Hiện tượng khi quẹt đầu que diêm vào lớp thuốc ở hộp diêm

Đối với họ người, xem Diêm [họ].

Diêm là một dụng cụ tạo lửa phổ biến từ thời kỳ cận đại tới nay.

Một que diêm đang cháy

Trong lịch sử, thuật ngữ phù hợp đề cập đến chiều dài của dây [sau này cambric]tẩm hóa chất, và được phép đốt cháy liên tục. Chúng được sử dụng để đốt lửa và châm ngòi súng và pháo. như vậy được đặc trưng bởi tốc độ cháy của nó, tức là diêm cháy nhanh và cháy chậm. Tùy thuộc vào công thức của nó, một que diêm chậm cháy với tốc độ khoảng 30 cm [1 ft] mỗi giờ và một que diêm nhanh chóng ở 4 đến 60 cm [2 đến 24 in] mỗi phút.

Tương đương hiện đại của loại diêm này là que gỗ đơn giản, vẫn được sử dụng trong pháo hoa để có được độ trễ thời gian có kiểm soát trước khi đánh lửa. Ý nghĩa ban đầu của từ này vẫn tồn tại trong một số thuật ngữ pháo hoa, chẳng hạn như diêm đen [que diêm tẩm bột đen]và bengal [một quả pháo hoa giống như tia lửa tạo ra một ngọn lửa màu, cháy tương đối dài]. Nhưng, khi các trận đấu ma sát trở nên phổ biến, chúng trở thành đối tượng chính có nghĩa là thuật ngữ này.

Từ "match" bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ "mèche" đề cập đến bấc của một ngọn nến

Một ghi chú trong văn bản Đường Kiều Tranh,được viết vào năm 1366, mô tả một que diêm lưu huỳnh, những que gỗ thông nhỏ tẩm lưu huỳnh, được sử dụng ở Trung Quốc bởi "những người phụ nữ triều đình nghèo khó" vào năm 577 sau Công nguyên trong cuộc chinh phục Bắc Tề. Trong Năm triều đại và Mười vương quốc [907-960 sau Công nguyên], một cuốn sách có tên Records of the Unworldly and the Strange được viết bởi tác giả Trung Quốc Tao Gu vào khoảng năm 950 đã tuyên bố:

Nếu có trường hợp khẩn cấp vào ban đêm, có thể mất một thời gian để làm cho ánh sáng thắp sáng đèn. Nhưng một người đàn ông khéo léo đã nghĩ ra hệ thống ngâm những que gỗ thông nhỏ với lưu huỳnh và lưu trữ chúng sẵn sàng để sử dụng. Chỉ bằng một chút lửa, chúng bốc cháy. Người ta có một ngọn lửa nhỏ như một tai ngô. Điều kỳ diệu này trước đây được gọi là "nô lệ mang ánh sáng", nhưng sau đó khi nó trở thành một bài báo thương mại, tên của nó đã được đổi thành 'cây gậy tấc lửa'.

Một văn bản khác, Ngũ Lâm Búa là vậy,có niên đại từ năm 1270 sau Công nguyên, liệt kê các diêm lưu huỳnh như một thứ gì đó được bán ở các chợ Của Hàng Châu,khoảng thời gian Marco Polo đến thăm. Các loại diêm được gọi là fa chu hoặc tshui erh.

Diêm ban đầu là loại diêm ma sát, vốn có thể tự cháy khi quẹt vào bất cứ bề mặt thô nhám nào. Diêm loại này do nhà hóa học John Walker sáng chế năm 1827 với đầu que sử dụng hỗn hợp lưu huỳnh, phosphor trắng, oxit chì, oxit mangan. Ma sát sinh ra nhiệt và ở 40 độ thì diêm bắt lửa. Tuy nhiên chính vì thế diêm trở nên kém an toàn, chỉ va chạm nhẹ cũng có thể gây hỏa hoạn. Thêm vào đó, phosphor trắng sử dụng ở đầu diêm rất độc. Diêm có thể cháy mức cao nhất lên đến 4000 độ C.

Diêm an toàn được thiết kế lại bằng việc sử dụng phosphor đỏ vốn không tự cháy khi ma sát thông thường, nhưng nếu trộn với kali clorat [clorat kali] thì lại dễ cháy. Trong sản phẩm diêm an toàn hiện nay, kali clorat được tách riêng khỏi phosphor đỏ để ngăn cháy ngoài ý muốn. Que diêm được thiết kế dưới dạng que nhỏ làm bằng gỗ, đầu tẩm lưu huỳnh và bọc kali clorat. Vỏ bao diêm [hoặc tờ bìa đi kèm kẹp diêm] thì bôi phosphor đỏ. Người sử dụng quẹt đầu kali clorat vào phần phosphor đỏ để ma sát tạo ra sự cháy.

