Bí quyết giữ gìn sức khỏe của người Nhật

Bí quyết giữ gìn sức khoẻ của người Nhật

Nhật Bản khám sức khỏe miễn phí cho người trên 40 tuổi, giảm hút thuốc lá, ăn nhiều cá biển và natto.

Nhận diện và phòng đột quỵ theo cách của người Nhật

Theo giáo sư Đại học Kyoto, nếu bạn không thể đứng thăng bằng trên một chân trong ít nhất 20 giây, đó là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ "thầm lặng". Từ mẹo phát hiện sớm này, họ khuyến cáo mọi người nên tập đi bằng chân trần 30 phút mỗi ngày để phòng bệnh.

Đột quỵ từng là “kẻ giết người số một” ở Nhật năm 1960. Nhưng 30 năm sau, số người đột quỵ đã bất ngờ giảm 85%. Để phòng căn bệnh này, không có cách nào tốt hơn là tham khảo bí quyết của Nhật Bản, quốc gia sống thọ và đột quỵ thấp nhất thế giới hiện nay.

Kiểm tra nguy cơ đột quỵ tại đây. Trắc nghiệm do TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Thần kinh Can thiệp HCM tư vấn.

Nỗ lực đầu tiên của Nhật Bản là đưa “Chương trình phòng bệnh tim mạch quốc gia” vào đạo luật y tế. Những người trên 40 tuổi - độ tuổi có nguy cơ đột quỵ cao, sẽ được khám sức khỏe miễn phí mỗi 6 tháng. Theo Giáo sư Hiroyasu Iso - Đại học Y khoa Osaka, kiểm tra sức khỏe thường xuyên chính là chìa khóa phòng chống đột quỵ cho người ngoài 40.

Nhật Bản cũng tăng cường tuyên truyền giảm hút thuốc lá trong cộng đồng. Kết quả là, tỷ lệ nam giới hút thuốc đã giảm từ 82% năm 1965, xuống còn 46% vào năm 2005.

Enzym nattokinase phòng đột quỵ có trong món natto và sản phẩm NattoEnzym.

Người dân được hướng dẫn ăn uống lành mạnh với các loại cá, rau quả, gạo lứt, trái cây, trà xanh... Họ chỉ ăn cá biển giàu omega-3 [cá hồi, ngừ, thu...] giúp giảm xơ vữa mạch máu. Nhật Bản hiện tiêu thụ gần 10% sản phẩm cá thế giới, dù dân số chỉ chiếm 2% và ăn rau củ nhiều gấp 5 lần người Mỹ.

Đặc biệt, người Nhật chuộng ăn Natto [đậu tương lên men] kèm cơm mỗi sáng để phòng bệnh huyết khối. Món ăn này có truyền thống 1.200 năm, song đến năm 1980 mới được bác sĩ Hyroyuki Sumi phát hiện chứa enzym nattokinase, giúp làm tan cục máu đông, ngăn ngừa tai biến. 80% các ca đột quỵ do cục máu đông, nên những người nguy cơ cao [huyết áp, tiểu đường, mỡ máu...] còn dùng thêm sản phẩm chứa enzym nattokinase, do Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản [JNKA] chứng nhận để phòng đột quỵ.

TPBVSK "NattoEnzym – Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; làm tan cục máu đông trong lòng mạch, tăng tuần hoàn máu; phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu [tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường]. Sản phẩm của: Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản [JNKA]. Địa chỉ: 288 Bis. Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Điện thoại: [0292] 3891433 GPQC: 00587/2018/ATTP - XNQC Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của chúng ta như thế nào quyết định đến tình trạng sức khỏe cũng như tuổi thọ về sau. Bạn có muốn biết 10 bí quyết sống lâu của người Nhật Bản, 9 bí quyết sống lâu của Trung Quốc thì đừng bỏ qua bài viết sau đây.

Trong bài viết này chúng tôi còn tổng hợp ngắn gọn lại 3 nguyên tắc sống lâu sống khỏe nổi tiếng được Giáo sư Tề Quốc Lực chia sẻ.

