Cách tính REE

NUÔI DƯỠNG TĨNH MẠCH CHO BỆNH NHÂN NẶNG HỒI SỨC CẤP CỨU

NUÔI DƯỠNG TĨNH MẠCH CHO BỆNH NHÂN NẶNG HỒI SỨC CẤP CỨU

1.  ĐẠI CƯƠNG

Dinh dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn [TPN]: là đưa các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch vào máu để nuôi dưỡng cơ thể. Các chất dinh dưỡng bao gồm: protein, carbohydrate, lipid, nước, muối khoáng và các chất vi lượng.

Trẻ bệnh nặng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng do stress với đặc trưng là tăng chuyển hóa cơ bản và dị hoá protein mạnh. Vì vậy với bệnh nhân nặng, ngoài điều trị bệnh chính thì việc can thiệp dinh dưỡng sớm, hợp lý đóng vai trò quan trọng.

2.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

2.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ bệnh nặng

Bảng 1. Nhu cầu năng lượng bình thường

Cân nặng

Nhu cầu năng lượng

£ 10 kg

100 Kcal/kg

10 – 20 kg

1000 + 50 Kcal/mỗi kg trên 10

> 20 kg

1500 + 20 Kcal/mỗi kg trên 20

Bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng cho nuôi dưỡng tĩnh mạch

Tuổi [năm]

Kcal/kg

Protein

Phân bố calo

[g/kg]

Chất béo

protein

Carbonhydrat

0-1

80 - 120

2,0 – 2,5

35% - 45%

8% - 15%

45% - 65%

1-10

60 - 90

1,7 – 2,0

30% - 35%

10% - 25%

45% - 65%

11-18

30 - 75

1,0 – 1,5

25% -3 0%

12% - 25%

45% - 65%

Bảng 3. công thức tính năng lượng tiêu hao lúc nghỉ ngơi theo WHO

Tuổi [năm]

Nam

Nữ

0

- 3

60,9 x p[kg] - 54

61,0 x p[kg] - 54

3 - 10

22,7 x p[kg] + 455

22,5 x p[kg] + 499

10

- 18

17,5 x p[kg] + 651

12,5 x p[kg] + 746

Bảng 4. Ảnh hưởng của hệ số hoạt động và yếu tố stress đối với nhu cầu năng lượng của trẻ

Yếu tố

Hệ số x chuyển hóa cơ bản

*Yếu tố hoạt động:

Thở máy,an thần, bất động.

0,8-0,9

Nghỉ tại gường.

1,0-1,15

Đi lại nhẹ nhàng.

1,2-1,3

*Yếu tố stress:

Đói

0,7-0,9

Phẫu thuật.

1,1-1,5

Nhiễm trùng.

1,2-1,6

Vết thương đầu kín.

1,3

Chấn thương.

1,1-1,8

Kém tăng trưởng.

1,5-2,0

Bỏng.

1,5-2,5

Suy tim.

1,2-1,3

Tổng năng lượng tiêu hao [TEE] = Năng lượng tiêu hao lúc nghỉ ngơi

[REE] x hệ số hoạt động [AF] x Yếu tố stress [SF]

Bảng 5. Nhu cầu dịch bình thường

Cân nặng

Lượng dịch

1 - 10 kg

100ml/kg

11 - 20 kg

1000ml + 50ml/kg [cho mỗi cân nặng tăng trên 10kg]

> 20kg

1500ml +20ml/kg [cho mỗi cân nặng tăng trên 20kg]

Bảng 6. Nhu cầu dịch cho bệnh lý

Bệnh lý

Lượng dịch

Không hoạt động thể lực

Nhu cầu cơ bản [NCCB] x 0,7

Suy thận

Nhu cầu cơ bản [NCCB] x 0,3 + nước tiểu

Tăng tiết ADH

Nhu cầu cơ bản [NCCB] x 0,7

Thở máy

Nhu cầu cơ bản [NCCB] x 0,75

Bỏng

Nhu cầu cơ bản [NCCB] x 1,5

Sốt

Nhu cầu cơ bản [NCCB] +12% nhu cầu cơ bản

cho mỗi độ tăng trên 380c

Bảng 7. Nhu cầu chất điện giải cần thiết cho nuôi dưỡng tĩnh mạch

Điện giải đồ

Trẻ < 2 tuổi

Trẻ 2 - 11 tuổi

≥ 12 tuổi

Natri

2-5mEq/kg/ng

3-5mEq/kg/ng

60-150mEq/ng

Kali

1-4mEq/kg/ng

2-4mEq/kg/ng

70-180mEq/ng

Clo

2-3mEq/kg/ng

3-5mEq/kg/ng

60-150mEq/ng

Calci

0,5-4mEq/kg/ng

0,5-3,0mEq/kg/ng

10-40mEq/ng

Magie

0,15-1,0mEq/kg/ng

0,25-1mEq/kg/ng

8-32mEq/ng

phospho

0,5-2mmol/kg/ng

0,5-2mmol/kg/ng

9-30mmol/ng

2.2. Chỉ định nuôi dưỡng tĩnh mạch

-Khi không thể nuôi dưỡng qua đường miệng hoặc đường ruột.

-Khi nuôi dưỡng qua các đường khác nhưng không thể cung cấp đủ nhu

cầu.

-Cụ thể:

+Ngoại khoa: hội chứng ruột ngắn, dò đường tiêu hóa, bỏng diện rộng, tắc ruột cơ giới, Omphalocele/ Gastroschisis, thoát vi cơ hoành bẩm sinh và một số dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, giai đoạn sớm hậu phẫu đường tiêu hóa.

+Nội khoa: suy thận cấp nặng, xuất huyết tiêu hóa nặng, viêm ruột hoại tử thiếu máu cục bộ ruột, viêm tụy cấp, kém hấp thu nặng, sơ sinh

Chủ Đề