Bệnh máu không đông là bệnh gì năm 2024

Rối loạn đông máu hay còn gọi là máu khó đông. Là tình trạng quá trình đông máu trong cơ thể bị tăng hoặc giảm một cách không cân đối. Từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành cục máu và đông máu.

Nguyên nhân gây rối loạn đông máu

Có hai dạng chính của rối loạn đông máu: tăng đông và giảm đông.

Rối loạn đông máu tăng đông thường do tăng hình thành cục huyết khối trong cơ thể hoặc do dùng thuốc chống đông quá mức.

Rối loạn đông máu giảm đông thường do thiếu yếu tố đông máu quan trọng. Như fibrinogen, yếu tố VIII, IX, XI, XII và protein C, protein S hoặc chất ức chế hơn mạch máu (anticoagulant).

BSCKI Lại Thị Hương giải đáp về dấu hiệu rối loạn đông máu và những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Biểu hiện của rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu có biểu hiện gì? Các triệu chứng điển hình của rối loạn đông máu có thể gặp bao gồm:

- Chảy máu lâu, nhiều và khó kiểm soát.

- Chảy máu nội tạng.

- Đại tiện, tiểu tiện ra máu, đi ngoài phân đen.

- Các khớp bị sưng và đau.

- Bầm tím.

- Rối loạn tiểu cầu và các triệu chứng liên quan cục máu.

- Thường xuyên chảy máu răng lợi.

Tùy thuộc vào loại rối loạn đông máu và mức độ nặng nhẹ, các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn.

Bệnh máu không đông là bệnh gì năm 2024

Bệnh nhân mắc rối loạn đông máu cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.

Rối loạn đông máu có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu đặc biệt. Bao gồm kiểm tra đông máu tổng thể, kiểm tra thời gian đông máu và xác định nồng độ các yếu tố đông máu. Rất khó để chẩn đoán được nguyên nhân gây rối loạn đông máu. Để tìm ra nguyên nhân chính xác, các bác sĩ chuyên khoa cần thực hiện nhiều xét nghiệm.

Rối loạn đông máu có nguy hiểm không?

Một người có thể thừa hưởng hoặc mắc phải chứng rối loạn đông máu. Bệnh rối loạn đông máu nếu không điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân có nguy cơ gặp tình trạng các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch. Từ đó có thể dẫn đến những trường hợp như cục máu đông vỡ ra, đau tim, đột quỵ... Đặc biệt với phụ nữ mang thai mắc rối loạn đông máu, cần có sự giám sát y tế chặt chẽ để tránh những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Điều trị rối loạn đông máu

Việc điều trị rối loạn đông máu phụ thuộc vào loại rối loạn đông máu và mức độ nghiêm trọng. Đối với tình trạng tăng đông, có thể sử dụng các thuốc chống đông như warfarin, heparin. Hoặc các thuốc đông máu mới hơn như dabigatran, apixaban, rivaroxaban.

Đối với tình trạng giảm đông, có thể sử dụng các yếu tố đông máu cần thiết hoặc các phương pháp thay thế đông máu.

Trong trường hợp một số bệnh nhân rối loạn đông máu là bệnh mãn tính, có thể phải sử dụng thuốc suốt đời để kiểm soát tình trạng đông máu.

Bệnh máu không đông là bệnh gì năm 2024

Người mắc rối loạn đông máu cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Người mắc rối loạn đông máu cần lưu ý gì?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn rối loạn đông máu. Vì vậy bệnh gây ra những trở ngại trong việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Người mắc rối loạn đông máu cần có những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để tránh biến chứng nguy hiểm:

- Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Duy trì cân nặng hợp lý và lựa chọn bộ môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lưu ý không tập luyện quá nặng hoặc cường độ mạnh để tránh dẫn tới chấn thương. Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn dễ gây rối loạn tiêu hóa.

- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây thương tổn và chấn thương.

- Nếu sử dụng thuốc đông máu, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Tránh tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay ngưng sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Khi có triệu chứng không bình thường hoặc có bất kỳ sự cố về đông máu, người bệnh cần tham vấn ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Ở người bình thường, khi bị thương tích gây chảy máu, 12 yếu tố đông máu được hoạt hóa để tạo cục máu đông, ngăn máu tiếp tục chảy ra khỏi mạch máu.

Trong bệnh ưa chảy máu, tùy theo loại yếu tố đông máu bị thiếu hụt mà người ta đặt tên: Hemophilia A do giảm yếu tố đông máu thứ VIII; Hemophilia B do giảm yếu tố đông máu thứ IX, còn gọi là bệnh Christmas, được phát hiện năm 1953; Hemophilia C do giảm yếu tố đông máu thứ XI, còn gọi là bệnh Rosential, bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể thường, thể lặn.

