Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước vào thế giới của cái đẹp

Ngữ văn 11 - Mở bài kết bài Chữ người tử tù

  • I. Cách mở bài Chữ người tử tù
    • 1. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 1
    • 2. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 2
    • 3. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 3
    • 4. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 4
    • 5. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 5
    • 6. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 6
    • 7. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 7
    • 8. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 8
  • II. Cách kết bài Chữ người tử tù
    • 1. Kết bài gián tiếp chữ người tử tù
    • 2. Kết bài nâng cao chữ người tử tù
    • 3. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 3
    • 4. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 4
    • 5. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 5
    • 6. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 6
    • 7. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 7
    • 8. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 8

Để giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 11 và làm bài phân tích tác phẩm Chữ người tử tù hay hơn, VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Mở bài Chữ người tử tù. Nội dung tài liệu được tổng hợp chi tiết và ngắn gọn bao gồm các mẫu kết bài và mở bài tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân sẽ giúp các bạn học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn học sinh tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

  • Mở bài Hai đứa trẻ
  • Soạn bài lớp 11: Chữ người tử tù
  • Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
  • Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

I. Cách mở bài Chữ người tử tù

1. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 1

Nguyễn Tuân là 1 trong những tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Cả cuộc đời ông luôn khao khát đi tìm cái đẹp để sáng tạo những kiệt tác văn học bất hủ. Và tác phẩm truyện ngắn "chữ người tử tù" cũng mang những nét đẹp đó. Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công nhân vật …… [Huấn Cao, Viên quản ngục] hoặc tác phẩm [truyện ngắn] đã được xây dựng bởi 1 cốt truyện vô cùng độc đáo chỉ có ở ông.

2. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 2

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nghệ sĩ tài hoa. Mỗi lời văn của Nguyễn Tuân đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ [Tạ Tỵ]. Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù. Nối bật lên trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

3. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 3

Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông mĩ là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn tuân phải là hiện thân của cái đẹp. Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Trong cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện. Ông lại còn kết hợp mĩ với dũng. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” [1939] trong tập “Vang bóng một thời” là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.

4. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 4

Băng qua những mảng màu không gian tiềm thức,nhấn chìm mọi cái xấu xa độc ác hèn mọn, vượt lên khoảng không tối tăm u uất,cái đẹp mang trong mình sức sống thiện lương soi sáng lương tâm con người. Là một con người suốt đời đi tìm cái đẹp,Nguyễn Tuân đã rót vào những trang văn tất thảy những điều đẹp nhất trên cõi trần. ”Chữ người tử tù“ đã mang trọn nét tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao – sáng bừng lên vẻ đẹp tài hoa,khí phách và thiên lương sáng trong tựa như ngọc.

5. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 5

Ta vẫn ca ngợi biết mấy những con người “biệt nhỡn liên tài”,những con người vẫn hằng mang trong mình khí phách ngạo nghễ ,hiên ngang mà còn có một tấm lòng biết trân trọng cái đẹp,trân trọng giá trị con người.Đó còn có thể là ai khi không phải là Huấn Cao – hình tượng nhân vật mang đậm nét tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân trong “ Chữ người tử tù”.Sống trong xã hội ngột ngạt,bất công,vẻ đẹp thiên lương tỏa ra thứ ánh hào quang sáng ngời như chính phẩm chất của con người Huấn Cao.

6. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 6

Hình như đâu đó vẫn hắt lại ánh sáng đỏ rực của ngọn đuốc tẩm dầu, rọi lên trên tấm lụa bạch trắng tinh con nguyên vẹn lần hồ. Trong khung cảnh ngục tù tăm tối,lại diễn ra một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” – cảnh tượng cho chữ của Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của con người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân. Và từ giây phút đó, vẻ đẹp của tâm hồn thiện lương đã lên ngôi và tỏa sáng, xóa nhòa mọi sự dơ bẩn, dung tục và tầm thường nơi ngục tù đầy rẫy những tội lỗi. Tác phẩm đã làm nổi bật lên một chân lí giữa chốn uy quyền và bạo lực này: cái đẹp luôn chiến thắng cái ác, cái thiêng liêng, thánh thiện không tồn tại trong một môi trường dung tục, tầm thường.

7. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 7

Nguyễn Tuân là nhà thơ "suốt đời đi tìm cái đẹp", bởi vậy qua mỗi trang văn của ông ta đều bắt gặp những vẻ đẹp lộng lẫy, kì vĩ mà cũng đầy bí ẩn của thiên nhiên, đó còn là vẻ đẹp trí dũng, tài hoa nghệ sĩ bên trong chính những con người bình thường, trong những công việc bình thường. Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tuân viết trước cách mạng tháng 8, truyện đã khắc họa thành công vẻ đẹp của tài năng, phẩm chất và bản lĩnh phi thường của người tử tù Huấn Cao, vẻ đẹp ấy vẫn tỏa rạng ngay trong điều kiện gian khổ, ngặt nghèo nhất.

8. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 8

Nhà văn Pauxtopki từng khẳng định: “Nhà văn là người dẫn đường đến xứ xở của cái đẹp. Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước vào thế giới của cái đẹp”. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có một lí tưởng riêng. Nếu Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới cái đẹp dịu dàng, êm đềm mà u buồn, man mác thì Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ tận hiến suốt đời cho cái đẹp lại dẫn ta đến thế giới thanh cao, sang trọng, lịch lãm mà cổ kính. Trong thế giới nghệ thuật độc đáo ấy của Nguyễn Tuân nổi bật lên hình tường Huấn Cao – nhân vật chính của “Chữ người tử tù”, một nét son chói lọi trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân

9. Mở bài Chữ người tử tù - Bài làm 9

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987, là một trong những nhà văn xuất sắc nhất Việt Nam thế kỉ XX. Ông quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học khi Hán học đã tàn. Dấu ấn Nho học in đậm trong các tác phẩm của ông. Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ được mệnh danh “suốt đời đi tìm cái đẹp”. Ông là người đã góp phần thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc.