Mọi người nên dành thời gian tìm hiểu, đặc biệt là các bạn trẻ để “điều chỉnh” lại lối sống của mình cho phù hợp, lành mạnh hơn.

1. Nên ăn nhiều rau xanh, ít ăn đồ chiên rán

Nên ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ chiên rán

Người Nhật thích ăn rau, thích các món luộc, món hấp hơn là rán và xào. Các thực phẩm chiên rán với nhiệt độ cao không chỉ làm mất đi thành phần dinh dưỡng ban đầu của nguyên liệu mà còn tăng nguy cơ gây ung thư.

Trong khi chế biến món ăn người Nhật đặc biệt tôn trọng hương vị ban đầu của nguyên liệu. Ví dụ khi ăn hải sản, các sản phẩm từ đậu nành và rau thường được làm thành các món gỏi hoặc chế biến thành salad tổng hợp.

Chính vì vậy, hương vị trong các món ăn của người Nhật tươi ngon, tinh khiết, giữ lại được tối đa được tối đa chất xơ, vitamin và các khoáng chất.
Cách chế biến món ăn của người Nhật đặc biệt tốt cho sức khỏe giúp kéo dài tuổi thọ.

2. Thường xuyên ăn hải sản

Nên ăn hải sản thường xuyên

Theo số liệu thống kê, Nhật Bản nằm trong 6 nước có mức độ tiêu thụ hải sản cao nhất thế giới. Ngay từ nhỏ, người Nhật đã làm quen với việc ăn cá, việc đó được duy trì trở thành thói quen và sở thích.

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nếu ăn cá trong thời gian dài sẽ giúp bạn giảm tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch lên tới hơn 52%, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm lượng chất béo trung tính. Các món ăn hải sản tốt cho sức khỏe như bạch tuộc, mực, tôm, cua, hàu, cá hồi, cá ngừ và tôm, sò,…

Ngoài ra, ăn tảo bẹ, rong biển nori và wakame cũng rất tốt, giúp phòng tránh bệnh huyết áp cao và tiểu đường. Bởi các thực phẩm này rất giàu nguyên tố vi lượng và chất xơ.

3. Duy trì chế độ ăn ít muối

Duy trì chế độ ăn ít muối tốt cho sức khỏe

Trong các món ăn hàng ngày của người Nhật hầu hết đều ít dầu, ít muối và gia vị. So với các quốc gia khác, người Nhật ăn muối ít hơn. Theo nghiên cứu cho thấy lượng muối ăn vào mỗi ngày của người Nhật ít hơn một nửa số muối mà người Trung Quốc tiêu thụ.

Các chuyên gia cho biết, muối là yếu tố rất quan trọng được chứng minh có mối quan hệ dẫn đến các bệnh mãn tính nguy hiểm như cao huyết áp, tình trạng phì đại cơ tim và xơ vữa động mạch.

4. Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày

Chế độ ăn uống cung cấp đủ nước cơ thể

Người Nhật chế biến các món ăn thường ngày hầu như đều có các món súp. Bên cạnh đó họ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

5. Uống trà xanh

Các nhà khoa học đã chứng minh trà xanh rất giàu lượng axit tannic, chất này có tác dụng chậm quá trình lão hóa; khả năng chống oxy hóa của nó cao gấp 18 lần so với vitamin E.
Đồng thời, trà xanh chứa một chất ô xy hóa mạnh là catechin polyphenols có tác dụng ức chế sự đột biến tế bào, ngăn ngừa ung thư

Uống trà xanh tốt cho sức khỏe

Uống trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ức chế sự hấp thu cholesterol, giảm cholesterol xấu, diệt khuẩn, chống viêm, làm giảm hoặc trì hoãn xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo tốt hơn.

Một trong những bí mật liên quan đến tuổi thọ của người Nhật cao như vậy là họ có thói quen uống trà xanh mỗi ngày.
6. Hạn chế uống rượu, ăn ít đồ ngọt

Hạn chế uống rượu và ăn đồ ngọt

Hầu như người Nhật đều uống ít rượu, cũng ăn rất ít đường; theo số liệu thống kê lượng đường tiêu thụ hàng năm của mỗi người Nhật chỉ ở mức 22 kg [trong khi đó người Mỹ là 71kg].

