Bóng đá bắt đầu từ quốc gia nào năm 2024

Là môn thể thao vua với lượng người hâm mộ đông đảo và phủ khắp thế giới, bóng đá thực sự trở thành một “hiện tượng gây bão”, mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người theo dõi. Hôm nay, Mira sẽ giúp cả nhà có thêm góc nhìn tổng quát về sự phát triển của bóng đá và lịch sử bóng đá qua các năm trên thế giới cũng như ở Việt Nam mà nhiều người chưa biết tới.

  • Quang Hải sắp đá bóng tại Pháp với số áo số 9 trong đội hình Nimes Olympique
  • Ngỡ ngàng "bom tấn" Haaland ghi bàn ăn đứt Ronaldo - Messi ở cùng độ tuổi 21
  • TOP 8 GIÀY BÓNG ĐÁ - GIÀY NAM “CÓ KHÔNG MUA - HẾT ĐỪNG TIẾC” THÁNG 6 TẠI MIRA

.png]

Bóng đá có từ khi nào và sự phát triển của bóng đá ra sao?

Trên thế giới, bóng đá còn được biết đến với một số cái tên gọi khác như túc cầu, đá banh, đá bóng. Bóng đá chính là sự giao lưu, thi đấu giữa các cầu thủ hai đội. Số lượng mỗi đội sẽ tùy thuộc vào giải đấu quy định, thường sẽ có từ 11, 7 hay 5 cầu thủ trên sân. Và vị trí thường sẽ bao gồm:

  • Thủ môn
  • Hậu vệ: Trung vệ, Hậu vệ quét, Hậu vệ biên, Hậu vệ tấn công
  • Tiền vệ: Tiền vệ phòng ngự, Tiền vệ trung tâm, Tiền vệ cánh, Tiền vệ tấn công
  • Tiền đạo

Sân thi đấu sẽ có dạng hình chữ nhật gồm sân bóng và một khung thành đặt ở đầu mỗi bên. Trong quá trình thi đấu, mục tiêu của các đội là ghi bàn vào khung thành đối phương, mà ở đó luôn có một cầu thủ giữ thành gọi là “thủ môn”.

Và giống các môn thể thao khác, bóng đá cũng có các quy tắc và quy định mà các cầu thủ cần tuân theo, nếu không sẽ nhận các hình phạt thích đáng từ trọng tài trận đấu.

Quê hương bóng đá ở đâu?

Luôn được biết đến là cái nôi của bóng đá, Anh Quốc mang đến cho người hâm mộ các giải đấu mang tầm cỡ thế giới. Nên rất nhiều tín đồ bóng đá tin rằng, Anh Quốc chính là nơi ra đời của môn thể thao vua này.

Nhưng thực tế, lịch sử bóng đá bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ 2 hoặc 3 trước Công Nguyên dưới thời nhà Hán theo thông tin từ Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA vào năm 2004.

Tại thời điểm sơ khai, bóng đá được gọi là “Xúc cúc”, là một bài tập rèn luyện dành cho binh lính của nhà Hán. Các binh lính sẽ tranh giành một quả bóng bằng da, cố gắng sút vào khung thành được làm bằng tấm vải lụa có khoét lỗ tròn. Theo sự phát triển thời gian, các phiên bản khác nhau cũng ra đời ở các quốc gia khác, phải kể đến như Kemari [Nhật Bản], Harpastum [La Mã], Episkyros [Hy Lạp],...

Theo dòng thời gian, sự phát triển của bóng đá ngày một phổ biến trên khắp thế giới cho đến tận ngày nay. Cùng Mira điểm qua một số mốc lịch sử bóng đá qua trọng nhé.

  • Thế kỷ 2 -3 TCN, ra đời tại Trung Quốc dưới thời nhà Hán
  • Thế kỷ 19, câu lạc bộ bóng đá lần đầu tiên xuất hiện tại một số trường học của Anh Quốc. Có thể kể đến là “The FootBall Club” ở Edinburgh, Scotland
  • Năm 1884, bộ luật bóng đá cổ xưa nhất Cambridge ra đời, được chấp thuận bởi các trường Đại học như Shrewsbury, Rugby, Winchester, Eton và Harrow
  • Năm 1850, các đội bóng nghiệp dư bắt đầu được thành lập, có thể kể đến là câu lạc bộ bóng đó Sheffield FC [1857]. Câu lạc bộ này vẫn phát triển đến thời điểm hiện tại và khá nổi tiếng
  • Đầu thế kỷ 20, chính là thời điểm đỉnh cao của môn thể thao này, với sự phát triển của bóng đá rầm rộ khắp các quốc gia trên thế giới. Lúc ngày, bóng đá đã được quản lý và ban hành các bộ luật mới thông qua cơ quan chịu trách nhiệm chính là Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA

Lịch sử bóng đá Việt Nam

Sự phát triển của bóng đá Việt Nam muộn hơn so với nền bóng đá thế giới. Và được du nhập thông qua con đường thuộc địa của thực dân Pháp vào năm 1986.

