Cách ăn uống của người châu a

Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc rất coi trọng trên dưới

Ẩm thực không chỉ bao gồm những món ăn ngon, lạ, hấp dẫn với những kỹ thuật nấu nướng tinh tế, khéo léo. Ẩm thực còn tồn tại một mảng mà ít người chú ý đến, nhưng lại rất quan trọng, đó chính là quy tắc ăn uống. Mỗi nền ẩm thực, mỗi quốc gia lại có những lưu ý khác nhau, từ cách chế biến, thưởng thức đến bày biện, trang trí. Cùng Cosmos Travel Tours tìm hiểu những lưu ý trong văn hóa ăn uống của một số nước châu Á để tránh thất thố trên bàn ăn khi có cơ hội đặt chân đến nước bạn.

1. Việt Nam

Mâm cơm giản dị của gia đình Việt Nam

Việt Nam là đất nước không chỉ có 4000 năm văn hiến mà còn hấp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa khác nhau, nên có quy tắc ăn uống giản dị mà tinh tế, đơn sơ mà ý nghĩa. Trên bàn ăn, chúng ta không nhất thiết phải dùng đũa hay thìa bởi vẫn có những món như gỏi hay cuốn phải dùng đến tay. Cũng có những địa phương ở miền Bắc vẫn duy trì tục mời cơm, còn miền Nam lại ăn uống thoải mái… Tuy nhiên, không vì thế mà ẩm thực Việt Nam mất đi chất riêng, chúng ta vẫn có những điều cấm kỵ như không cắm đũa giữa bát cơm hay gõ hay khua bát đũa trong lúc ăn, bởi theo tâm linh những hành động này sẽ dẫn đường cho ma quỷ vào nhà quấy phá.

2. Trung Quốc

Là một trong những nền ẩm thực lớn nhất thế giới và là cái nôi của văn hóa Hán tự, trong số những lưu ý trong văn hóa ăn uống của một số nước châu Á, các quy tắc trên bàn ăn Trung Quốc không hề đơn giản một chút nào.

Nét tinh tế trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa

Du lịch và thưởng thức ẩm thực Trung Hoa, bạn không chỉ phải làm quen với cách bày trí “Lazy Susan – bàn xoay” mà còn phải “bỏ túi” không ít lưu ý quan trọng, như: chỗ ngồi trong bữa ăn do gia chủ sắp xếp, khách không được ngồi tùy tiện; trừ món súp hoặc canh, các món ăn khác luôn luôn phải được ăn bằng đũa hay không được lật cá khi đã ăn hết một mặt, bởi việc lật cá giống như kiểu ngư dân bị lật thuyền khi ra khơi…

3. Hàn Quốc

Nổi tiếng là đất nước coi trọng phép tắc và thứ bậc trong xã hội. Vì vậy, một khi đã ngồi vào bàn ăn cùng người Hàn, bạn bắt buộc phải nhớ những quy tắc “kính trên nhường dưới” như:

🔹 Trong ăn uống: Khi nhận đồ ăn từ người lớn tuổi hơn bạn phải nhận bằng 2 tay, sau đó quay đi chỗ khác để thưởng thức một cách kín đáo. Đặc biệt, khi nhai phải chậm rãi, có cùng tốc độ với những người ăn cùng và không phát ra âm thanh khi ăn.

Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc rất coi trọng trên dưới

🔹 Khi rót/nhận rượu: Người trẻ tuổi luôn phải mời rượu người lớn tuổi trước. Nếu người lớn tuổi mời bạn rượu, bạn phải nhận bằng 2 tay và quay đầu đi chỗ khác để uống. Điều này thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi.

4. Nhật Bản

Có thể nói, so với lưu ý trong văn hóa ăn uống của một số nước châu Á khác, quy tắc ăn uống của Nhật Bản có phức tạp, tinh tế và tỉ mỉ hơn một chút. Một khi đã thưởng thức món Nhật, bạn phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, chẳng hạn như phải nói “Itadakimasu” trước khi ăn và “Gochiso sama deshita” sau khi ăn để cảm ơn những người đã làm ra món ăn cũng như cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng thực phẩm.