 

Một số loại diêm cổ

Khi lấy đầu đỏ của diêm rồi trộn với phosphor đỏ thì sẽ tạo ra nổ nếu đập mạnh vào, vì ai cũng biết đó là một hỗn hợp dễ phát nổ. Do tác động của vật cứng nào đó nên nó nổ tương tự như thuốc nổ[1] tùy theo liều lượng. Đã có những trường hợp bị thương, bỏng, mất bộ phận cơ thể, tổn thương vĩnh viễn.

Diêm được sản xuất nhanh, đại trà và giá thành rất rẻ nên phổ biến toàn cầu. Tuy nhiên diêm thường không giữ được lâu, dễ phát sinh hỏa hoạn và dễ hư hỏng vì ẩm. Hiện nay, các phương pháp khác để tạo ra lửa tiện lợi, sạch sẽ và đơn giản hơn [như sử dụng bật lửa, điện] trở nên phổ biến khiến trong nhiều trường hợp diêm đã không còn là lựa chọn của người sử dụng.

  •  

Ảnh chụp một que diêm đang cháy

  •  

    Một số que diêm [que màu đen là que đã sử dụng]

  • Bật lửa

  1. ^ “Thuốc nổ”, Wikipedia tiếng Việt, ngày 5 tháng 9 năm 2021, truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Diêm&oldid=68109536”

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2022
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: hoặc

Nêu hiện tượng và viết ptpư của Hiện tượng khi quẹt đầu que diêm vào lớp thuốc ở hộp diêm

Đầu diêm chứa hỗn hợp antimony trisulphide và potassium chlorate [kali clorat], gắn chặt với nhau bằng keo dính. Antimony trisulphide có thể bốc cháy ở một nhiệt độ tương đối thấp và tia lửa bé nhỏ vừa loé lên kia cũng đủ nóng để đốt cháy nó. Potassium chlorate chứa nhiều ôxy, nuôi ngọn lửa cho đến khi nó lan vào phần thân làm bằng gỗ của que diêm.

Nguyên lí hoạt động:

Bề mặt vỏ hộp, nơi ta “quẹt” que diêm vào, có một lớp hỗn hợp bột ma sát, phốt pho đỏ và keo dán. Hơi nóng phát ra do ma sát sẽ biến đổi phốt pho đỏ thành phốt pho trắng. Chất này không bền trong điều kiện nhiệt độ phòng và tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí. Tia lửa loé lên sẽ làm đầu que diêm cháy theo.

Từ khi có lửa nền văn minh nhân loại đã chuyển sang một trang mới, có thể nói lửa là phát minh vĩ đại nhất của loài người.Trải qua nhiều thế kỉ, con người đã dần dần cải tiến cách tạo ra lửa. Trước đây, con người lấy lửa từ Mặt trời, dùng 2 viên đá lửa quyẹt vào nhau,dùng dùi gỗ khoan vào võ cây…Và đến nay cải tiến hơn nữa đó là chúng ta đã dùng diêm để tạo ra lửa. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao chỉ cần quyẹt nhẹ que diêm một cái là chúng ta có ngọn lửa? Bí mật của que diêm nằm ở vỏ hộp và đầu que diêm. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của diêm nhé. Trước tiên chúng ta xét bề mặt vỏ hộp nơi quẹt lửa. Bề mặt vỏ hộp được bôi một lớp bột ma sát gồm có phốt pho đỏ và keo dán. Nhiệt phát ra do mat sát biến phốt pho đỏ thành phot pho trắng. Phốt Pho trắng là chất không bền, dễ bốc cháy ở nhiệt độ phòng khi tiếp xúc với không khí :  4P + 5O2 = 2P2O5

Tia lửa sinh ra đốt cháy đầu que diêm. Đầu que diêm chứa hỗn hơp antimony trisulphide [S6Sb4 hoặc S3Sb2] và potassium chlorate [KClO3], được gắn chặt với nhau bằng keo dính. antimony trisulphide là chất dễ bị oxi hóa ở nhiệt độ thấp và tạo ra lực ma sát lớn.

                                      S6Sb4 + 9O2 = 6SO2 + 2Sb2O3

Đồng thời KClO3 cũng bị nhiệt phân tạo ra oxi cũng cấp cho quá trình đốt cháy antimony trisulphide : 2KClO3 = 2KCl + 3O2.

