Các loại vaccine astrazeneca sản xuất ở đâu

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2021 - Hôm nay,  Việt Nam đã tiếp nhận lô vắc-xin COVID-19 thứ hai từ Cơ chế Covax với 1.682.400 liều.

Trước lô vắc-xin này, Việt Nam đã nhận lô đầu tiên từ COVAX vào tháng Tư năm 2021. Lô vắc-xin này nằm trong số 4,1 triệu liều vắc-xin được cam kết hỗ trợ miễn phí cho Việt Nam của Cơ chế COVAX, một cơ chế quốc tế nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng với vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu. Cơ chế COVAX do Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh [CEPI], Liên minh Vắc-xin, Gavi và Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đồng khởi xướng, UNICEF là đối tác triển khai chính.

Từ khi lô hàng vắc-xin đầu tiên đến Việt Nam vào tháng Tư, đã có hơn 876.346 người đã được tiêm vắc-xin COVID-19 ở Việt Nam, chủ yếu là cán bộ y tế và các nhân viên tuyến đầu khác. Lô vắc-xin bổ sung này sẽ giúp Bộ Y tế mở rộng phạm vi tiêm phòng đến nhiều người ở các nhóm ưu tiên, đồng thời cung cấp liều thứ hai cho những người đã được tiêm liều đầu tiên.

Lô vắc-xin Vaxzevria® lần này [trước đây được gọi  là Vắc-xin COVID-19 AstraZeneca] do  AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Lô hàng này  được  vận chuyển từ cơ sở sản xuất của Catalent Biologics ở Anagni, Italy. Vắc-xin Vaxzevria COVID-19 đã được WHO cấp phép sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp và đã được tiến hành tiêm thành công tại Việt Nam kể từ tháng 3 năm 2021 dưới tên cũ.

Thông tin thêm:

Trong nhiều tháng qua, các đối tác COVAX bao gồm CEPI, GAVI, WHO và đối tác cung ứng UNICEF, đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực sẵn sàng và triển khai vắc-xin COVID-19 trên toàn quốc. Các đối tác đã hỗ trợ tích cực Việt Nam xây dựng Kế hoạch Tiêm chủng Quốc gia, vì Việt Nam tham gia Cam kết Thị trường Trước [AMC]. AMC là một cơ chế tài chính sáng tạo để giúp đảm bảo tiếp cận toàn cầu và công bằng với vắc-xin COVID-19.

Thông tin dành cho biên tập viên

Xem thêm ảnh và video của lô hàng thứ hai tại đây

Ghi chú tin tức COVAX đầy đủ cho các biên tập: //www.who.int/initiative/act-accelerator/covax/covax-news-note-to-editors

Danh sách các cam kết của nhà tài trợ cho Gavi COVAX AMC: //www.gavi.org/sites/default/files/covid/covax/COVAX-AMC-Donors-Table.pdf

Trang COVAX của UNICEF: //www.unicef.org/supply/covax-ensuring-global-equitable-access-covid-19-vaccines

Trang WHO Việt Nam:  Vắc-xin COVID-19 Oxford/AstraZeneca: những điều bạn cần biết [who.int]

Liên hệ báo chí:

UNICEF hoạt đông ở những nơi khó khăn nhất trên thế giới, tiếp cận những trẻ em thiệt thòi nhất trên thế giới. Để cứu mạng sống của trẻ em. Bảo vệ quyền trẻ em. Giúp trẻ em phát triển hết tiềm năng của mình. Hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, UNICEF làm việc vì mọi trẻ em, ở mọi nơi, mỗi ngày, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người. Và chúng tôi không bao giờ lùi bước. Để biết thêm thông tin về COVID-19, hãy truy cập //www.unicef.org/vietnam/vi/covid-19

Để biết thêm thông tin các chương trình và dự án của UNICEF dành cho trẻ em, hãy truy cập //www.unicef.org/vietnam/vi 

Đồng hành cùng UNICEF trên Facebook, Instagram, Twitter và TikTok

CÁC LOẠI VẮC XIN COVID-19

Vắc xin AstraZeneca

Ngày đăng 25/07/2021 | 22:24 |Lượt xem: 4191

Vắc xin AstraZeneca là vắc xin phòng Covid-19 được Tổ chức Y tế giới [WHO] thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Vắc xin được sản xuất ở nhiều nước: Hàn Quốc, Italia, Nhật Bản, Ấn độ…

TIN LIÊN QUAN

Tại Việt Nam vắc xin Covid-19 AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại quyết định số 983/QĐ-BYT ngày 01/2/2021.

Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm 2 mũi, cách nhau 8-12 tuần.

Phản ứng sau tiêm vắc xin Astra Zeneca

- Rất phổ biến [≥10%] như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh [rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến là sốt ≥ 38 độ C].

- Phổ biến [từ 1% đến dưới 10% ] sưng và đỏ tại vị trí tiêm.

- Cũng như các vắc xin khác có thể có tai biến nặng, phản ứng phản vệ, thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu được ghi nhận.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, phản ứng được báo cáo đau tại chỗ tiêm [>60%], nhức đầu, mệt mỏi [> 50%]; đau cơ, khó chịu [>40%]; sốt, ớn lạnh [>30%]; và đau khớp, buồn nôn [>20%]. Phần lớn các phản ứng bất lợi ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và thường hết trong vài ngày sau tiêm chủng.

Thực tế ghi nhận phản ứng sau tiêm

- Hầu hết là phản ứng thông thường như khuyến cáo.

- Các trường hợp nhập viện theo dõi, điều trị gồm sốt cao, nhịp nhanh, kẹt huyết áp, phản ứng phản vệ.

- Thời gian xuất hiện sớm trong vòng 1 giờ đầu sau tiêm, hầu hết trong ngày đầu, gồm các dấu hiệu:

+ Hoa mắt chóng mặt, bồn chồn

+ Buồn nôn, nôn, nôn khan, đau bụng/tiêu chảy.

+ Ngứa, phát ban/mẩn đỏ toàn thân, phù mặt

+ Run tay chân, vã mồ hôi, da tái, ớn lạnh

+ Tê mặt, tê bì tay chân, co quắp tay chân

+ Tức ngực, khó thở

+ Huyết áp tăng hoặc tụt, mạch nhanh

[Tổng hợp từ tài liệu của Bộ Y tế]

Phạm Thị Hồng Thương

Các tin khác

  • Vắc xin Sputnik V
  • Thông tin về vắc xin COVID-19 [Vero Cell] bất hoạt của Sinopharm
  • Thông tin về vắc xin phòng Covid-19 Moderna
  • Thông tin về vắc xin Comirnaty của Pfizer- BioNTech

VĂN BẢN MỚI

  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc [ADR] tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 128/QĐ-SYT ngày 19/1/2022 thu hồi Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A
  • 226/SYT-QLHNYDTN Kế hoạch đánh giá duy trì đáp ứng cơ sở kinh doanh dược năm 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa [Mới]

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Liên kết Website

Chọn liên kết

Thống kê truy cập

Đang online: 663

Lượt truy cập trong tuần: 125027

Lượt truy cập trong tháng: 42752

Lượt truy cập trong năm: 4417417

Tổng số truy cập: 32212690

Video liên quan

Chủ Đề