Các văn bản sử dụng cho luật thủy sản 2003

Ngày 21/11/2017, Quốc hội đã thông qua Luật số 18/2017/QH14 quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản (gọi tắt là Luật thủy sản 2017). Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày kể từ ngày 01/01/2019.

Luật Thuỷ sản 2017 có nhiều điểm mới so với Luật Thuỷ sản 2003. Với 9 chương, 105 Điều, Luật Thuỷ sản 2017 được đánh giá là có nhiều thay đổi, giảm 1 chương (9/10) và tăng 43 Điều so với Luật thuỷ sản 2003.

Cụ thể, những điểm mới được đưa vào Luật lần này gồm: Quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Điều 10). Theo đó, người dân, Hội, Hiệp hội…tham gia cùng với chính quyền cơ sở quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, từng bước thực hiện chủ trương xã hội hóa, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, là giải pháp hữu hiệu giảm xung đột lợi ích trong cộng đồng và góp phần phát triển bền vững.

Luật Thuỷ sản 2017 cũng có nhiều điểm mới trong quy định về Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Điều 21 và khuyến khích thành lập Quỹ cộng đồng (Điều 22).

Về nuôi trồng thủy sản, được quy định tại Chương III, từ Điều 23 đến Điều 47. Luật đã quy định chi tiết hơn và không bỏ sót các đối tượng nuôi, hình thức nuôi và mục đích của việc nuôi trồng thủy sản

Đặc biệt, Luật Thuỷ sản 2017 đã luật hóa các nội dung liên quan đến chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) trong đó có khuyến nghị của Ủy ban Châu âu (EC)

Sửa đổi mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 như sau: mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thủy sản đối với cá nhân là 1 tỷ đồng.

Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế. Chỉ vài ngày nữa đến Giáng sinh, hiện nay, tại các cửa hàng quà tặng, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, không khí mua bán sôi động, nhộn nhịp. Năm nay, từ cuối tháng 11, các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà sách, cửa hàng kinh doanh đồ trang trí, quà tặng đã nhập các mặt hàng phục vụ Giáng sinh để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng như: cây thông, vòng nguyệt quế, quả châu, hình dán, dây kim tuyến, đèn nháy, bờm tóc, găng tay, mũ, quần áo ông già Noel… với nhiều mức giá, mẫu mã, từ bình dân đến cao cấp.

Tháng 11-2003, Luật Thủy sản được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ tháng 7-2004. Sau 13 năm thực hiện, tại Quảng Ninh, Luật Thuỷ sản và các văn bản dưới luật đã dần đi vào cuộc sống, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư tham gia vào việc khai thác, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên, cho đến nay một số quy định về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập khó triển khai hoặc chưa theo kịp với sự phát triển nhanh của ngành.

Các văn bản sử dụng cho luật thủy sản 2003
Lực lượng chức năng thu giữ kích điện trên tàu cá QN-1068-TS của ông Tạ Văn Sông, trú tại phường Phương Nam, TP Uông Bí đang đánh bắt hải sản trên Vịnh Hạ Long. Ảnh: Đặng Hương (CTV)