Và thế là chúng ta có lửa.

Ước mơ học cách tạo ra lửa để sưởi ấm và nấu chín thức ăn đã dẫn đến việc con người làm ra nhiều loại “diêm” khác nhau. Người nguyên thuỷ đánh ra lửa từ chất Silic và hy vọng rằng nó có thể đốt cháy dược lá khô. Hàng nghìn năm sau những người La Mã cổ cũng chẳng tiến thêm dược mấy trong việc tạo ra lửa. Họ đánh hai hòn đá vào nhau và những tia lửa thu được thì cố gắng đốt cháy những que đóm tẩm lưu huỳnh.
Vào thời trung cổ người ta cố gắng đốt cháy những miếng giẻ khô bằng những tia lửa thu được bằng cách đánh Silic và sắt. Những chất liệu dễ cháy này được gọi là các dây cháy. Những que diêm hiện đại được làm từ những que gỗ nhỏ bọc phôtxpho ở đầu. Phôtxpho là chất rất dễ cháy ngay cả ở nhiệt độ rất thấp. Vào năm 1681 một người Anh tên là Robert Boie đã nhúng que đóm tẩm lưu huỳnh vào dung dịch lưu huỳnh và phốtxpho và thế là những que diêm đã ra đời. Tuy nhiên những que diêm này cháy quá nhanh nên hiệu quả sử dụng không cao. Những que diêm thực sự được làm ở Anh do bàn tay của người dược sĩ có tên là John Walker. Để đốt những que diêm này cần phải quẹt chúng vào giữa nếp gấp của tờ giấy mà trên đó đã được rắc một lớp bột thuỷ tinh .

Năm 1833 những que diêm bọc phôtxpho đã ra đời ở Áo và Đức nhưng có một vấn đề đã nảy sinh vì phôtxpho trắng và vàng rất độc hại đối với những công nhân sản xuất diêm cho nên năm 1906 đã bị cấm sản xuất trên toàn thế giới.

Cuối cùng người ta đã tìm ra một loại phôtxpho đỏ không độc để sản xuất ra những que diêm an toàn hơn. Những que diêm an toàn đầu tiên đã được sản xuất ở Thuỵ Sỹ vào năm 1844. Giờ đây thay vì bọc lên đầu que diêm tất cả những chất hoá học cần thiết thì ngày nay người ta bôi phốtxpho đỏ lên bề mặt của hộp và ta chỉ cần quẹt que diêm vào đó.
Vào thời kì thế chiến lần thứ hai có rất nhiều đoàn quân chinh chiến ở vùng Thái Bình Dương nơi rất hay có mưa nên những que diêm bình thường tỏ ra kém hiệu quả. Lúc bấy giờ ông Raimôn Kađi đã làm ra một chất bọc lên những que diêm để có thể đốt được ngay cả trong trời mưa.

Phân loại:

Có hai loại: diêm ma sát, và diêm an toàn. Diêm ma sát do nhà hoá học người Anh, John Walker, sáng chế năm 1827. Đầu que bôi một hỗn hợp gồm lưu huỳnh, phốt pho trắng, ôxít chì, ôxít măng gan. Để nhóm lửa bằng loại diêm này, bạn có thể đánh que diêm vào bất kỳ một bề mặt thô ráp nào [để tạo ma sát], như gạch, giấy cát, thậm chí cả…ria mép. Nhân vật “gã lang thang” Sáclô trong phim hài của Charlie Chaplin đã “quẹt” diêm vào cả… đũng quần. Ma sát sinh ra nhiệt, ở 40 độ C thì que diêm bắt lửa. Hạn chế lớn của loại diêm này là phốt pho trắng rất độc, ngoài ra cứ hễ va chạm là que diêm phát hỏa, lắm phen gây hoả hoạn.

Diêm an toàn do một người Thuỵ Điển tên là Johan Lundstrom phát minh ra năm 1855, khắc phục được hạn chế trên. Phốt pho trắng đem đun trong chân không đến 300 độ C, trở thành phốt pho đỏ, không cháy do ma sát, nhưng trộn với potassium chlorate thì thành chất dễ cháy nổ. Người sản xuất tách riêng hai thành phần này, để một nằm trên đầu diêm, một nằm trên vỏ hộp đi kèm. Khi dùng, bạn phải “quẹt” que vào vỏ thì mới có lửa, an toàn hơn.

Video liên quan

Chủ Đề