Bộ phận thăm khám tiếng anh là gì

Đây là series hỏi bệnh và khám lâm sàng. Phần trước, tụi mình đã học một số từ vựng có liên quan trong hồ sơ bệnh án. Hôm nay AnhvanYDS sẽ tiếp tục với bài viết cách hỏi bệnh sử bệnh nhân. Nếu các bạn chưa đọc phần 1 thì có thể truy cập ở đây nha:

Cách chào hỏi bệnh nhân khi bắt đầu

Thời sinh viên, các bạn đã được học môn Huấn luyện kỹ năng [medical skills training /clinical skills training/ health skills training] ở năm thứ ba.

Trên phòng thực hành huấn luyện kỹ năng [clinical skills laboratory or center], các bạn sinh viên sẽ có cơ hội thực tập với những bệnh nhân giả, những “bệnh nhân” mô hình [dummies and simulated patients] để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và thăm khám.

Tuy nhiên, dần dần khi giao tiếp với người bệnh, chúng ta đã vô tình bỏ qua bước chào hỏi và giới thiệu bản thân và chỉ hỏi thẳng vào vấn đề chính, lý do nhập viện như “Hôm nay bác cảm thấy như thế nào?” [“What brings you to the hospital?”], mình tin chắc các bạn và các anh chị ở đây đa số sẽ như vậy. Tuy nhiên, giao tiếp là một nghệ thuật, và để bắt đầu cuộc hỏi bệnh suôn sẻ, ta nên chào hòi bằng việc giới thiệu bản thân:

  • Good day, Sir [Xin chào ông]
  • Good morning, Miss [Xin chào cô – dùng cho buổi sáng]
  • Good afternoon, Ma’am [Xin chào bà – dùng cho buổi chiều]

Sau lời chào đầu tiên là phẩn giới thiệu về bản thân, để tạo sự gần gũi và lòng tin ở người bệnh [Introduce yourself]:

Ví dụ:

  • My name is Nam Anh, I am a radiologist, and you are David/ and you must be Mr. David [name of the patient]? Nice to meet you. [Tôi tên là Nam Anh, tôi là bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, và ông là David/ và ông hẳn là ngài David? Hân hạnh được gặp ông.]

Giới thiệu mục đích buổi hỏi khám

Sau khi đã có câu chào hỏi, để lịch sự hơn, chúng ta nên nói mục đích của cuộc khám bệnh này. Đối với các bạn sinh viên y dược thì điều này là cần thiết, vì mình hồi trước cũng đã từng bị các cô chú bệnh nhân hỏi “Em là bác sĩ hay sinh viên vậy? Có chuyện gì không em, chú đang mệt nên thôi khi khác nhe!”. Cảm giác lúc ấy sẽ hụt hẫng và có suy nghĩ rằng họ không tin mình vậy. Nên tiếp theo chúng ta có thể giới thiệu mục đích buổi hỏi và khám này [identify the specific role of examination]:

  • Đối với bác sĩ: For me, to be able to help you today, I need to take your history/ I need to ask you questions and your health and also your social circumstances. Is that okay with you? [Để có thể giúp ông hôm nay, tôi cần hỏi bệnh của ông/ tôi cần hỏi về sức khoẻ của ông và tình trạng xung quan ông. Như vậy có ổn không?]
  • Đối với sinh viên:I am here to ask you questions about your health and also your social circumstances. Then, I will take your information to Dr. Nam Anh and talk to him about it. Is that okay with you? [Cháu sẽ hỏi những câu hỏi về sức khoẻ của ông và các tình trạng xã hội xung quanh. Sau đó, cháu sẽ gởi thông tin cho bác sĩ Nam Anh và trình lại cho bác sĩ về thông tin của ông. Như vậy có ổn không?]

Thông tin cá nhân của bệnh nhân [Patient privacy] rất quan trọng, và chúng ta cần có sự đông ý của bệnh nhân cũng như phải bảo đảm giữ bí mật thông tin này.