Họ ít uống đồ ngọt có ga, thức uống luôn ưu tiên là trà xanh, bên cạnh đó tửu lượng của người Nhật, điều này rất có lợi cho sức khỏe.

7. Tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời

Nên tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời vào buổi sáng sớm

Từ thời cổ xưa người Nhật đã tin rằng những người sống tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời có thể sống thọ hơn những người thiếu ánh sáng. Vì vậy, họ luôn xem đây là một việc ưu tiên trong khi chăm sóc sức khỏe

8. Tập luyên võ thuật, thích đi bộ và đạp xe đạp

Ở Nhật Bản có rất nhiều môn võ như Karate, Jodu hay Aikido giúp mọi người tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, người Nhật sở hữu lượng xe đạp lớn nhất thế giới, việc đi bộ vận động nhẹ nhàng, hay đạp xe đạp mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.

Nên đi bộ đạp xe và tập võ thường xuyên

9. Ăn các món tráng miệng lành mạnh, không ăn khi đang đi

Các món ăn tráng miệng của người Nhật thường là trái cây, nếu là đồ ngọt cũng rất ít caramen. Thói quen ăn uống của họ rất khoa học, ngoài việc ăn chậm hơn tốt cho dạ dày, đặc biệt là không bao giờ ăn trong khi đang đi.

Ăn các món tráng miệng lành mạnh

10. Tắm suối nước nóng

Người Nhật có thói quen tắm suối nước nóng, phụ nữ Nhật thường đi tắm suối nước nóng ít nhất 2 tháng/ lần. Việc tắm nước nóng đặc biệt tốt cho sức khỏe, giúp con người giảm bớt căng thẳng, dễ ngủ và đẹp da. Vì trong nước suối nóng có nhiều Magie, Canxi Silic và Niacin.

Nên tắm suối nước nóng thường xuyên

Chuyên gia Chu Xuân Lăng, phó hội trưởng Hội dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, thuộc Hiệp hội Y học lão niên Trung Quốc tiết lộ 9 cách đơn giản để cải thiện và duy trì sức khỏe cho mọi người. Cụ thể như sau:

1. Bữa sáng không thể thiếu sữa chua

Thói quen ăn sáng với sữa chua

Ăn sữa chua vào ban ngày tốt hơn buổi tối, ngoài việc bổ sung năng lượng, đồng thời giúp tiêu hóa tốt hơn. Ăn sữa chua mỗi ngày đặc biệt có lợi cho sức khỏe, thành phần của sữa chua chứa một số chế phẩm sinh học, giúp cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch và kháng bệnh.

Theo 1 kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Y tế Mỹ cho rằng sữa chua có thể làm cho cholesterol “xấu” giảm, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu 47%.

2. Uống nước mật ong , nước gừng, nước chanh

Nên uống những loại nước tốt cho sức khỏe

Các thức uống này có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các phân tử gốc tự do có hại, tốt cho hệ miễn dịch vì vậy nên sử dụng thường xuyên. Nước chanh có nhiều vitamin C, chất chống oxy tốt cho sức khỏe. Nước gừng có tác dụng chống lại nhiễm trùng, loại bỏ virus cúm trong cơ thể.

Khi bị cảm lạnh, nên tắm bằng nước nóng; sau đó uống nước mật ong, nước chanh có thể giảm triệu chứng ốm.

3. Ăn tỏi

Ăn tỏi rất tốt cho sức khỏe

Tỏi có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland [Mỹ], ăn tỏi không giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Trong tỏi có chứa khuẩn và các hợp chất kháng virus, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, ức chế các phản ứng viêm nhiễm cơ thể, giảm hư tổn đến các tế bào của con người.

