Bị nhiệt miệng có nên đánh răng không

Nhiệt miệng là tên gọi dân gian của bệnh viêm loét niêm mạc miệng, là một bệnh lý thường gặp thuộc về răng miệng bởi nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng:

Nhiệt miệng hay viêm loét miệng còn được gọi là hội chứng BMS gây nên những cơn đau dai dẳng ở miệng, môi, lưỡi gây đau và khó chịu thậm chí ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người mắc bệnh vì nó làm người bệnh đau đớn, ăn uống không ngon miệng hoặc luôn bị đau vết nhiệt khi ăn uống. Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra ở người lớn tuổi trung niên trở lên, nhưng nó vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng như:

- Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan: các chất độc [chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì … ] tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa [chủ yếu là niêm mạc miệng ] khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét [nhiệt miệng ]

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng.

- Bệnh có nhiều liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể: bệnh mang tính chất tự miễn, tức là tự cơ thể hình thành dị nguyên [có một số trường hợp liên quan đến độc tố tồn tại nhiều trong máu, chức năng khử độc của gan kém] rồi cơ thể lại phải tự sinh ra kháng thể để dung giải chất độc đó đi, phản ứng này sinh ra ổ hoại tử, từ đó vỡ ra hình thành nên vết loét, đồng thời vết loét lại thường xuyên bị ướt do nước bọt cộng với dịch thức ăn phức tạp cho nên rất lâu lành.

- Nhiễm khuẩn do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.

- Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ [nhiệt miệng] trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.

- Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12.

- Hệ miễn dịch bất thường.

- Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus [HSV], human herpesvirus [HHV], varicella-zoster virus [VZV], cytomegalovirus [CMV], Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…

Ngoài những nguyên nhân kể trên lở miệng còn có thể xảy ra với những nguyên nhân mà bạn không ngờ tới như:

- Do bạn đánh răng quá mạnh: gây chảy máu nướu răng tổn thương chân răng khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khiến bạn bị lở miệng.

- Do bạn hút thuốc thường xuyên: những tưởng không ảnh hưởng đến răng miệng, tuy nhiên sử dụng thuốc lá nhiều một cách thường xuyên làm thâm đen vùng nướu răng của bạn. Đặc biệt là những bạn đang trong quá trình điều trị lở miệng, hút thuốc thường xuyên góp phần làm bệnh tái phát một cách nhanh chóng hơn.

- Do sử dụng răng giả không phù hợp: va chạm làm trầy nướu răng dẫn đến lở loét.

- Do nấm: virus xâm nhập gây viêm loét niêm mạc miệng.

- Do kem đánh răng: có chữa nhiều hóa chất, chất tạo bọt.

Vì thế, khi bị nhiệt miệng hay lở miệng thì có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, không cố định một loại nguyên nhân nào cả. Nếu bạn muốn hết nhanh chóng thì có thể đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và tư vấn. Nhưng thường thời gian tự khỏi là 7-14 ngày, trong thời gian này bạn chịu khó trong việc ăn uống và vệ sinh hơi bị rát một xíu.

Cách điều trị khi bị nhiệt miệng:

1. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần hàng ngày: Đánh răng lâu sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát thế nên chỉ cần quẹt kem lên từng chiếc răng cho "có lệ", sau đó súc bằng nước súc miệng là được. Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.

2. Thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày bị nhiệt miệng: Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu. Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam. Nếu huyết áp tốt, bạn có thể uống rau má đậu xanh.

3. Uống viên sủi vitamin: Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng từ bác sĩ nha khoa là 60 mg mỗi ngày.

Lưu ý: Nhiệt miệng diễn tiến từ vài ngày đến vài tuần nên bạn cần đầu tư thời gian, kiên trì trị bệnh ít nhất 3 - 4 ngày trở lên mới hiệu quả.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Cảm giác đau đớn, khó chịu ở vết loét nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống, chuyện trò, đời sống sinh hoạt của chúng ta. Trong khoảng thời gian này bạn luôn cố gắng tìm mọi giải pháp nhằm xoa dịu cơn đau và làm lành vết loét nhanh chóng. Ngoài việc tẩm bổ bằng những thực phẩm có tính thanh nhiệt, chúng ta có thể dùng kem bôi thoa và có một số người đã tìm đến kem đánh răng. Chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng có thực sự hiệu quả?. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng có hiệu quả?

Nhiệt miệng đơn giản chỉ là tình trạng vết loét do cơ thể nóng trong hoặc do va chạm vật lý và sẽ tự khỏi sau 1 tuần. Nhưng nếu bạn chủ quan và tự do ăn uống mà không kiêng cử thì có thể khiến các vết loét nhiệt miệng thêm kéo dài dai dẳng. Đó là lý do chúng ta cần tìm giải pháp xoa dịu cơn đau, làm lành nhanh chóng vết loét để được ăn uống dễ dàng, sinh hoạt tiện lợi.