So với những địa phương ven biển khác, Quảng Ninh có hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản diễn ra rộng khắp với nhiều phương pháp, ngành nghề. Những nghề du nhập (đăng đáy, te xiệp, lồng xếp, lồng bát quái, bơm nước tạo áp lực, lưới kéo kết hợp tích điện, nghề cào...), mang lại năng suất, hiệu quả cao hơn so với các nghề, phương pháp khai thác truyền thống của ngư dân. Tuy nhiên, mặt trái của nó là mang tính hủy diệt khu vực sinh sản, tận thu, tận diệt môi trường sống của các loại thủy sản. Trong những năm qua, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND tỉnh đã ban hành khu vực cấm khai thác có thời hạn, khu vực cấm khai thác và nghề cấm khai thác. Đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, kiên quyết xử lý hành vi xâm hại môi trường sống của các loài thủy sản. Thống kê từ năm 2003 đến nay, các địa phương đã thả bổ sung vào các vùng nước tự nhiên 4.226 vạn giống thủy sản các loại; từ năm 2012-2016 đã vận động ngư dân thả về biển 15 cá thể vích, đồi mồi, 35kg san hô thuộc danh mục loài thủy sinh quý hiếm. Đặc biệt, thực hiện phân cấp trong quản lý nguồn lợi thủy sản, năm 2014, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định 2418, quy định quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, trong đó phân cấp quản lý vùng biển ven bờ cho UBND cấp huyện, xã. Từ khi Quyết định có hiệu lực đến nay, các sở, ngành, địa phương trên toàn tỉnh đã kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hàng nghìn trường hợp, nhắc nhở, cưỡng chế, thu giữ các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt (kích điện, vật liệu nổ…), thu phạt nộp ngân sách trên 3,2 tỷ đồng. Riêng với công tác bảo tồn, thực thi Luật Thủy sản 2003, tỉnh cũng đang thực hiện xây dựng quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn biển ở Cô Tô, đảo Trần; phê duyệt dự án xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui tại huyện Tiên Yên.

Tuy nhiên, sau nhiều năm cùng với sự phát triển KT-XH, việc thực thi Luật Thủy sản năm 2003 vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, dẫn đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn như: Nguồn kinh phí ngân sách bố trí cho các hoạt động điều tra hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới hiện trạng phát triển nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nội địa, vùng biển hàng năm không được đánh giá, cập nhật đầy đủ. Vì vậy không thể đề xuất chính xác hạn ngạch được phép khai thác, nhằm cân bằng giữa sản lượng đánh bắt và sản lượng hải sản tái sinh tự nhiên, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm do mật độ khai thác tập trung quá dày, nhất là tại khu vực ven bờ. Một trong những giải pháp quan trọng trong bảo tồn, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản, nhất là bảo vệ các loài thủy sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao là phải thành lập các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn loài, nhưng trong Luật Thủy sản 2003 rất ít đề cập, chưa quy định cụ thể về các nội dung này, dẫn đến việc quy hoạch và thành lập các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh triển khai chậm. Luật Thủy sản 2003 còn bỏ ngỏ quy định về quản lý khai thác thủy sản vùng bãi triều, chỉ quy định hoạt động khai thác thủy sản bằng phương tiện tàu biển. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, tận diệt nguồn lợi thủy sản.

Mặt khác, Luật còn thiếu các quy định cụ thể về mô hình quản lý cộng đồng, nên hoạt động đồng quản lý trong nghề cá tại Quảng Ninh chưa được phát triển một cách thực chất, mà chủ yếu dựa trên sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức phi chính phủ, khi không còn nguồn lực thì không thể duy trì được. Đồng thời, quy định về loài cấm khai thác, vùng cấm khai thác có thời hạn và loài thủy sinh quý hiếm không được rà soát cập nhật thường xuyên dẫn đến khó áp dụng trong thực tiễn tại Quảng Ninh. Một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao (ngán, ốc đá, ốc màu,...) chưa quy định kích thước khai thác dẫn đến khó quản lý. Ông Đỗ Quang Sáng, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh, trăn trở: Ở các nước khác, mùa cá sinh sản đều cấm đánh bắt và quy định rõ ràng về loài, kích thước. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt rất nghiêm. Tôi thật sự rất xót xa khi con cá bé bằng ngón tay cũng bị bà con đánh bắt, vì thế mới có câu chuyện tận diệt và thiếu nguyên liệu trầm trọng cho các nhà máy chế biến thủy sản.

Trao đổi về những hạn chế trên, ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Hiện Sở đã tham mưu UBND tỉnh, trình những kiến nghị, đề xuất với Bộ NN&PTNT, tránh tình trạng ban hành Luật nhưng không thực hiện được. Dự kiến tháng 10, Bộ NN&PTNT sẽ trình Quốc hội thông qua Luật Thủy sản (sửa đổi).