Các biện pháp xử lý ruồi trong chăn nuôi

Sự xuất hiện của ruồi trong các trang trại heo khiến đàn heo chậm lớn, cụ thể thay vì 109 ngày thì cần tới 121 ngày. Ở trại gà, ước tính 20% sản lượng trứng bị sụt giảm khi có ruồi ghé thăm. Không những thế, ruồi còn đem đến hơn 100 loại vi trùng, vi khuẩn, trứng giun, và cả nấm, trong đó có khoảng 65 loại gây hại cho vật nuôi và cả con người.

1. Các bệnh do ruồi gây ra trên gia súc, gia cầm

Ký sinh trùng Thelazia và bệnh viêm kết mạc, mù lòa

Thelazia là tên một loại giun tròn, nằm trong mắt, tuyến lệ, giác mạc của động vật có vú và gia cầm, kể cả người. Thelazia chủ yếu lây qua đường tuyến lệ, khi ruồi bu đậu vào mắt vật chủ bị bệnh, ấu trùng Thelazia đi vào ruồi, phát triển và trú ngụ tại miệng ruồi, từ đó tiếp tục lây qua vật chủ khác khi ruồi di chuyển, bu đậu vào mắt vật chủ khác để ăn nước mắt và tiết lệ đạo. Giun Thelazia ở trong mắt vật chủ gây viêm và chảy nước mắt, bệnh nặng có thể gây ra chứng sợ ánh sáng, phù, viêm kết mạc và mù lòa.

Bệnh giun chỉ Onchocerca

Tương tự như Thelazia, giun chỉ Onchocerca cũng gây nên các triệu chứng viêm kết mạc, mù lòa. Ngoài ra, giun chỉ còn nằm dưới da khắp cơ thể vật chủ, gây nên những nốt sần, ngứa. Bệnh nặng gây ra cấu trúc tổn thương nghiêm trọng và gây mù lòa vĩnh viễn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Onchocerciasis trên toàn thế giới chỉ đứng sau bệnh đau mắt hột là một nguyên nhân gây lây nhiễm của bệnh mù.

Các biện pháp xử lý ruồi trong chăn nuôi

Hình: Ruồi đen Simulium damnosum và O.volvulus từ một khối u da của một bệnh nhân từ Zambia, nhuộm màu với H & E[7]

2. Cách diệt ruồi hiệu quả tại các trang trại gia súc, gia cầm

Diệt ruồi là một trong các biện pháp cần thiết và quan trọng tại tất cả trang trại chăn nuôi. Diệt ruồi hiệu quả sẽ giúp giảm bớt tình hình lây nhiễm bệnh, từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh ở gia súc và gia cầm.

Biện pháp sử dụng thuốc diệt ruồi đạt các yêu cầu: hiệu quả cao, tiêu diệt nhanh, và không gây ảnh hưởng đến vật nuôi luôn được người chăn nuôi tìm kiếm. Hiểu được nhu cầu đó, công ty Cổ phần Đầu Tư Hợp Trí đã nghiên cứu và cho ra đời thuốc diệt ruồi Topfly, với cơ chế thu hút dẫn dụ ruồi bu vào các bìa quét thuốc, cô lập ruồi và tiêu diệt ngay.

Với phương pháp này, chủ trang trại không cần phun thuốc trực tiếp vào chuồng trại, và hiệu quả cao hơn các loại thuốc phun xịt côn trùng khác khi lượng thuốc không bị phân tán, tiêu hao vào không khí.

Thuốc diệt ruồi Topfly với công thức tiên tiến, gồm hoạt chất chính Thiamethoxam 10% kết hợp hợp chất dẫn dụ giới tính pheromone và đường, sữa, thu hút mạnh, diệt ruồi nhanh, là giải pháp diệt ruồi hữu hiệu và rất tiện sử dụng cho hầu hết trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Các biện pháp xử lý ruồi trong chăn nuôi

Cách sử dụng thuốc diệt ruồi Topfly

Rất đơn giản và dễ thực hiện ở hầu hết các trang trại:

  • Khuấy 20g thuốc với 16ml nước ấm và quét lên các loại bìa quét (bìa cứng, nhựa…).
  • Treo bìa tại các nơi thích hợp ruồi hay bu đậu, bên trong chuồng trại.
  • Ruồi sẽ bị thu hút vào bìa quét và hạ gục ngay.

Các biện pháp xử lý ruồi trong chăn nuôi

Vệ sinh và loại trừ

Bất cứ khi nào có thức ăn rơi, rác, trứng vỡ hay gia cầm chết thì ngay lập tức cần vệ sinh và tiêu hủy để tránh ruồi có thể làm tổ trên đó.

Hệ thống nước uống nên được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng không có rò rỉ.

Khu vực để rác không nên được lưu trữ trong trang trại hoặc lây lan trên đất liền kề trang trại. Nó phải được loại bỏ ở khu vực có khoảng cách ít nhất là 3,2 km từ trang trại và xử lý theo quy định.

Máng thức ăn luôn phải được dọn sạch ngay sau các lần cho ăn.

Các biện pháp xử lý ruồi trong chăn nuôi

Ruồi cũng có thể được loại trừ khỏi trang trại với việc sử dụng lưới che hoặc quạt. Quạt hút gió hướng luồng khí ra bên ngoài sẽ ngăn ruồi vào trang trại. Lưới che nên được đặt ở cửa ra vào, cửa sổ và cửa vào. Các vật liệu làm lưới thường là thép không gỉ, thép tráng, PVC và nhôm. Kích thước các lỗ phải nằm trong khoảng 0,88 - 1,22 mm để loại trừ ruồi một cách hiệu quả.

Phương pháp hóa học

Thuốc sát trùng là một phương pháp hiệu quả để giảm mật độ ruồi ban đầu và là thành phần chính của chương trình an toàn sinh học tốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng với những trang trại trống. Trang trại nên được làm sạch hoàn toàn và khử trùng trước khi sử dụng thuốc. Người nuôi phải trang bị quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ và bảo vệ mắt khi thao tác. Trộn dung dịch thuốc sát trùng với nước sạch theo khuyến nghị của nhà sản xuất và chỉ sử dụng bình xịt sạch phun thuốc. Biện pháp này áp dụng có hiệu quả cho các bề mặt nhà không thấm nước như gỗ cứng, sơn hoặc sơn phủ. Sau khi xong, cần rời khỏi khu vực trang trại và để thuốc khử trùng khô hoàn toàn (2 - 3 giờ). Sau khi sấy khô, những sản phẩm này vô hại với gia cầm và con người. Thuốc sát trùng vẫn có hiệu quả trong 2 - 3 tháng.

Bên cạnh đó, thuốc diệt côn trùng cũng được sử dụng để kiểm soát ấu trùng ruồi và thường được dùng dưới dạng phun hoặc rải hạt trên phân gia cầm hay cũng có thể rải trực tiếp lên rác trong trang trại nuôi gà thịt. Tuy nhiên, khi sử dụng, cần lưu ý các vấn đề:

Thuốc diệt côn trùng có hiệu quả nhất đối với ấu trùng nên thời gian là rất quan trọng. Thời gian tốt nhất để áp dụng là 2 tuần sau khi nuôi gia cầm.

Thuốc diệt côn trùng hoạt động chậm và có thể mất 1 - 2 tuần để có hiệu lực.

Do nguy cơ ruồi phát triển sức đề kháng, chỉ nên sử dụng hai lần trong vòng đời của mỗi đàn.