thiệu trong macOS Mojave, tính năng Privacy Protection áp dụng mọi ứng dụng trong hệ thống. Bất kể thứ gì được cài đặt, nếu ứng dụng muốn truy cập vào camera hoặc micro, phải có sự cho phép của người dùng.

Nếu một ứng dụng cố gắng truy cập camera hoặc micro, một lời nhắc sẽ xuất hiện để xác nhận hoặc từ chối quyền truy cập.

Bạn có thể quản lý những ứng dụng có quyền truy cập bất cứ lúc nào. Chuyển đến phần Privacy trong System Preferences > Security & Privacy và chọn Camera. Danh sách các ứng dụng muốn truy cập vào camera nằm ở cửa sổ bên phải. Bỏ chọn bất kỳ ứng dụng nào mà bạn không muốn có quyền truy cập vào camera.

Thực hiện theo quy trình tương tự để kiểm soát quyền truy cập vào micro. Nếu máy Mac không tương thích với Mojave, bạn có thể dùng thử một công cụ miễn phí từ nhà phát triển bảo mật Mac Objective-See để cảnh báo về tất cả trường hợp sử dụng webcam.

Chip T2

Dòng sản phẩm MacBook và MacBook Pro mới nhất được trang bị chip bảo mật T2 của Apple, cung cấp nền tảng cho các tính năng bảo mật macOS khác như mã hóa FileVault và Touch ID. Một tính năng bảo mật bổ sung mà T2 cung cấp là nó sẽ ngắt kết nối hoàn toàn micro của máy tính xách tay Mac khi gập máy lại.

Phần tuyệt vời nhất của tính năng này là nó ngắt kết nối phần cứng. Có nghĩa là ngay cả khi ai đó có quyền truy cập root vào máy, họ cũng không có cách nào bật micro khi máy gập xuống.

Apple lưu ý rằng không cần thiết phải làm điều này cho camera, vì khi gập máy xuống, tầm nhìn của camera đã bị cản trở rồi.

Bảo mật chỉ là “phần nổi của tảng băng” trong Mojave. Sau khi bạn thực hiện các bước này để đảm bảo an toàn khi trực tuyến, hãy dành chút thời gian để kiểm tra các tính năng mới khác trong bản cập nhật Mojave, như bảo vệ mắt khỏi bị mỏi với Dark Mode, sử dụng iPhone như máy scan cầm tay, dọn dẹp desktop với Stacks và hơn thế nữa. Việc nâng cấp lên bản cập nhật này hoàn toàn miễn phí.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Video liên quan

Chủ Đề