Ẩm thực Nhật Bản được công nhận là Di sản văn hóa

Ngoài ra, người Nhật luôn đề cao không gian riêng. Cho nên trong bữa ăn, mỗi người sẽ có “suất ăn” riêng và không được để bát hay tựa cùi chỏ lên bàn ăn. Đối với từng món ăn cũng có nguyên tắc thưởng thức riêng, ví như khi ăn sushi bạn không được gỡ nhân ra khỏi cơm, không chấm phần cơm vào xì dầu và wasabi…

5. Thái Lan

Thái Lan được coi là một trong những nền ẩm thực độc đáo nhất thế giới. Ở đây bạn có thể tìm thấy và thưởng thức rất nhiều của ngon vật lạ. Tuy nhiên, không vì thế mà người ta quên đi những lưu ý trong văn hóa ăn uống của một số nước châu Á khi ngồi vào bàn ăn ở  xứ sở chùa Vàng.

Ẩm thực Thái Lan – sự kết hợp hài hòa giữa phong cách, nghệ thuật phương Đông và phương Tây

Người Thái rất coi trọng văn hóa chia sẻ, những món ăn sẽ không được đưa lên theo trình tự mà sẽ được phục vụ cùng một lúc và sắp xếp hợp lý để thuận tiện cho việc chia sẻ. Chính vì vậy, người Thái xem những người lấy nhiều thức ăn và ăn nhanh là những người thô lỗ. Ngoài ra, họ không dùng nĩa để đưa thức ăn lên miệng và thường chừa miếng ăn cuối cùng trên đĩa để nói rằng đã ăn đủ và không cần dọn thêm thức ăn nữa.

6. Ấn Độ

Văn hóa bốc tay khi thưởng thức đồ ăn của người Ấn

Mặc dù là một nước Châu Á nhưng Ấn Độ lại sở hữu nền văn hóa khác biệt. Một trong những nét độc đáo của ẩm thực Ấn chính là hành động ăn bốc bằng tay phải. Quy tắc này nghiêm ngặt đến nỗi người thuận tay trái, khi ăn cũng phải dùng tay phải và ngay cả những món có dạng lỏng như cà ri cũng phải  ăn bằng tay.

7. Philippines

Đất nước Philippin nổi tiếng với các món ăn từ mì

Cũng giống như người Ấn, người Philippin không dùng đũa trên bàn ăn của mình, họ dùng thìa thay cho dao, nĩa, đũa hay bốc tay. Kể cả ăn mì cũng dùng thìa. Chính vì vậy, nếu không muốn bị chú ý khi du lịch Philippin thì đừng dại mà xin một đôi đũa nhé. Ngoài ra, hãy chủ động rót thêm đồ uống cho người ngồi cùng bàn, nếu thấy cốc của họ đã vơi đi phân nửa.

“Khi ở Rome, phải làm theo người Rome”, việc tìm hiểu và học theo các nguyên tắc trong văn hóa cũng như ăn uống khi du lịch nước ngoài, sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập với người dân bản địa và thích nghi với cuộc sống địa phương hơn. Hy vọng những lưu ý trong văn hóa ăn uống của một số nước châu Á mà Cosmos Travel đã chia sẻ đến các bạn trên đây sẽ cần thiết cho các bạn trong những chuyến du lịch sắp tới.

===================================

🔥🔥🔥 HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA HOTLINE :

0982 244 358 ▪ 0982 149 608 ▪ 0969 361 192 ▪ 0337 203 571

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TOUR DU LỊCH/ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN / VÉ MÁY BAY / VISA VÀ CÁC DỊCH VỤ DU LỊCH KHÁC NHANH CHÓNG NHẤT!

