Bộ máy quản lý của công ty hợp danh

Trang chủ » Doanh nghiệp » Cơ cấu tổ chức trong công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2014 quy định được tổ chức theo một cơ cấu nhất định. Cơ cấu tổ chức trong công ty hợp danh cũng phải tuân thủ theo các nội dung của Luật doanh nghiệp 2014.

1. Về tổ chức quản lý

Mô hình quản lý của Công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên với người đứng đầu là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

a] Về Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên [kể cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn]. Có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty

Việc biểu quyết trong Hội đồng thành viên của công ty hợp danh được tiến hành theo nguyên tắc đa số phiếu.

* Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:

– Phương hướng phát triển công ty;

– Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

– Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;

– Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;

– Quyết định dự án đầu tư;

– Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

– Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;

– Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận, được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;

– Quyết định giải thể công ty.

* Quyết định về các vấn đề khác được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

b] Nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc 

Nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại khoản 4 Điều 179 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

– Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh.

– Triệu tập và tổ chức họp hội đồng thành viên, ký các nghị quyết của hội đồng thành viên.

– Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh.

– Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật.

– Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác

– Các nghĩa vụ khác theo Điều lệ công ty.

Các thành viên hợp danh của Công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty, nên việc quản lý công ty hợp danh ít sự ràng buộc của pháp luật. Về cơ bản, các thành viên có quyền tự thỏa thuận về quản lý công ty. Tuy nhiên quyền quản lý công ty chỉ thuộc về các thành viên hợp danh do các thành viên hợp danh thỏa thuận trong Điều lệ công ty, còn thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty và tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty theo điểm b khoản 2 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2014.

2. Về người đại diện theo pháp luật của Công ty hợp danh

Theo khoản 1 điều 179 Luật Doanh nghiệp 2014: “Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty”

Do vậy, người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là các thành viên hợp danh.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Cơ cấu tổ chức trong Công ty Hợp danh theo Luật doanh nghiệp”, LawKey gửi đến bạn đọc.

Xem thêm: Một số đặc điểm của công ty hợp danh

Hội đồng thành viên? Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty hợp danh?

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp khá đặc biệt hiện nay, nhất là về vấn đề cơ cấu tổ chức và quản lý trong công ty. Với đặc điểm phải có ít nhất 02 thành viên [là cá nhân] là chủ sở hữu chung của Công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, công ty hợp danh ngoài các thành viên hợp danh trong công ty có thể có thêm các thành viên góp vốn thì các thành viên hợp danh phải là các cá nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty và các thành viên góp vốn là tổ chức hoặc cá nhân và sẽ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà thành viên góp vốn đã cam kết góp vào công ty, do đó cơ cấu tổ chức và quản lý của loại hình công ty hợp danh khá đặc biệt. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc cơ cấu tổ chức và quản lý của loại hình công ty hợp danh.

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2020

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ cấu tổ chức cũng như mô hình quản lý của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên với người đứng đầu sẽ là Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Hội đồng thành viên sẽ bao gồm tất cả các thành viên kể cả các thành viên hợp danh và các thành viên góp vốn.

1. Hội đồng thành viên

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên trong công ty. Theo đó, hội đồng thành viên sẽ bầu một thành viên hợp danh lên làm Chủ tịch Hội đồng thành viên và đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp danh tùy theo Điều lệ công ty không có quy định khác.

1.1. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty. Trong trường hợp Điều lệ của công ty không có quy định thì các quyết định của công ty sẽ phải được ít nhất ba phần tư tổng số các thành viên hợp danh tán thành, bao gồm các quyết định sau đây:

– Quyết định về định hướng và chiến lược phát triển công ty.

– Quyết định sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty.

– Quyết định tiếp nhận thêm các thành viên mới trong công ty.

Xem thêm: Câu hỏi tình huống về công ty hợp danh và thành viên hợp danh

– Quyết định chấp thuận cho thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc ra các quyết định khai trừ thành viên.

– Quyết định về các dự án đầu tư.

– Quyết định về việc vay vốn cũng như huy động các nguồn vốn đầu tư dưới các hình thức khác của công ty hợp danh, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp trong Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn 50%.

– Quyết định về việc mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn so với vốn điều lệ của công ty hợp danh, trừ trường hợp trong Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn.

– Quyết định về tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho các thành viên trong công ty thông qua các báo cáo tài chính hằng năm.

– Quyết định về việc giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty hợp danh.

– Quyết định về các vấn đề khác không có quy định trên được thông qua nếu được ít nhất 2/3 tổng số các thành viên hợp danh của công ty tán thành; tỷ lệ cụ thể sẽ theo quy định chi tiết trong Điều lệ công ty.

– Quyết định về quyền tham gia biểu quyết của các thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và theo Điều lệ công ty quy định.

Xem thêm: Tư cách pháp nhân, tư cách pháp lý của công ty hợp danh

1.2. Thành viên hợp danh

Thành viên hợp danh là các cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình với các khoản nợ của công ty trong cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh.