Sau khi đã xong phần chào hỏi thì chúng ta sẽ đến phần hỏi bệnh nhé. Khi giao tiếp, sẽ có các loại câu hỏi mà người thầy thuốc cần phải khéo léo khi sử dụng. Có 2 loại câu hỏi thường được dùng:

Open-ended question: [Câu hỏi mở]

Là những câu hỏi cần câu trả lời từ phía bệnh nhân 1 cách đầy đủ, gợi mở cho họ kể câu chuyện, không thể trả lời bằng Yes hay No. Ví dụ:

  • Tell me how I can help you? [Tôi có thể giúp bạn như thế nào, hãy kể cho tôi.]
  • What brings you to the hospital? [Điều gì đưa bạn đến bệnh viện? hoặc dịch cho suôn là Tại sao bạn đi khám bệnh?]
  • Tell me why you come here today. [Kể cho tôi nghe tại sao bạn đến đây hôm nay]
  • You have a headache. Tell me more about that. [Bạn bị đau đầu. Kể cho tôi thêm về điều đó nhé]

Closed-ended question [Câu hỏi đóng]

Là loại câu hỏi đưa ra sự lựa chọn và người bệnh sẽ chọn 1 hoặc nhiều đáp án trong đó, có thể là Yes/ No hoặc lựa chọn 1 trong các đáp án. Câu hỏi nên tập trung vào từng vấn đề một, không nên kết hợp nhiều thứ vào 1 câu. Ví dụ:

  • Do you smoke? [Ông có hút thuốc không]
  • Do you have a fever? [Ông có sốt không]
  • Is the pain sharp, dull or stabbing? [Đau như cắt, ngầm ngầm hay như đâm]

Như vậy là với những cách chào hỏi trên, chúng ta có thể có thể loại bỏ được những rào cản khi giao tiếp, tạo được niềm tin và sự thoải mái ở người bệnh để có thể bệnh và khám lâm sàng rồi.

Tiếng Anh giao tiếp trong bệnh viện cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Bởi lẽ hiện nay, việc định cư hay đi du lịch đang ngày càng phổ biến. Do đó, trong vài trường hợp, bệnh nhân hay bác sĩ có thể là người nước ngoài. Điều này yêu cầu các y bác sĩ, nhân viên lễ tân cần biết Tiếng Anh để giao tiếp với bệnh nhân hoặc bạn là người Việt đang đi du lịch nước ngoài và cần vào viện khám. Do đó, hãy cùng ISE tham khảo ngay nhé!

\>>>> Đọc Thêm: 9 mẹo học Anh Văn cấp tốc cho người mất gốc

MỤC LỤC NỘI DUNG

1. Tiếng Anh giao tiếp tại quầy lễ tân bệnh viện

Tại bệnh viện, các quầy lễ tân là nơi tiếp xúc với rất nhiều người. Do đó, việc trau dồi thêm Tiếng Anh chính là một lợi thế rất lớn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong tư vấn và giải đáp thắc mắc. Dưới đây là một số mẫu câu giao tiếp tại quầy lễ tân bệnh viện:

How can I help you?

Tôi có thể giúp gì cho bạn?

What is the problem?

Bạn có vấn đề gì vậy

Do you have an appointment?

Bạn có lịch hẹn trước không?

Is it urgent?

Nó khẩn cấp không?

Do you have private medical insurance?

Bạn có bảo hiểm y tế cá nhân không?

Please take a seat.

Xin mời ngồi.

The doctor’s ready to see you now.

Bác sĩ sẵn sàng khám cho anh/chị bây giờ đây.

Tiếng Anh giao tiếp tại bệnh viên

\>>>> Tìm Hiểu Ngay: Lộ trình học Tiếng Anh cấp tốc cho người đi làm

2. Mẫu câu Tiếng Anh mô tả triệu chứng, thông tin bệnh án

Việc mô tả triệu chứng hay tiền sử bệnh rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến quá trình chữa trị bệnh của nhiều người. Sau đây là các mẫu câu giao tiếp Tiếng Anh mà bệnh nhân/ bác sĩ có thể dùng để mô tả thông tin bệnh án chi tiết hơn:

You’re suffering from high blood pressure.

Bạn đang bị huyết áp cao.

I’ve been feeling pretty ill for a few days now.

Tôi cảm thấy khá mệt trong vài ngày nay.

I think I’ve got the flu.

Tôi nghĩ là mình bị cúm rồi.

I’ve got a bit of a hangover.

Tôi thấy hơi khó chịu.

I feel absolutely awful. My temperature is 40º and I’ve got a headache and a runny nose.

Tôi thấy rất khủng khiếp. Nhiệt độ của tôi là 40º và tôi đang nhức đầu cùng với nước mũi chảy.

I still feel sick now and I’ve got a terrible stomach ache.