Một số lưu ý khi sử dụng tỏi:

  • Nên băm nhỏ sau 10 -15 phút mới ăn, để cho các chất trong tỏi tương tác với nhau, nâng cao giá trị dinh dưỡng.
  • Người bị bệnh tiêu hóa nên hạn chế ăn tỏi.

4. Ăn canh rau nấu cùng thịt gà

Làm canh rau nấu cùng thịt gà rất tốt cho sức khỏe

Loại súp và canh này có tác dụng rất tốt, chống viêm, giúp loại bỏ tình trạng viêm của người bệnh. Chính vì thế, từ xưa trong dân gian đã có bài thuốc là món cháo gà ăn nóng để trị cảm lạnh. Tác dụng này đã được Trung tâm Y tế Nebraska thuộc Đại học Mỹ chứng minh.

Bạn có thể nấu canh gồm rau, thịt gà, và một số thành phần khác như hành tây, khoai lang, củ cải, củ cải, cà rốt, cần tây, rau mùi tây và một số gia vị yêu thích hợp khẩu vị khác.

5. Uống trà vào buổi chiều

Uống trà vào buổi chiều là thói quen rất tốt cho sức khỏe

Khoảng 3 – 4 giờ chiều, năng lượng của cơ thể bắt đầu suy giảm, bạn cần một tách trà hoặc cà phê kèm theo một vài món ăn nhẹ yêu thích bổ sung năng lượng, thư giãn một chút sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng mệt mỏi liên tục.

Lưu ý: Đối với người già mắc các bệnh về tiêu hóa, khả năng hấp thụ kém cảm giác khó tiêu nếu uống trà chiều cũng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.

Các chất hữu ích bên trong trà có tác dụng làm tăng hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Các loại trà tốt cho sức khỏe như: trà hoa nhài cải thiện hệ thống miễn dịch, trà bạc hà cải thiện tiêu hóa, trà sen giúp cơ thể tỉnh táo hơn,….

6. Duy trì tập luyện, vận động đều đặn

Duy trì tập luyện, vận động đều đặn

Việc duy trì tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày có tác dụng thanh lọc độc tố, giúp các tế bào và mạch máu dễ dàng lưu thông, cải thiện khả năng miễn dịch, giúp cơ thể duy trì tình trạng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.

Vì vậy, hàng ngày bạn nên đi bộ khoảng 6.000 bước hoặc đi xe đạp; chơi các môn thể thao như cầu lông, bơi lội, bóng chuyền, yoga,… để tăng cường hoạt động thể chất.

Để rèn luyện, duy trì sức khỏe mọi người nên vận động 5 lần/tuần, mỗi lần 30-60 phút.

7. Tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn

Tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng ánh sáng mặt trời giúp giảm bớt tác hại của virus cúm và bệnh hô hấp thông thường. Việc duy trì lượng vitamin D cao trong cơ thể giúp ngăn ngừa viêm họng, cảm lạnh, nghẹt mũi và một số vấn đề sức khỏe khác.

Ánh nắng có tác dụng chuyển hóa vitamin D, làm giảm nguy cơ béo phì hiệu quả đối với cơ thể con người.

Vì vậy nên: Bạn nên dành mỗi ngày khoảng 30 phút để tắm nắng, thực hiện một vài động tác yoga nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.

Các đối tượng như phụ nữ mang thai, người già, trẻ em thường dễ bị thiếu vitamin D và canxi. Vì thế, nên tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời để đảm bảo sức khỏe.

8. Ngủ đủ giấc

Việc ngủ đủ giấc đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe

Người trưởng thành cần ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, người già cố gắng không ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày. Khi ngủ đủ giấc, sáng ngày hôm sau thức dậy bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoái mái, tràn đầy năng lượng.

Bạn không nên thức khuya bởi: Nếu thức khuya liên tục, lâu ngày sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo kẽ hở để virus tấn công vào cơ thể. Đêm khuya là thời gian để cơ thể tiêu thụ các chất và tiêu hóa thức ăn, thải độc cho cơ thể.

9. Luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực

Luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực

Điều này giúp tinh thần của bạn thoái mái hơn, làm giảm mức độ căng thẳng của cơ thể, dễ dàng ngủ ngon giấc hơn. Theo các nhà khoa học, tâm trạng thoải mái có thể làm giảm nồng độ hóc-môn stress, tăng hoặc kích hoạt các tế bào miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Stanford – Mỹ cho rằng tiếng cười có thể làm tăng số lượng các kháng thể và các tế bào miễn dịch trong máu và nước bọt, kích thích giác quan.

Là một người Mỹ gốc Hoa, Giáo sư Tề Quốc Lực từng làm việc cho Tổ chức y tế thế giới [WHO] nhiều năm. Cách đây không lâu, Giáo sư được Bộ y tế Trung Quốc mời về Bắc Kinh chia sẻ cách giữ gìn sức khỏe cho người dân Trung Quốc. Sau đó bài nói chuyện của ông được đăng tải trên nhiều báo tại quốc gia này.

Dưới đây, chúng tôi sẽ tóm lược bí quyết sống lâu và sống khỏe được Giáo sư Tề Quốc Lực chia sẻ trong buổi nói chuyện do Giáo sư Phan Văn Các lược dịch.

1/ Ăn uống cân bằng

Từ lâu mọi người luôn nghĩ duy trì sức khỏe đơn giản là việc đi ngủ sớm và thức dậy sớm. Quan niệm này chỉ đúng khi bạn ở thời nhà Đường, chứ ngày nay đã có nhiều điều thay đổi. Nói ăn uống cân bằng có nghĩa là có 2 chuyện ăn và uống.

Các đồ uống tốt cho sức khỏe đã được hội nghị quốc tế khẳng định

Dùng các đồ uống có lợi cho sức khỏe như sữa đậu nành

• Trà xanh • Rượu vang đỏ • Sữa đậu nành • Sữa chua [người ta không nói sữa bò nói chung, bạn nên chú ý] • Canh xương;

• Canh nấm.

Ăn các loại ngũ cốc và rau có lợi cho sức khỏe

Ăn các loại ngũ cốc và rau tốt cho sức khỏe

Bạn nên chế biến hợp lý các món ăn với ngũ cốc như bắp, kiều mạch, khoai, kê, đậu, rau, bí đỏ, cà chua, tỏi, mộc nhĩ đen, phấn hoa…

Ăn các thức ăn động vật

Nếu trong bữa ăn có cả thịt lợn và thịt dê thì ăn thịt dê; có thịt dê và thịt gà thì ăn thịt gà, có gà và cá thì ăn cá, có cá và tôm thì ăn tôm. Đó không phải là làm khách. Động vật càng nhỏ thì protein càng tốt.

Tổ chức y tế thế giới khuyến khích mọi người nên ăn cá, rong xoắn, tảo phục khang và uống nước trà xanh.

Lưu ý chế độ ăn thức ăn có động vật

Nguyên tắc về lượng trong khi ăn cần nhớ

Không phải ăn càng nhiều càng tốt. Trên quốc tế có quy định: ăn no 7 phần 10, suốt đời không đau dạ dày, ăn 8/10 là tối đa, nếu ăn no 10/10 thì 2/10 kia vô ích. Cho nên quốc tế khuyến nghị tỷ lệ vàng là 0,618: lương thực phụ 6, lương thực chính 4; lương thực thô 6, lương thực tinh 4; thực vật 6, động vật 4.

Nguyên tắc về lượng trong khi ăn cần nhớ

2/ Vận động có oxy

a. Không nên vận động sớm

Có một nguyên tắc nên nhớ nhất thiết đường tập luyện sáng sớm, nên tập vào chiều tối. Các nhà khoa học đã quy định, ăn xong 45 phút sau hãy vận động.

Đối với người già nên vận động bằng cách đi bộ khoảng 20 phút.

Nếu muốn giảm béo trước bữa ăn nửa giờ hoặc một giờ, ăn 2 hạt đến 4 hạt rong xoắn sẽ giảm được cảm giác muốn ăn mà lại không thiếu chất dinh dưỡng. Người châu Âu giảm béo toàn dùng rong xoắn.