– Thành viên hợp danh trong công ty có quyền tham gia họp, thảo luận hoặc biểu quyết về các vấn đề của công ty; có thể nhân danh công ty thực hiện hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết các hợp đồng, giao dịch hoặc các giao ước với nyêu cầu công ty, các thành viên hợp danh khác phải cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh trong công ty. Ngoài ra, các thành viên hợp danh của công ty còn được phân chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp mà thành viên hợp danh đã góp hoặc theo sự thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty và được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn đã góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác khi công ty thực hiện thủ tục giải thể hoặc phá sản. Thành viên hợp danh của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận cũng có thể trở thành người thừa kế trong trường hợp thành viên hợp danh chết.

– Thành viên hợp danh trong công ty có nghĩa vụ quản lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm mục đích bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty; thực hiện quản lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, theo Điều lệ công ty quy định và theo các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên công ty hợp danh. Bên cạnh đó, thành viên hợp danh không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi cá nhân hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác và phải chịu trách nhiệm liên đới thanh toán hết số nợ còn lại của công ty trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty, cũng như chịu các khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào trong công ty hoặc theo thỏa thuận được quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị thua lỗ.

Trong trường hợp tự mình nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận các khoản tiền hoặc các tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp lại cho công ty thì thành viên hợp danh có nghĩa vụ hoàn trả cho công ty số tiền và tài sản đã được nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty. Ngoài ra, các thành viên hợp danh phải báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty theo định kỳ hàng tháng và cung cấp các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên khác khi có sự yêu cầu.

1.3. Thành viên góp vốn trong công ty

Những cá nhân chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp được hiểu là thành viên góp vốn trong cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh.

– Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh có quyền tham gia họp, tham gia thảo luận và tiến hành biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ của công ty cũng như có quyền tham gia vào việc sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty hợp danh có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn. Ngoài ra, thành viên góp vốn của công ty hợp danh còn được phân chia lợi nhuận hằng năm tương ứng theo với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty và được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm trong công ty hợp danh, được phân chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty khi công ty bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.

Thành viên góp vốn có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên hợp danh cung cấp một cách đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và được xem xét sổ kế toán, biên bản, các hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và các tài liệu khác của công ty. Thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng phần vốn đã góp của mình trong công ty cho người khác và có quyền nhân danh các cá nhân hoặc nhân danh người khác để tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh trong công ty. Quan trọng nhất là thành viên góp vốn có quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ của công ty hợp danh.

– Thành viên góp vốn trong công ty có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà thành viên đã cam kết góp. Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty và không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty đồng thời phải tuân thủ theo Điều lệ công ty quy định, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên công ty hợp danh.

Xem thêm: Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh

1.4. Chủ tịch hội đồng thành viên

Chủ tịch Hội đồng thành viên là thành viên hợp danh trong công ty có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quản lý điều hành công ty và đưa ra những quyết định chủ chốt của công ty hợp danh. Chủ tịch Hội đồng thành viên được bầu ra bởi Hội đồng thành viên, ngoài ra, chủ tịch Hội đồng thành viên cũng có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

– Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của các thành viên hợp danh trong công ty.

– Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có nghĩa vụ thực hiện việc quản lý và điều hành các công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh và thực hiện phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh trong công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên còn có nghĩa vụ tổ chức sắp xếp cũng như lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, các loại hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty hợp danh theo quy định của pháp luật và thực hiện triệu tập và tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên; ký các nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty hợp danh còn có nghĩa vụ đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết các việc dân sự, tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án và đại diện cho công ty hợp danh thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty hợp danh

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể do Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm nhiệm hoặc không. Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, ở công ty hợp danh, các thành viên hợp danh đều có quyền điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty ngoài Chủ tịch Hội đồng thành viên hay Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Theo đó, thành viên hợp danh dù không giữ chức vụ gì trong công ty cũng có quyền đại diện theo pháp luật và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp danh cũng có thể thực hiện quản lý, điều hành công ty với tư cách là thành viên hợp danh.

Thành viên hợp danh thực hiện việc phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh. Quyết định của công ty hợp danh được thông qua theo nguyên tắc đa số khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh của công ty. Các hoạt động do thành viên hợp danh của công ty thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty hợp danh, trừ trường hợp hoạt động kinh doanh đó đã được các thành viên còn lại trong công ty chấp thuận.

Như vậy, cơ cấu tổ chức và quản lý công ty hợp danh không nhiều cơ quan và tương đối đặc thù. Mô hình tổ chức quản lý này thích hợp với công ty hợp danh vì số lượng thành viên của công ty thường ít và quen biết nhau, do đó sự liên kết giữa các thành viên khá chặt chẽ. Chính vì vậy, pháp luật không cần can thiệp sâu vào tổ chức nội bộ của công ty hợp danh. Nhiều nhà kinh doanh lựa chọn loại hình công ty hợp danh là mô hình kinh doanh vì loại hình này thích hợp đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Video liên quan

Chủ Đề