Bây giờ tôi vẫn cảm thấy mệt và đau bụng kinh khủng.

I think I must be allergic to this kind of soap. Whenever I use it, it dries my skin out.

Tôi nghĩ rằng tôi dị ứng với loại xà phòng này. Bất cứ khi nào tôi dùng nó, da tôi lại bị khô.

It’s hurt!

Đau quá!

I’ve got a really bad toothache.

Tôi thực sự bị đau răng rất nặng.

I feel dizzy and I’ve got no appetite.

Tôi thấy chóng mặt và không muốn ăn gì cả.

I got a splinter the other day.

Gần đây, tôi thấy mệt mỏi rã rời.

He scalded his tongue on the hot coffee.

Cậu ấy bị bỏng lưỡi vì uống phải cà phê nóng.

I’m not well.

Tôi không khỏe

I’m sick.

Tôi bị bệnh

I’m very ill.

Tôi bệnh nặng

I have a cold.

Tôi bị cảm lạnh

I have a cough.

Tôi bị ho

I have a temperature.

Tôi bị sốt

I have a headache.

Tôi bị đau đầu

I have food poisoning.

Tôi bị ngộ độc thức ăn

I have swelling.

Tôi bị sưng

I have a stomach ache.

Tôi bị đau bụng

I have chills.

Tôi bị ớn lạnh

I have cut my finger.

Tôi cắt phải ngón tay

I have dislocated my leg/ arm.

Tôi bị trật khớp chân/ tay

I have broken my leg/ arm.

Tôi bị gãy chân/ tay

I have a fracture.

Tôi bị gãy xương

Tiếng Anh mô tả triệu chứng, thông tin bệnh án

\>>>> Xem Chi Tiết: Cách giới thiệu bản thân bằng Tiếng Anh khi gặp mặt với khách hàng, đối tác

3. Mẫu câu giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân

Mối quan hệ cũng như cách trao đổi, giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân rất được quan tâm. Bởi lẽ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu thông tin bệnh án mà còn hỗ trợ việc chữa trị trở nên nhanh chóng, chính xác. Cụ thể dưới đây:

What are your symptoms?

Anh/chị có triệu chứng gì vậy?

I’ll have your temperature taken.

Tôi sẽ đo nhiệt độ của bạn.

Breathe deeply, please.

Hãy hít thở sâu nào.

You must be hospitalized right now.

Anh phải nhập viện ngay bây giờ.

What seems to be the matter?

Hình như bạn không được khỏe phải không?

You don’t look too well.

Trông bạn không được khỏe.

Are you suffering from an allergy?

Bạn đã hết dị ứng chưa?

Roll up your sleeves, please.

Hãy xắn tay áo lên.

Let me examine you.

Để tôi khám cho bạn.

I’ll test your blood pressure.

Để tôi kiểm tra huyết áp cho bạn.

I take some blood from your arm. Roll up your sleeves, please.

Tôi phải lấy máu cho bạn. Bạn vui lòng xắn tay áo lên nhé.

I’m not going to do anything to hurt you.

Tôi không làm bạn đau đâu

Let me feel your pulse.

Để tôi bắt mạch cho bạn

I’ll give you an injection first.

Tôi sẽ tiêm cho bạn trước

How long have you been feeling like this?

Bạn đã cảm thấy như thế bao lâu rồi?

Tiếng Anh giao tiếp dành cho bác sĩ và bệnh nhân

\>>>> Tham Khảo Ngay: Business English Tips: Cách viết thư từ chối hợp tác kinh doanh bằng Tiếng Anh

4. Mẫu câu về phương pháp điều trị và lời khuyên của bác sĩ

Phương pháp điều trị và lời khuyên rõ ràng sẽ giúp sức khỏe chuyển biến tốt hơn. Vì thế, hãy tham khảo một số mẫu câu lời khuyên Tiếng Anh giao tiếp dưới đây:

I’m afraid an urgent operation is necessary.

Tôi e rằng cần tiến hành phẫu thuật ngay lập tức.

The operation is next week.

Cuộc phẫu thuật sẽ được tiến hành vào tuần tới.

There’s a marked improvement in your condition.

Sức khỏe của bạn được cải thiện đáng kể đấy.

You should go on a diet. Obesity is a danger to health.

Bạn nên ăn kiêng đi. Bệnh béo phì có hại cho sức khỏe.

That burn ointment quickly took effect.