----------------------------------

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÁC DỊCH VỤ DU LỊCH:

🔸🔸🔸 COSMOS VIETNAM 🔸🔸🔸

🏢 Tầng 4 - Tòa nhà Đa Năng - 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

📧 Email:

☎ HOTLINE: 0982 244 358 ▪ 0982 149 608 ▪ 0969 361 192 ▪ 0337 203 571

Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn

Người phương Tây với dáng người cao to, tròn mũm, khác biệt hẳn so với người châu Á với dáng người nhỏ nhắn, thon thả. Sự khác biệt này bắt nguồn từ nguồn thực phẩm và chế độ ăn khác nhau. Vậy chế độ ăn của người phương Tây khác gì so với phương Đông?

I. Chế độ ăn của người phương Tây

Trong hầu hết các bữa ăn của người phương Tây, mỗi người sẽ được phục vụ một đĩa đồ ăn và họ sẽ phải ăn hết phần đồ ăn trên đĩa. 

Phần cơ bản của bữa ăn là protein [thường là thịt], với các món kèm theo là rau củ và carbohydrate [bánh mì, khoai tây hoặc pasta…]. Tiếp sau món ăn chính thường là một món tráng miệng ngọt và đôi lúc người ta còn dùng cả đồ uống có đường. 

Bữa ăn của người phương Tây [Nguồn ảnh: ST]

Trong những năm gần đây, người phương Tây có xu hướng chuyển từ những bữa ăn gia đình ăn cùng nhau sang những món ăn vặt và đồ ăn chế biến sẵn, vừa đi vừa ăn hoặc vừa xem tivi vừa ăn. 

Hơn nữa, thói quen ăn uống của người phương Tây hiện đại có hàm lượng chất béo bão hòa, muối, đường và chất béo omega-6 cao nhưng hàm lượng omega-3 và chất xơ thấp. Điều này được cho là có liên quan đến tỷ lệ béo phì, bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và ung thư ruột kết tăng cao. 

Vậy bữa ăn của người phương Tây cụ thể gồm những gì? Hãy cùng Ad khám phá tiếp ngay sau đây.

Một bữa ăn của người phương Tây gồm: đĩa thức ăn riêng gồm thịt và rau củ, bánh mì hoặc khoai tây, nĩa và dao, rượu vang, nước ép hoa quả hoặc nước ngọt có ga.

1. Mỗi người một đĩa

Phần ăn của mỗi người sẽ được phục vụ ngay đầu bữa ăn và việc không ăn hết thức ăn trên đĩa bị cho là thô lỗ. Điều này có thể khiến người ăn khó lòng phản ứng lại các tín hiệu no của cơ thể khi bữa ăn đang diễn ra.

Mỗi người một đĩa riêng và mọi người thường phải ăn hết thức ăn có trên đĩa [Nguồn ảnh: ST]

2. Rau củ là ăn kèm

Rau củ thường được xem là cần thiết nhưng nhàm chán nếu so với món ăn protein. Rau củ được nấu đơn giản bằng cách hấp hoặc luộc. Các loại rau củ khác nhau thường sẽ được nấu riêng.

3. Protein là chính

Phần hấp dẫn nhất của bữa ăn là protein: thường là thịt, đôi khi là cá. Các món ăn kèm được lựa chọn để bổ sung hương vị cho món chính.

Phần hấp dẫn nhất của bữa ăn phương Tây là protein [Nguồn ảnh: ST]

4. Món chính là bánh mì hoặc khoai tây

Bánh mì và khoai tây là những carbohydrate truyền thống nhất, mặc dù gạo và pasta cũng rất phổ biến. Chúng là một phần quan trọng của bữa ăn ở phương Tây.

5. Đồ uống lạnh

Những đồ uống được phục vụ kèm với bữa ăn thường là "đồ lạnh": phổ biến là rượu vang, nước lọc, nước ngọt có ga và nước ép hoa quả.

II. Chế độ ăn của người phương Đông

Chế độ ăn ở phương Đông vô cùng đa dạng, từ canh chua cá kho của Việt Nam, sushi của Nhật Bản cho đến cà ri của Ấn Độ. Nhưng chúng đều giàu các loại gia vị và hương vị đậm đà, ít tập trung vào thịt hơn so với phần lớn ẩm thực phương Tây.