Không nên vận động quá sớm vào buổi sáng

b. Thời gian ngủ

Quốc tế quy định, thời gian dậy 6 giờ sáng, thời gian mở cửa sổ là 9 giờ đến 11 giờ, buổi chiều 2 giờ đến 4 giờ [bạn nên tham khảo]. Vì sao? Vì sau 9 giờ không khí ô nhiễm lắng xuống, chất ô nhiễm đã giảm bớt, không có hiện tượng phản lực.

Giấc ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe

Việc có nên ngủ trưa không cần tranh luận, trước kia Nhật Bản không chủ trương ngủ trưa, nhưng chúng tôi chủ trương nếu đêm hôm trước ngủ không tốt thì nên ngủ trưa.

Thời gian ngủ trưa nên là nửa giờ sau bữa ăn trưa, và tốt nhất nên ngủ một tiếng đồng hồ, ngủ lâu quá không lợi cho sức khỏe.

Lưu ý: Khi ngủ không nên đắp chăn dày.

Khái niệm ngủ sớm dậy sớm cần làm rõ. Nếu 7 giờ tối đi ngủ, 12 giờ đêm dậy lục sục vớ vẩn, thì không ích gì.

                                          Một vài lưu ý trước khi ngủ tối

Từ 10 giờ đến 10 giờ 30 nên đi ngủ, vì ở hội nghị quốc tế đã quy định, một giờ đến một giờ rưỡi sau đi vào giấc ngủ sâu là khoa học nhất, như thế thì 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng, 3 tiếng đồng hồ ấy là giấc ngủ sâu.

Nếu 3 tiếng ấy ngủ tốt thì hôm sau dậy tinh thần sẽ thoải mái. Nếu anh ngủ sau 4 giờ, thì đó là giấc ngủ nông.

c. Lưu ý trước khi đi ngủ

Từ 12 giờ đến 3 giờ sáng nên ngủ say, và trước khi đi ngủ tắm nước nóng 40-50 độ, như vậy chất lượng giấc ngủ rất cao.

d. Tập luyện vào buổi sáng

Bởi vào buổi sáng huyết áp cơ sở cao, thân nhiệt cơ sở cao, thận thượng tuyến tố cao gấp 4 lần buổi chiều tối, người có bệnh tim rất dễ sinh chuyện.

3/ Trạng thái tâm lý

Chú ý điều chỉnh trạng thái tâm lý của bạn

Giữ gìn sức khỏe chính là việc duy trì trạng thái tâm lý tốt. Bởi nếu trạng thái tâm lý của bạn không tốt thì bạn ăn uống tập luyện cũng vô ích.

Không nên tức giận

Bởi tức giận có thể dễ bị khối u, cả thế giới đều biết, trường Đại học Stanpho đã làm một thí nghiệm nổi tiếng chứng minh điều này và nhận được giải thưởng Nobel.

Cụ thể của thí nghiệm này là:

Lấy ống mũi đặt lên mũi cho anh thở, rồi sau đó lấy ống mũi đặt trên bãi tuyết 10 phút. Nếu băng tuyết không đổi màu thì chứng tỏ anh bình tĩnh tự nhiên; nếu băng tuyết trắng lên, chứng tỏ anh có điều hổ thẹn day dứt; nếu bằng tuyết tím đi, chứng tỏ anh rất tức giận. Rút lấy 1-2 cc chỗ băng tuyết tím đó tiêm cho chuột con thì 1-2 phút sau chuột con sẽ chết.

Vì vậy, nếu có ai trêu tức bạn, đừng có tức, bạn hãy xem đồng hồ đừng để quá 5 phút, quá 5 phút là hỏng chuyện, máu sẽ tím đi.

Tâm lý học đề xuất 5 phương pháp tránh tức giận

– Một là:Tránh đi

– Hai là: Di chuyển, người ta chửi thì thì anh đi đánh cờ, câu cá, không nghe thấy.