Với trận bóng đá mở màn đầu tiên năm 1905, đội bóng của chiến hạm Anh King Alfred sang thăm Sài Gòn và đá giao hữu với một đội khác có cả cầu thủ người Pháp và người Việt.

Sự phát triển của bóng đá Việt Nam trước năm 1954

  • Năm 1905, ông E.Breton [Hội trưởng Hiệp hội Thể thao điền kinh Pháp tại Sài Gòn] đem luật thi đấu bóng đá truyền bá vào Việt Nam. Sau đó cuốn sách này đã được dịch và in bán rộng rãi tại các đội bóng đá và các trường
  • Năm 1907, Ngôi Sao Xanh và Gia Định Sport được thành lập, chính là hai đội bóng đá đầu tiên tại Việt Nam. Sau một thời gian thi đấu riêng lẻ, hai đội bóng quyết định hợp thành một, với tên gọi mới là Ngôi Sao Gia Định.
  • Năm 1917, chức vô địch đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam là trận thắng đội Cercle Sportif Saigonnais của Pháp, Ngôi Sao Gia Định trở thành đội bóng mạnh và được ưu thích nhất thời điểm đó

  • Năm 1925 - 1935, diễn ra 29 giải bóng đá với 8 lần Ngôi sao Gia Định vô địch
  • Năm 1932, đội bóng nữ đầu tiên được thành lập với tên gọi đội Cái Vồn do ông Trần Khắc Sửu dẫn dắt
  • Năm 1933, đội nữ Cái Vồn thi đấu cầm hòa 2-2 với đội nam Paul Bert tại sân Mayer, đã lập nên kỳ tích mới cho lịch sử bóng đá Việt Nam
  • Giai đoạn 1945-1954, đội Ngôi sao Gia Định tiếp tục giữ vai trò đứng đầu trong sự phát triển của bóng đá miền Nam với nhiều cầu thủ xuất sắc

Sự phát triển của bóng đá Việt Nam từ năm 1954 đến 1975

Đây là giai đoạn khó khăn của lịch sử bóng đá Việt Nam với sự ảnh hưởng rất lớn đến từ chiến tranh.

  • Ở Miền Bắc
  • Năm 1954, đội Thể Công do Quân đội nhân dân ra đời và giành chức vô địch
  • Năm 1960, Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa được đi thi đấu ở các giải lớn là GANEFO [Indonesia, 1963] và GANEFO Châu Á [Campuchia, 1966]
  • Ở Miền Nam
  • Năm 1954, Ngôi Sao Gia Định giải tán
  • Năm 1959, đội tuyển Bóng đá Quốc gia Cộng hòa đi tham dự Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á [SEAP GAMES] tại Thái Lan và đạt Huy chương vàn
  • Năm 1975, hai miền được thống nhất, hai đội bóng Dân chủ và Công hòa hợp thành Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam

Sự phát triển của bóng đá Việt Nam sau năm 1975 đến nay

Điểm nổi bật của giai đoạn này phải kể đến sự ra đời của Liên đoàn bóng đá Việt Nam vào năm 1989, với nhiều sự thay đổi giúp nền bóng đá Việt Nam ngày một phát triển mạnh mẽ hơn.

Có thể thấy, lịch sử bóng đá nước nhà đã trải qua rất nhiều thời điểm biến động, có chiến thắng, có thất bại, cũng có nhiều tranh cãi. Nhưng đến thời điểm hiện tại, bóng đá vẫn luôn là niềm đam mê, có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với người hâm mộ.

Sức hút đầy “ma lực” của bóng đá đến từ đâu?

Nếu từ khi ban sơ, bóng đá chỉ được biết đến là một hình thức rèn luyện cho binh lính trong quân đội, thì đến thời điểm hiện tại, bóng đá không chỉ là đá bóng, mà nó đã trở thành một nền công nghiệp với doanh thu không hề nhỏ. Đặc biệt, các ngôi sao bóng đá được săn đón từ sân cỏ đến lĩnh vực truyền thông giải trí. Vậy đâu là điểm mấu chốt tạo nên sức hấp dẫn của môn thể thao vua này? Cùng Mira điểm qua nhé!