II. Cách kết bài Chữ người tử tù

1. Kết bài gián tiếp chữ người tử tù

Vẫn là Nguyễn Tuân, vẫn cái chất tài hoa uyên bác sáng ngời trong từng câu chữ, nhà văn đã thực sự thành công khi xây dựng hình tượng mà bấy lâu ông hằng tìm kiếm. Huấn Cao và viên quản ngục - 2 nhân vật, ở 2 tầng lớp khác nhau, thế nhưng lại chung một ý nguyện yêu cái đẹp,nâng niu và say mê cái đẹp. Như vậy, họ lại là tri kỉ. Tác phẩm đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ, đúng như cái tên mà Nguyễn Tuân từng được ví ”cây đại thụ của ngôn ngữ”.

2. Kết bài nâng cao chữ người tử tù

Tác phẩm “Chữ người tử tù” đã đi vào một cái tài, một nghệ thuật tao nhã của một nho sĩ cuối mùa tài hoa bất đắc chí nhưng vẫn nhất quyết giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn. Đó chính là đạo lí sống của những con người tài tử, khẳng định chân lí sống và vẻ đẹp bất tử của những linh hồn mang cả thời đại vào cõi vĩnh hằng.

3. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 3

Có thể nói Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là tuyệt bút "gần tới sự toàn diện, tuyệt mĩ" của văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ đơn thuần mang đến một câu chuyện, một cuộc gặp gỡ giữa một người tử tù và viên quản ngục mà qua đó nhà văn Nguyễn Tuân còn khẳng định được giá trị, sức mạnh của cái đẹp, nó không chỉ tạo nên mối đồng cảm giữa những tâm hồn đẹp mà còn "thanh lọc" tâm hồn, hướng con người ta đến cái thiện.

4. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 4

Đọc xong Chữ người tử tù, những cảm xúc như bị lắng đọng lại sau cuộc gặp gỡ và lời khuyên của người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Câu chuyện có kết thúc mở nên không ai biết số phận của Huấn Cao và quyết định của viên quản ngục sau đó như thế nào nhưng nhìn vào sự chân thành của Huấn Cao cùng thái độ trân trọng, sự xúc động của viên quản ngục khi nhận chữ chúng ta có cơ sở để tin rằng cái thiện, cái đẹp đã chiến thắng, rằng viên quản ngục sẽ "lĩnh giáo" lời khuyên của Huấn Cao mà từ bỏ chốn ngục tù, bảo vệ thiên lương trong sáng. Cái hay của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn này là mở ra nhiều liên tưởng, suy ngẫm cho người đọc mà không "đóng khung" câu chuyện trong một giới hạn hay những cảm nhận chủ quan.

5. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 5

Qua việc sáng tạo nên tình huống truyện đặc sắc kết hợp với thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, hình ảnh sống động, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân không chỉ thành công dựng lên hình tượng Huấn Cao - một người nghệ sĩ tài hoa, một người anh hùng khí phách, bản lĩnh mà còn gửi gắm được những thông điệp lớn lao. Chữ người tử tù đã cho thấy được chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, sức mạnh của cái đẹp, cái cao thượng có thể đẩy lùi bóng tối, cái bạo tàn, đó cũng là chiến thắng của tinh thần hiên ngang, bất khuất không cam chịu cuộc sống nô lệ của dân tộc.

6. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 6

Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc, một trong những tác phẩm thành công nhất trong tập "Vang bóng một thời" của nhà văn Nguyễn Tuân. Qua truyện ngắn chúng ta không chỉ bắt gặp hình ảnh đẹp của người anh hùng Huấn Cao tài hoa, khí phách hơn người mà còn cảm nhận được những quan niệm về nghệ thuật sâu sắc của Nguyễn Tuân: trong bất cứ hoàn cảnh nào, cái đẹp nghệ thuật chân chính cũng sẽ ngời sáng, tạo cầu nối giữa những tâm hồn và hướng con người ta đến cái thiện, đến những điều tốt đẹp.

7. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 7

Chữ người tử tù là tác phẩm mà ở đó khắc họa sâu sắc rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Ông luôn nhìn con người và sự vật dưới góc nhìn nghệ thuật, thẩm mỹ. Từ đó, bằng ngòi bút tài hoa nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã dẫn người đọc vào xứ sở của cái đẹp, cùng những chiêm nghiệm sâu sắc về cái đẹp.

8. Kết bài Chữ người tử tù mẫu 8

Qua “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân gửi gắm tư tưởng sâu sắc về cái đẹp: Cái đẹp cứu rỗi nhân loại, cái đẹp đã giúp Huấn Cao và người quản ngục từ hai vị thế đối lập nhau trở thành tri kỉ của nhau, cái đẹp giúp Huấn Cao bất tử, và cái đẹp đã cảm hóa tâm hồn của người quản ngục. Đồng thời, qua tác phẩm này, người đọc thấy được ngòi bút dựng cảnh tài hoa của Nguyễn Tuân và vốn hiểu biết, am tường của nhà văn về nghệ thuật cổ điển.

  • Tóm tắt tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
  • Soạn bài Chữ người tử tù
  • Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm "Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân – bài mẫu 2

------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Mở bài và kết bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho cho chúng ta thấy được những mẫu mở bài và kết bài phân tích Chữ người tửu tù. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau: Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11, Ôn thi khối C để có thêm tài liệu học tập nhé

Video liên quan

Chủ Đề