Ẩm thực của các nước châu Á chú trọng vào các món rau củ như một phần chủ đạo của bữa ăn, thay vì xem chúng như một món bổ sung.

Rau củ được xem như một phần chủ đạo của bữa ăn phương Đông [Nguồn ảnh: ST]

Một điểm nữa là vai trò quan trọng của gạo - một loại lương thực chủ chốt trong bữa ăn của người phương Đông. Cùng với các mùi vị và nguyên liệu thường được lựa chọn để cân bằng lẫn nhau. Dẫn đến việc ghép đôi các mùi vị không tương đồng như ngọt và chua, mặn và nóng phổ biến hơn so với ẩm thực phương Tây.

Một bữa ăn ở phương Đông sẽ bao gồm: món cá ăn chung, món rau ăn chung, cơm, đĩa hoặc bát ăn, đũa, món canh ăn chung, nước chấm riêng…

1. Món rau

Rau thường được bày trong một đĩa như một món ăn độc lập, được nấu và nêm nếm cẩn thận, được coi là một món quan trọng ngang với món thịt hay cá chủ đạo. Chúng không đơn giản chỉ là món ăn kèm với phần protein như chế độ ăn của người phương Tây.

Món rau là một trong những món chính của người phương Đông [Nguồn ảnh: ST]

2. Cơm hoặc mì

Các bữa ăn thường có cơm hay mì là món cơ bản bởi lúa là cây dễ trồng tại hầu hết các nước châu Á. Người ta thích gạo trắng [hoặc gạo được tinh chế] dù chúng có giá trị dinh dưỡng thấp hơn gạo lứt, loại gạo vẫn còn nguyên cám.

3. Đồ uống hoặc canh nóng

Món nước là một phần quan trọng của bữa ăn, ở dạng canh, súp, nước chấm hoặc trà. Đồ uống lạnh ít phổ biến hơn trong bữa ăn của người phương Đông.

4. Bát/chén liên tục được lấy thêm thức ăn

Thường thì mọi người sẽ tự lấy thức ăn từ đĩa đồ ăn chung vào bát ăn riêng bao nhiêu lần tùy thích trong suốt bữa ăn. Ở nhiều nền văn hóa phương Đông, việc để lại một ít thức ăn thừa trong đĩa được coi là lịch sự, ý rằng bạn đã ăn no căng bụng và chủ nhà đã đáp ứng hết thảy các nhu cầu của bạn rồi.

Bữa cơm của người Việt Nam [Nguồn ảnh: ST]

III. Chế độ ăn Địa Trung Hải của người phương Tây

Không hẳn chế độ ăn nào của người phương Tây cũng đều không tốt. Ở phương Tây có chế độ ăn Địa Trung Hải, đây được xem là chế độ ăn lành mạnh với ít thịt đỏ, ít các thực phẩm chế biến, đường và muối hơn. Đặc biệt, chế độ ăn này tập trung vào các hạt cốc nguyên cám, rau củ, trái cây và dầu oliu.

Do đó, chế độ ăn Địa Trung Hải giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và bệnh Alzheimer. Đặc biệt, dầu oliu giúp làm giảm các phản ứng viêm nhiễm, giảm lượng cholesterol trong máu và bảo vệ não.

Chế độ ăn Địa Trung Hải lành mạnh với hạt cốc nguyên cám, rau củ, trái cây và dầu oliu [Nguồn ảnh: ST]

IV. Kết luận

Song, không phải cứ chế độ ăn của người phương Tây là xấu hoặc chế độ ăn của người phương Đông là hoàn toàn tốt. Mỗi chế độ ăn sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Quan trọng là chúng ta sẽ lựa chọn thực phẩm và cách chế biến như thế nào để có lợi cho sức khỏe của mình.

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp.

>> Xem thêm: Ăn chay của các tôn giáo khác nhau như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề