Bố cục màu và trang trí màu khác nhau như thế nào

Vẽ trang trí màu là môn học cơ bản để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh giành cho các bạn thi khối H. Hiểu rõ các nguyên tắc tạo dụng bố cục trang trí màu đẹp giúp bài thi hoàn thiện và đạt điểm cao hơn.

Bài vẽ Trang trí màu của học viên Jolla Art/ Art Land.

Nghệ thuật trang trí là lĩnh vực cực kỳ lớn của mỹ thuật ứng dụng. Mục tiêu là đưa cái đẹp vào tất cả các lĩnh vực của đời sống. Nó có mặt trong xã hội loài người rất sớm. Vì có mặt sớm như thế nên kho tàng nghệ thuật trang trí của nhân loại vô cùng lớn về mặt tác phẩm và lý luận sáng tạo. Do vậy bất cứ trường mỹ thuật nào cũng coi những kiến thức cơ bản về sáng tạo ngôn ngữ trang trí màu là một trong những nền tảng cho toàn bộ khối lượng kiến thức về chuyên môn. Trong khối lượng kiến thức cơ bản của nghệ thuật trang trí thì những kiến thức về màu sắc, sáng tạo họa tiết, các quy luật tạo hình trang trí đều được giảng dạy một cách có hệ thống và chu đáo.

Bài vẽ Trang trí màu của học viên Jolla Art/ Art Land.

Ngoài kiến thức về màu sắc thì những quy luật trang trí đã trở thành những kiến thức phục vụ cho các giải pháp bố cục thị giác như:

  • Quy luật lặp lại.
  • Quy luật xen kẻ.
  • Quy luật đảo ngược.
  • Quy luật chồng hình, ly tâm, hướng tâm, xoáy trôn ốc.
  • Khái niệm về sự chuyển động.
  • Nhịp điệu được sắp xếp, phân bố ngay trong những bài tập trang trí trên những hình kỹ hà cơ bản: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, đường diềm, trang trí vải hoa.

Hiện nay, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng tuyển sinh khối H các ngành liên quan đến Mỹ thuật công nghiệp; Trang trí nội thất, Tạo dáng sản phẩm, v.v… đều có chung môn thi là Trang trí màu. Đây là môn thi bắt buộcquan trọng ngang với môn vẽ Hình hoạ mỹ thuật [Vẽ chân dung].

Bài vẽ Trang trí màu của học viên Jolla Art/ Art Land.

Nguồn: internet.

  • Cân bằng: có trọng tâm, không bị xô lệch một bên, thông qua sự xác định vị trí, cấu trúc, độ lớn và sự tương quan của các thành phần chính phụ.
  • Tỷ lệ: Tương quan giữa các thành phần theo chức năng của sự phân cấp chính phụ.
  • Nhịp điệu: Sự lặp lại có quy luật, tiết tấu của thành phần.
  • Hướng – tuyến: Có hướng chuyển động chính, không bị rối loạn.
  • Sự đa dạng: Tạo hình có sự mô phỏng giống nhau giữa các thành phần, họa tiết.
  • Tương phản – điểm nhấn: Sự nổi bật và bắt mắt về cấu trúc và màu sắc của thành phần chính.
  • Sự đơn giản: tạo hình ít – cô đọng nhưng diễn tả được nhiều nội dung.

dạng bố cục đóng kín – có tính chất hướng tâm. Ở đó, sự sắp xếp các họa tiết đối xứng qua một hay nhiều trục [trục tung, trục hoành, trục xiên].

  • Dạng bố cục có từ 2 thành phần chính trở lên.
  • Các thành phần phụ làm cho bố cục có sự liên kết, nhịp điệu, định hướng chuyển động. Giúp tạo sinh sịnh khí cho bố cục vốn được xem hơi thụ động.

Dùng một hay một nhóm họa tiết lặp lại để tạo nên sự cân đối. Các dạng thức cơ bản của bố cục đường diềm:

  • Đường diềm phát triển theo phương đứng.
  • Đường diềm phát triển theo phương ngang.
  • Đường diềm phát triển từ bố cục đối xứng.

Ví dụ bố cục đường diềm [nguồn internet].

Ví dụ bố cục đường diềm [nguồn internet].

dạng thức bố cục mở theo tất cả các hướng. Là sự phát triển của bố cục đường diềm theo tất cả các hướng. Các cách thức triển khai trong bố cục hàng lối:

  • Cấu trúc mỗi hàng trong bốc cục hàng lối là một đường Diềm; có ít nhất 3 đường diềm được triển khai theo trật tự của sự lặp lại, sẽ tạo thành bố cục hàng lối.
  • Nhịp điệu của họa tiết trong một hàng hoặc tất cả các hàng phải đảm bảo tính liên tục, không bị chia cắt dang dở, thiếu nhịp.
  • Cần tránh triển khai bố cục theo hướng xiên mà đi ra hai góc vì sẽ chia bố cục thành hai nửa riêng biệt.

Bố cục hàng lối [nguồn internet].

Bố cục tự do, đường nét, hình mảng, họa tiết được thay đổi rõ rệt; đột ngột mà vẫn hài hòa, mềm mại tránh được sự nhàm chán. Bố cục tự do vận dụng một số các phương pháp sau đây:

  • Bố cục tự do có thể có một hoặc nhiều thành phần chính.
  • Quan hệ của các thành phần chính phụ trong bố cục tự do:
    • Thành phần chính nằm trong trường thị giác được xác định theo quy tắc chia 3. Khoảng cách và vị trí của các thành phần chính phải có sự biến đổi, tự do, sinh động.
    • Độ lớn của các thành phần chính phụ luôn được cân nhắc theo tỷ lệ vàng.
    • Cấu trúc của thành phần chính chi tiết, tinh tế hơn trong cách tạo hình.
    • Màu sắc thành phần chính rõ ràng, nổi bật hơn các tình phần phụ. Tạo sự phân cấp chính phụ rõ tràng trong bố cục.

Nguồn: internet.

Nếu bạn vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu trong quá trình tìm hiểu về các dạng bố cục trên, hãy đến với Trung tâm Mỹ thuật Jolla Art để được các giáo viên hướng dẫn cụ thể hơn nhé.

Bài Viết Liên Quan:

tag: tự học vẽ trang trí màu, học vẽ trang trí màu online, hướng dẫn vẽ trang trí màu, bố cục màu hòa sắc nóng, bố cục màu hòa sắc lạnh, bố cục màu đăng đối, bố cục đường diềm, bố cục hàng lối, bố cục tự do, trang trí hình vuông, trang trí hình tròn

Video liên quan

Chủ Đề