Loại thuốc mỡ chữa bỏng đó có hiệu quả rất nhanh chóng.

You should cut down on your drinking.

Anh/chị nên giảm bia rượu.

Tiếng Anh về phương pháp điều trị và lời khuyên

\>>>> Đừng Bỏ Lỡ: Viết CV Tiếng Anh: Cách “đánh bóng” kinh nghiệm làm việc hữu ích

5. Mẫu câu dành cho người bệnh giao tiếp tại bệnh viện

Trong trường hợp là người Việt đi du lịch nước ngoài, tốt nhất bạn nên trang bị cho mình những mẫu câu Tiếng Anh dùng khi ở bệnh viện để phòng các tình huống không may. Sau đây sẽ là một số câu giao tiếp đơn giản, dễ ghi nhớ:

Please give me the prescription.

Xin hãy cho tôi đơn thuốc.

When should I come back?

Khi nào tôi phải đi khám lại?

What food should I stay away from?

Tôi nên tránh loại thực phẩm nào?

Must I stay in the hospital? For how long?

Tôi có phải nằm viện không? Tôi sẽ phải nằm bao lâu?

How much do I have to pay?

Tôi phải trả tiền phí bao nhiêu?

\>>>> XEM THÊM: Phỏng Vấn Tiếng Anh: “What Can You Contribute To This Company”?

6. Mẫu tình huống giao tiếp bằng Tiếng Anh dành cho bác sĩ và bệnh nhân

Dưới đây là một mẫu ví dụ về đoạn hội thoại giao tiếp Tiếng Anh thông dụng tại bệnh viện:

Patient: I’d like to see a doctor: Tôi muốn gặp bác sĩ.

Receptionist: Do you have an appointment?: Anh/chị có lịch hẹn trước không?

Patient: I’d like to make an appointment to see Dr…: Tôi muốn đặt lịch hẹn để gặp bác sĩ …

Receptionist: The doctor’s ready to see you now. Please take a seat: Bác sĩ có thể khám cho anh/chị bây giờ. Xin mời ngồi.

Doctor: What are your symptoms?: Bạn có triệu chứng gì?

Patient: I’ve been having headaches: Dạo gần đây tôi bị đau đầu.

Doctor: How long have you been feeling like this?: Bạn đã cảm thấy như thế bao lâu rồi?

Patient: I’ve been sick for 2 weeks: Tôi đã bị đau đã 2 tuần rồi.

Doctor: Are you on any sort of medication? Bạn có đang uống thuốc gì không?

Patient: I don’t take any medicine: Tôi không dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Doctor: I think you might be sore throat. I’m going to prescribe you some antibiotics. Then, take this prescription to the chemist. Tôi nghĩ bạn có thể bị viêm họng. Tôi sẽ kê đơn cho bạn ít thuốc kháng sinh. Sau đó, hãy mang đơn thuốc này ra cửa hàng thuốc.

Tiếng Anh giao tiếp với bệnh nhân

7. Từ vựng giao tiếp Tiếng Anh trong bệnh viện

Ngoài các mẫu câu giao tiếp Tiếng Anh trong bệnh viện, bạn cũng cần trau dồi thêm những từ vựng thông dụng, phổ biến. Tham khảo ngay dưới đây nhé!

7.1 Các loại bệnh viện

  1. Hospital 🠚 Bệnh Viện
  2. Mental hospital 🠚 Bệnh Viện tâm thần
  3. General hospital 🠚 Bệnh Viện đa khoa
  4. Field hospital 🠚 Bệnh Viện dã chiến
  5. Nursing home 🠚 Bệnh Viện dưỡng lão
  6. Cottage hospital 🠚 Bệnh Viện tuyến dưới
  7. Orthopedic hospital 🠚 Bệnh Viện chỉnh hình
  8. Children hospital 🠚 Bệnh Viện nhi
  9. Dermatology hospital 🠚 Bệnh Viện da liễu
  10. Maternity hospital 🠚 Bệnh Viện phụ sản
    Từ vựng Tiếng Anh dùng cho bệnh viện

