Bí thư trung ương đảng là chức vụ gì

[Chinhphu.vn] – Chiều 11/8, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai chủ trì buổi lễ.

Theo Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ [gọi tắt là cấp uỷ].

Như vậy, Trung ương Đảng [Ban Chấp hành Trung ương Đảng] là cơ quan lãnh đạo của Đảng trong thời gian giữa hai kỳ đại hội.

2. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Theo khoản 2 Điều 12 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng cấp uỷ viên cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.

Cấp uỷ các cấp cần được đổi mới, bảo đảm tính kế thừa và phát triển qua mỗi lần đại hội.

3. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo Điều 16 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:

- Ban Chấp hành Trung ương tổ chức chỉ đạo thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đại hội; quyết định những chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại, công tác quần chúng và công tác xây dựng Đảng; chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nhiệm kỳ tiếp theo, Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường [nếu có].

- Ban Chấp hành Trung ương căn cứ tình hình thực tế quyết định chỉ đạo thí điểm một số chủ trương mới.

- Ban Chấp hành Trung ương họp thường lệ sáu tháng một lần; họp bất thường khi cần.

4. Thẩm quyền bầu các chức danh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Thẩm quyền bầu các chức danh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:

- Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị;

Thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

- Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ;

Quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; Báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

- Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng:

+ Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng;

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

+ Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị;

+ Quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương;

+ Chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là ai? Bầu Tổng Bí thư bằng hình thức kín hay công khai? - Câu hỏi của anh V.K [Hà Giang].

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là ai? Tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là gì?

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện nay người giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII [2021–2026] là đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020, tiêu chuẩn đối với chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng như sau:

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực:

- Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

- Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng.

- Có trình độ cao về lý luận chính trị.

- Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước…

- Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc.

- Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt.

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.

Ngoài những tiêu chuẩn trên thì để trở thành Tổng Bí thư còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung được quy định tại Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 gồm:

- Về chính trị, tư tưởng;

- Về đạo đức, lối sống;

- Về trình độ;

- Về năng lực và uy tín;

- Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là ai? Đồng chí Tổng Bí thư có được giữ nhiều nhiệm kỳ liên tiếp không? [Hình từ Internet]

Đồng chí Tổng Bí thư có được giữ ba nhiệm kỳ liên tiếp không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
...

Theo quy định thì Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ đó Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành trường hợp đặc biệt tái đắc cử Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ba nhiệm kỳ liên tiếp.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu bằng hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 như sau:

Hình thức bầu cử
1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ [gọi tắt là cấp uỷ]; bầu Ban Chấp hành Trung ương.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2- Biểu quyết giơ tay [sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết] thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị [đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...].
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.

Như vậy, đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Ban Bí thư Trung ương Đảng có nhiệm vụ gì?

Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập để giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định một số vấn đề theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương.

Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng hiện nay là ai?

Danh sách Thường trực Ban Bí thư qua các thời kỳ.

Chức vụ ủy viên là gì?

Ủy viên là một thuật ngữ để chỉ một người hoặc một cá nhân có vai trò, trách nhiệm trong một ban, ủy bản, cấp ủy, chính quyền, tổ chức hay hội đoàn.

Bí thư Trung ương Đảng khóa 13 là ai?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử làm Tổng Bí thư khóa XIII.

Chủ Đề