Bốc đầu xe máy như thế nào

Những hành vi lái xe lạng lách, đáng võng, bốc đầu,... tiềm ẩn mối nguy hiểm rất lớn đối với bản thân người lái xe cũng như những người đi đường khác. Vậy hành vi bốc đầu xe máy sẽ bị xử lý như thế nào?


Bốc đầu xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Bốc đầu xe máy là trường hợp người tham gia giao thông điều khiển xe máy bằng một bánh. Đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

Trường hợp cố tình thực hiện hành vi bốc đầu xe máy, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Hành vi

Mức phạt

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh

06 - 08 triệu đồng

(Điểm c khoản 8 Điều 30)

Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 10 Điều 30)

Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng và tịch thu xe

(Điểm c khoản 10 Điều 30)

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh mà gây tai nạn giao thông

10 - 14 triệu đồng

(Khoản 9 Điều 30)

Tước Giấy phép lái xe từ 03 - 05 tháng

(Điểm d khoản 10 Điều 30)

Căn cứ bảng trên, nếu thực hiện hành vi bốc đầu xe máy, dân tổ lái sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng nhất lên đến 14 triệu đồng nếu gây tai nạn. Cùng với đó, người này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 05 tháng. Thậm chí nếu vi phạm nhiều lần, Cảnh sát giao thông (CSGT) còn có thể tịch thu xe của người vi phạm.

Việc xử phạt hành vi bốc đầu xe không chỉ đặt ra đối với xe máy mà ngay cả người đi xe đạp, xe đạp điện có hành vi bốc đầu cũng bị xử lý với mức phạt 200.000 - 300.000 đồng.

Bốc đầu xe máy như thế nào
Bốc đầu xe máy bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)


Bốc đầu xe máy “khoe Facebook” có bị phạt vi phạm?

Hành vi bốc đầu xe máy thường được dân tổ lái thực hiện nhằm khoe mẽ, ra oai trước mặt bạn bè về kỹ thuật lái xe. Thậm chí để phô trương hơn, những người này còn đăng tải clip ghi lại hình ảnh bốc đầu xe lên mạng xã hội Facebook.

Việc đăng clip này trên trang Facebook cá nhân có thể khiến người thực hiện hành vi bốc đầu xe bị CSGT mời lên làm việc để xử lý hành vi vi phạm.

Bởi theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA, CSGT được phép tiếp nhận thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ các nguồn sau:

a) Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ);

b) Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

Như vậy, CSGT có quyền sử dụng hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội để xác minh và xử lý vi phạm.

Theo khoản 5 Điều 24 Thông tư 65, sau khi tiếp nhận hình ảnh, video, CSGT sẽ tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, tình tiết xác định vi phạm hành chính bằng cách xác minh thông tin về chủ phương tiện; gửi thông báo mời người điều khiển đến cơ quan CSGT để làm rõ hoặc mời người đăng tải hình ảnh, video đến làm việc để cung cấp thêm thông tin.

Nếu xác định có hành vi vi vi phạm, CSGT sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi bốc đầu xe máy.

Như vậy, dù không trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm nhưng nếu có hình ảnh, video về hành vi vi phạm được đăng tải trên mạng xã hội thì CSGT vẫn được xử phạt người vi phạm.

Theo đó, người bốc đầu xe máy khoe Facebook cũng phải đối mặt với mức phạt từ 06 - 08 triệu đồng, thậm chí người này có thể bị phạt cao nhất đến 14 triệu đồng khi gây tai nạn.

Xem thêm: CSGT có được xử phạt qua hình ảnh, video trên mạng xã hội?

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về mức phạt của hành vi bốc đầu xe máy hoặc các vi phạm khác về giao thông, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn giúp bạn.

>> Đi xe lạng lách, đánh võng: Mức phạt năm cho các "tổ lái"