7.2 Các phòng ban

  1. Admission Office 🠚 Phòng tiếp nhận bệnh nhân
  2. Discharge Office 🠚 Phòng làm thủ tục ra viện
  3. Blood bank 🠚 Ngân hàng máu
  4. Canteen 🠚 Nhà ăn bệnh viện
  5. Cashier’s 🠚 Quầy thu tiền
  6. Central sterile supply 🠚 Phòng tiệt trùng
  7. Consulting room 🠚 Phòng khám
  8. Coronary care unit 🠚 Đơn vị chăm sóc mạch vành
  9. Day operation unit 🠚 Đơn vị phẫu thuật ngay trong ngày
  10. Delivery[n] 🠚 Phòng sinh nở
  11. Dispensary room 🠚 Phòng phát thuốc
  12. Housekeeping[n] 🠚 Phòng tạp vụ
  13. Emergency room 🠚 Phòng cấp cứu
  14. Isolation room 🠚 Phòng cách ly
  15. Laboratory[n] 🠚 Phòng xét nghiệm
  16. Waiting room 🠚 Phòng đợi
  17. Mortuary[n] 🠚 Nhà xác
  18. On-call room 🠚 Phòng trực
  19. Outpatient department 🠚 Khoa bệnh nhân ngoại trú
  20. Medical records department 🠚 Phòng lưu trữ các hồ sơ bệnh án
    Từ vựng giao tiếp Tiếng Anh

7.3 Các chuyên khoa

  1. Accident and Emergency Department 🠚 Khoa tai nạn và cấp cứu
  2. Anesthesiology[n] 🠚 Chuyên khoa gây mê
  3. Allergy[n] 🠚 Dị ứng học
  4. Andrology[n] 🠚 Nam khoa
  5. Cardiology[n] 🠚 Khoa tim
  6. Dermatology[n] 🠚 Chuyên khoa da liễu
  7. Dietetics 🠚 Khoa dinh dưỡng
  8. Diagnostic imaging department 🠚 Khoa chẩn đoán hình ảnh y học
  9. Endocrinology[n] 🠚 Khoa nội tiết
  10. Gynecology[n] 🠚 Phụ khoa
  11. Gastroenterology[n] 🠚 Khoa tiêu hóa
  12. Geriatrics[n] 🠚 Lão khoa
  13. Haematology[n] 🠚 Khoa huyết học
  14. Internal medicine 🠚 Nội khoa
  15. Inpatient department 🠚 Khoa bệnh nhân nội trú
  16. Nephrology[n] 🠚 Thận học
  17. Neurology[n] 🠚 Khoa thần kinh
  18. Oncology[n] 🠚 Ung thư học
  19. Odontology[n] 🠚 Khoa nha
  20. Orthopaedics[n] 🠚 Khoa chỉnh hình
    Từ vựng giao tiếp Tiếng Anh chuyên khoa

8. Mẹo học Tiếng Anh tại nhà hiệu quả

Để việc học và ghi nhớ từ vựng tốt hơn thì sự tập luyện hằng ngày rất quan trọng. Do đó, dưới đây là một số mẹo học tại nhà hiệu quả đã được tổng hợp:

  • Luyện nghe bằng các video, phim truyện Tiếng Anh: Youtube chính là một nguồn học bổ ích khó bỏ qua. Bạn có thể bật các video để luyện nghe. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện khả năng nghe tốt mà còn giúp nắm vững một số từ vựng.
  • Luyện Tiếng Anh qua các lời bài hát: Sử dụng âm nhạc là một trong những cách học thú vị, nhanh chóng được rất nhiều người sử dụng.
    Mẹo học Tiếng Anh tại nhà
  • Luyện nói mỗi ngày: Bạn có thể đứng trước gương tự luyện nói, đồng thời chỉnh sửa khẩu hình miệng để phát âm thật chuẩn. Ngoài ra, việc ghi âm lại quá trình tập luyện cũng giúp chỉnh sửa.
  • Luyện phản xạ mỗi ngày: Phản xạ là một trong những kỹ năng đòi hỏi độ khó cực kỳ cao. Để có thể phản xạ tốt, hãy tìm người nói Tiếng Anh phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tranh thủ giao tiếp khi gặp những người nước ngoài trên đường. Điều này chắc chắn sẽ rất hữu ích.

Bài viết trên đây là tổng hợp toàn bộ hơn 60 mẫu câu và từ vựng về Tiếng Anh giao tiếp trong bệnh viện thường dùng. Chúng tôi hy vọng, điều này sẽ giúp các bạn thuận tiện hơn khi giao tiếp và du lịch tại nước ngoài. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa, hãy liên hệ với I Study English qua số điện thoại [+84] 898 898 646 hoặc website ise.edu.vn nhé!

Chủ Đề