Trong đó, Hemophilia A là bệnh thường gặp nhất, chiếm 80-85%, kế đến là Hemophilia B chiếm 10 -15%, còn lại là Hemophilia C. Tỷ lệ chung trong dân số của cả 3 loại Hemophilia là 1/10.000 - 1/15.000 người.

Hemophilia A là bệnh di truyền theo kiểu lặn, có liên quan đến giới tính. Mẹ có gen dị hợp tử thì mang mầm bệnh nhưng không mắc bệnh, người mẹ sẽ truyền bệnh cho phân nửa số con trai. Con trai bị bệnh, khi lập gia đình chỉ truyền bệnh cho con gái. Con gái bị bệnh do di truyền từ cha hay do đột biến.

Người mắc bệnh Hemophilia do quá trình đông máu bị rối loạn, nên dễ bị chảy máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay gây tàn tật, dù là chấn thương rất nhỏ như đứt tay.

Chảy máu có thể ở nhiều nơi trên cơ thể, như là nướu răng, đường tiêu hóa (gây xuất huyết tiêu hóa), bàng quang (gây tiểu ra máu), trong bắp cơ, dưới da, trong khớp…. Có thể thấy những vết bầm ở nơi dễ va chạm như cánh tay, cẳng chân, khớp gối, khuỷu tay, cổ chân và vai. Nguy hiểm nhất là chảy máu trong khớp, nếu không được điều trị sớm bằng cách bù yếu tố đông máu bị thiếu hụt thì khớp ứ máu, sưng, đỏ, đau; sau đó đưa đến viêm khớp thoái hóa bán cấp và mãn tính.

Bệnh máu không đông là bệnh gì năm 2024

Xuất huyết khớp diễn tiến qua 5 giai đoạn:

- Sưng mô mềm quanh khớp.

- Loãng xương sớm ở đầu xương.

- Khớp bị biến đổi, có nang ở dưới sụn.

- Hẹp các khe khớp và sụn bị phá hủy.

- Khớp bị xơ hóa, cứng khớp. mất khoảng giữa khớp.

Chăm sóc đặc biệt cho người mắc bệnh máu không đông

Trên phiếu khám sức khỏe ghi rõ mắc bệnh Hemophilia A, B hay C. Vì người bệnh thường xuyên phải truyền yếu tố đông máu, do đó nên chủng ngừa viêm gan siêu vi B và C.

Tránh các hoạt động mạnh, dễ va chạm, tránh chạy nhảy; lưu ý những điều này trong quá trình học tập và chọn nghề nghiệp.

Đến bệnh viện ngay khi bị chấn thương.

Chú ý vệ sinh răng miệng ngay từ khi mới mọc răng, khám răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần.

Báo cho bác sĩ biết bệnh của bản thân, nhất là trước khi nhổ răng hay cắt a-mi-đan. Tránh dùng các thuốc giảm đau có Aspirin và kháng histamine vì ức chế ngưng tụ tiểu cầu. Không dùng thuốc kháng viêm không steroid vì có nguy cơ chảy máu.

Bệnh máu đông không nên ăn gì?

Hạn chế sử các loại đồ ngọt, kẹo, sôcôla, bánh quy, bánh pizza, bánh ngọt. Tránh sử dụng mỡ động vật, không nên ăn các sản phẩm chiên nhiều chất béo như: gà rán, thịt chiên, khoai tây chiên… vv. Không nên dùng nước giải khát có chứa đường, nước trái cây có chất làm ngọt nhân tạo.

Chỉ số dòng máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Ở người bình thường, chỉ số này chỉ khoảng từ 70 - 140%. Nếu thấp hơn 70% thì chứng tỏ phản ứng đông máu có vấn đề.

Tại sao tỉ lệ nam mắc bệnh máu khó đông nhiều hơn nữ?

Bệnh máu khó đông là một rối loạn di truyền do đột biến, mất đoạn hoặc đảo ngược đoạn ảnh hưởng đến gen của yếu tố VIII hoặc yếu tố IX. Bởi vì những gen này nằm trên nhiễm sắc thể X, bệnh hemophilia chủ yếu ở nam giới.

Bệnh máu không đông nên làm gì?

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh máu khó đông triệt để. Cách để kiểm soát tình trạng bệnh và giảm triệu chứng chủ yếu là bổ sung yếu tố đông máu bị thiếu hụt cho đến suốt đời. Nếu được chữa trị kịp thời và chăm sóc cẩn thận thì người bệnh sẽ có thể sống khỏe mạnh.