Sự đối kháng trực tiếp

Sự đối kháng của hai đội thi đấu, mang đến quyết tâm cạnh tranh, ganh đua quyết liệt có tính đồng đội để đưa bóng về khung thành đối phương. Vừa phải có sự nhuần nhuyễn kỹ thuật, vừa phải có sự ăn ý và uyển chuyển kết hợp, vừa không tránh khỏi va chạm, chấn thương trong thi đấu. Có sức nóng, sức lan tỏa nhưng cũng có tình hữu nghị giữa các đội, các dân tộc, các quốc gia với nhau

Sự biến hóa linh hoạt

Sự đa dạng chiến thuật và lối chơi, không trận đấu nào giống trận đấu nào. Ngay cả khi đang trong một trận đấu, huấn luyện viên có thể điều chỉnh đội hình để phù hợp diễn biến trên sân. Tiết tấu linh hoạt đa dạng không khiến người hâm mộ phải “nhàm chán”.

Sự hồi hộp

Từ lúc giao bóng đến lúc kết thúc trận bóng, từ đá hiệp chính đến đá bù giờ, luôn có những khoảnh khắc khiến người xem phải “thót tim”. Đôi khi “phấn khích” ngỡ đã vào côn, lại “thất vọng” tràn trề khi bóng trượt khung thành. Nhưng vẫn quyết tâm theo dõi đến cùng, luôn “hy vọng” đến giây phút cuối cùng.

Sự hồi hộp còn đến từ các bình luận và dự đoán của bình luận viên trên khán đài.

Đôi khi sự hồi hộp lại bắt nguồn từ “Trọng tài”, với những tình huống xử phạt, bắt lỗi, có đúng sai, có thiên vị, có sự bất bình. Nhưng cũng chính tất cả điều đó làm nên sự bất ngờ mang tính hấp dẫn đối với những người hâm mộ và cá độ.

“Nghệ sĩ” trong sân

Thưởng thức một trận đấu bóng đá, người xem không chỉ được thưởng thức những màn đi bóng, chuyền bóng, sút xa, mà còn được mở mang tầm mắt với những kỹ thuật chơi bóng điêu luyện tạo nên thương hiệu của các ngôi sao bóng đá trong nước và quốc tế.

Không chỉ vậy, bao phủ khu vực thi đấu luôn được trang trí bởi nhiều nhãn hàng tài trợ, tạo nên nhiều màu sắc bắt mắt. Xem bóng đá, khán giả còn có thêm cho bản thân nhiều kiến thức chọn giày bóng đá dựa trên các đôi giày của cầu thủ mang trên sân.

Các cầu thủ giống như “nghệ sĩ” trong sân, uyển chuyển, linh hoạt thể hiện các màn đi bóng, sút bóng đẹp mắt, luôn mang đến bất ngờ cùng hồi hộp cho người hâm mộ đến những giây thi đấu cuối cùng.

Tính giải trí cao

Mỗi một trận đấu diễn ra luôn kèm theo những sự reo hò cổ vũ, giúp những người tưởng chừng xa lạ, sát lại gần nhau, cùng chung đam mê. Chính giây phút này, dù là xem hay là chơi bóng đá, đều giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, những áp lực cuộc sống hàng ngày, những lo toan bộn bề dường như tạm quên đi.

Vì là một môn thể thao không kén chọn người chơi, mọi độ tuổi, chiều cao, cân nặng, giới tính, chỉ cần bạn có đam mê, đều có thể tham gia, giúp cải thiện sức khỏe một cách dẻo dai bên cạnh hỗ trợ thoải mái đầu óc, tinh thần. Có lẽ, chính vì vậy, bóng đá mới trở thành môn thể thao phổ biến được ưa thích trên toàn thế giới.

Với những chia sẻ sơ qua về lịch sử và sự phát triển của bóng đá thế giới cũng như của Việt Nam, bên cạnh những yếu tố tạo nên sức hút đầy “ma lực” của môn thể thao vua bên trên. Mira hy vọng sẽ được nghe nhiều hơn những trải nghiệm và kỷ niệm của mọi người với môn thể thao này. Đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay qua hotline 1900 6369 52 để chia sẻ những câu chuyện của mọi người cũng như chọn cho mình một đôi

Chủ Đề