Có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng bằng thiên nhiên lành tính, hiệu quả tại nhà như: bổ sung các thực phẩm ăn uống có tính mát, thanh nhiệt, dùng kem bôi thoa, dùng mật ong bôi miệng, sử dụng nước muối, baking soda,...... Ngoài ra, cũng rất nhiều người tìm đến kem đánh răng để bôi lên vết loét với mong muốn xoa dịu cảm giác đau xót nhờ khả năng gây tê tạm thời của nó. Dẫu vậy, nhiều câu hỏi đặt ra: chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng có thực sự hiệu quả?

Kem đánh răng có chứa các thành phần có tác dụng tạo bọt, chất mài mòn giúp làm sạch mảng bám và cặn thừa thức ăn. Đồng thời, trong kem đánh răng chứa các hương liệu tạo vị the mát, hơi tê nhẹ, giúp người dùng cảm thấy sảng khoái hơn sau khi vệ sinh răng miệng.

Khi dùng một lượng nhỏ bôi lên vết nhiệt miệng, bạn sẽ cảm thấy bớt đau xót nhờ khả năng gây tê tạm thời. Bởi vậy mà nhiều người cho rằng chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng là hiệu quả.

Nhưng trên thực tế, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Khi bạn rửa kem đánh răng đi, cơn đau sẽ quay lại ngay trong thời gian ngắn. Đáng quan tâm hơn, theo các chuyên gia cho hay, hàm lượng chất tạo bọt trong kem đánh răng vượt quá mức có thể gây kích ứng niêm mạc miệng mỏng manh, khiến các vết viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên, chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng chưa thực sự là có hiệu quả.

Bạn nên hoàn toàn nên tránh sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate, đây là một chất tạo bọt gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng. Các nghiên cứu đã chỉ ra hiệu ứng biến tính của sodium lauryl sulfate trên lớp niêm mạc miệng, tiếp xúc với các tế bào biểu mô cơ, làm gia tăng nhiệt miệng.

Tóm lại, chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng không phải là giải pháp an toàn, nó chỉ có tác dụng xoa dịu cơn đau rát nhất thời. Tốt nhất, bạn nên chọn cho mình giải pháp chữa nhiệt miệng lành tính và chữa dứt điểm từ trong ra ngoài.

2. Themaz Cola – giải pháp ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả

THEMAZ COLA ORIGINAL là dạng gói bột sủi hòa tan trong nước uống có tác dụng làm mát, thanh nhiệt cơ thể và hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan đang thịnh hành thị trường hiện nay. Với chiết xuất từ 100% thành phần thảo dược bổ dưỡng, lành tính hòa trong hương vị trái cây thơm ngon [hương cam, hương chanh, hương chanh muối], Themaz Cola không đơn thuần là thức uống giải khát, sảng khoái mà còn là vị thuốc hỗ trợ chữa lành nhiệt miệng từ bên trong, đánh tan cơn nóng trong, độc tố trong cơ thể. Đặc biệt, sản phẩm cực tốt cho người sử dụng nhiều bia rượu.

Themaz Cola chứa các thành phần  - công dụng sau:

+ Kế sữa [silymarin]: giải độc gan, bảo vệ, sửa chữa và tái tạo tế bào gan.

+ Kim ngân hoa: thanh nhiệt, giải độc, điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa,..

+ Ké đầu ngựa: chống dị ứng, chống viêm, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa.

Sản phẩm dùng được cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn khi gặp các trường hợp:

+ Bị nóng trong, nhiệt miệng, lở miệng

+ Trẻ em bị rôm sảy, dị ứng, mề đay

+ Người bị mụn nhọt, mẩn ngứa

+ Người suy giảm chức năng gan do uống nhiều bia rượu

Đối với người bệnh nhiệt miệng, nóng trong, bạn chỉ cần hòa tan gói bột sủi trong nước lọc rồi uống mỗi ngày 3 – 4 gói, duy trì trong vòng vài ngày thì vết sưng rộp sẽ xẹp và vết loét sẽ nhanh chóng lành.

Hơn 9 năm có mặt trên thị trường, Themaz Cola được đánh giá là sản phẩm thanh nhiệt thiệt nhanh, sảng khoái, bổ dưỡng, thích hợp cho mọi đối tượng và tiện dụng. Sản phẩm ngày càng được tối ưu hóa và không ngừng nâng cao chất lượng.

Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:

Website: //www.tamduocstore.com.vn/

Fanpage: //www.facebook.com/tamduocstore/

Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Như vậy, chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng không phải là giải pháp hiệu quả, thay vào đó bạn nên tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược và uống bột sủi Themaz Cola là một gợi ý tuyệt vời. Hi vọng nội dung bài viết đã mang đến độc giả thông tin bổ ích. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

Video liên quan

Chủ Đề