– Ba là: thả ra, nhưng cần phải chú ý người ta chửi anh, anh lại đi chửi người khác thì không gọi là thả ra, mà phải đi tìm bạn tri âm để nói chuyện, thả ra hết [giải tỏa] nếu không cứ để bụng thì sẽ sinh bệnh.

Tức giận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

– Bốn là: thăng hoa, tức là người ta càng nói anh thì càng ra sức làm.

– Năm là khống chế, đây là phương pháp chủ yếu nhất tức là mày chửi thế nào ông cũng không sợ . Điểm này rất quan trọng. Nhịn một lúc gió yên sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn nại không phải là mục đích, mà là sách lược.

Lấy ví dụ, trong Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng ba lần chọc tức Chu Du, rốt cuộc đã khiến Chu Du tức giận mà chết. Có thể thấy, tức giận nguy hại rất lớn cho người ta.

Luôn tươi cười

Luôn tươi cười, giữ tâm trạng tốt

Người xưa nói: Một nụ cười trẻ ra mười tuổi. Không phải chỉ tuổi tác, mà chỉ tâm thái. Miệng hay cười, người hay khỏe. Tác dụng của cười rất lớn. Cười tránh được rất nhiều bệnh như: không bị thiên đầu thống, không bị đau, đặc biệt tốt cho hô hấp và đường tiêu hóa.

Cười đã trở thành một tiêu chuẩn của sức khỏe, sau khi Giáo sư điều tra nhiều lần và ông được trao giải Nobel thứ 2. Trong đó, ông đã chứng minh: “Cười là thứ thuốc tê thiên nhiên”. Nếu như bạn bị đau khớp có thể nhìn vào khớp để cười, một lát sau sẽ bớt đau hơn, cười có nhiều tác dụng như thế, tại sao chúng ta lại không cười?

Mới đây, thành phố Bắc Kinh đã có tổng điều tra kết quả là tuổi thọ của cụ bà thọ hơn cụ ông [khoảng 6 năm rưỡi]. Giáo sư chia sẻ trong khi giảng bài ông thấy “toàn các bà cười, các ông không cười”.

Tươi cười mỗi ngày tốt cho sức khỏe

Người xưa cũng có câu Nam nhi hữu lệ bất khinh đàn [Đàn ông có nước mắt nhưng không dễ gì chảy]. Nước mắt người thường thì mặn, nước mắt bệnh nhân tiểu đường thì ngọt, nước mắt đau buồn thì đắng, trong đó có peptide [pép-tít], có hoóc-môn. Nếu lâu ngày không chảy đi thì sẽ bị khối u, bị ung thư đấy. Dù có khỏi khối u thì cũng bị loét hoặc viêm kết tràng mạn tính.

Vì vậy mọi người nên cười nhiều hơn mỗi ngày.

Ở hội nghị quốc tế, người ta đã cảnh báo chúng ta. Chúng ta hãy uống trà xanh, ăn đậu nành, ngủ cho tốt, năng vận động, và đừng quên luôn luôn cười vui. Mong rằng mỗi người đều chú ý cân bằng ẩm thực, vận động có ô-xy và chú ý trạng thái tâm lý của mình, lúc đáng khóc thì khóc, lúc đáng cười thì cười.

Giáo sư tin rằng chúng ta nhất định có thể vượt qua tuổi 73, qua tuổi 84, đến 90, 100 tuổi vẫn còn khỏe mạnh.

Hi vọng với những chia sẻ trên mọi người có thể học hỏi được nhiều thói quen sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo sức khỏe của bản thân, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng mỗi ngày để bắt đầu học tập và làm những việc bạn yêu thích đạt kết quả tốt nhất!

Mình là Hiệp. Admin của website này, tại web mình sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin mình tổng hợp lại tại các nguồn uy tín trên google và truyền tải lại một cách ngắn gọn, hữu ích nhất. Nếu có bài viết nào bạn cảm thấy chưa đúng vui lòng liên hệ với  mình để góp ý nhé!

Video liên quan

Chủ Đề