Bé 8 tháng có nên chụp x quang

Hầu như mọi trẻ em đều có lúc bị va đập ở đầu. Những chấn thương này có thể đáng lo ngại nhưng hầu hết các chấn thương đầu chỉ ở mức độ nhẹ và không gây hậu quả nghiêm trọng. Trong một số trường hợp hiếm, có thể có vấn đề nghiêm trọng chỉ sau một cú va đập nhẹ ở đầu. Bài này sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu được sự khác nhau giữa loại chấn thương đầu nhẹ, chỉ cần ôm hôn để an ủi trẻ, và loại chấn thương nghiêm trọng, cần được chăm sóc y tế ngay.

Bé 8 tháng có nên chụp x quang

Thông tin trong bài viết này là dành cho trường hợp trẻ

  • Khỏe mạnh bình thường trước chấn thương.
  • Vẫn tỏ ra bình thường sau chấn thương.
  • Không bị vết cắt/đứt trên đầu hoặc mặt (gọi là chấn thương sọ não kín).
  • Không có vết thương nào khác trên cơ thể.

Thông tin trong bài viết này không dành cho trường hợp trẻ

  • Nhỏ hơn 2 tuổi.
  • Có thể có chấn thương ở cổ.
  • Đã sẵn có vấn đề về thần kinh, ví dụ như bị động kinh hoặc rối loạn vận động.
  • Khó hoặc chậm phát triển.
  • Bị rối loạn động máu hoặc dễ dàng có vết bầm/thâm tím
  • Là nạn nhân của trường hợp ngược đãi trẻ em.

Những trẻ đã sẵn có các tình trạng trên thường gặp vấn đề nghiêm trọng sau khi chỉ bị chấn thương đầu nhẹ.

Tôi nên làm gì nếu con tôi bị chấn thương đầu nhưng không bị bất tỉnh?

Trả lời: Đối với tất cả các trường hợp, trừ khi chỉ bị va nhẹ ở đầu, bạn đều nên gọi cho bác sĩ của bé. Bác sĩ sẽ hỏi xem chấn thương xảy ra khi nào, ra sao và con bạn cảm thấy thế nào.

Nếu bé vẫn tỉnh táo và phản ứng lại, có thể chấn thương đầu chỉ ở mức độ nhẹ và thường không cần phải xét nghiệm hoặc chụp X-quang. Bé có thể khóc vì đau hoặc vì sợ nhưng thường không kéo dài hơn 10 phút. Bạn có thể chườm túi đá/lạnh lên vết sưng trong vòng 20 phút để giúp giảm sưng và sau đó nên theo dõi kỹ.

Nếu tình trạng của bé thay đổi tôi phải làm gì?

Trả lời: Nếu tình trạng của bé thay đổi, hãy gọi ngay cho bác sỹ. Có thể bạn cần phải đưa bé đến phòng khám bác sỹ hoặc đến bệnh viện.

Sau đây là các dấu hiệu của các loại chấn thương đầu nghiêm trọng hơn:

  • Đau đầu liên tục, đặc biệt là càng lúc càng đau hơn.
  • Nói ngọng/nói lắp hoặc nhầm lẫn.
  • Chóng mặt mãi không dứt hoặc lặp đi lặp lại.
  • Rất cáu kỉnh, khó chịu hoặc có những hành vi bất thường khác.
  • Nôn mửa nhiều hơn 2 hoặc 3 lần.
  • Đi loạng choạng hoặc đi lại khó khăn.
  • Mũi hoặc tai rỉ máu hoặc rỉ ra các chất dịch khác.
  • Rất khó thức giấc hoặc buồn ngủ quá mức.
  • Kích cỡ hai đồng tử không đồng đều.
  • Mờ mắt hoặc nhìn đôi (nhìn thấy hai hình ảnh).
  • Có vẻ nhợt nhạt bất thường và biểu hiện này kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ.
  • Co giật (động kinh).
  • Khó khăn trong việc nhận biết người thân.
  • Chân tay yếu ớt.
  • Ù tai dai dẳng.

Phải làm gì khi con tôi bị bất tỉnh?

Trả lời: Nếu bé bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu ngay. Cần phải làm một số xét nghiệm càng sớm càng tốt để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bạn chỉ cần theo dõi bé thật kỹ trong một khoảng thời gian nhất định. Bác sĩ sẽ cho biết nên cho theo dõi tại nhà hay tại bệnh viện. Khi đưa bé về nhà và tình trạng của bé thay đổi, bạn phải gọi ngay cho bác sĩ vì có thể bé cần có các biện pháp chăm sóc khác.

Cần các loại xét nghiệm gì và làm xét nghiệm ở đâu?

Trả lời: Chụp CT scan (chụp quét cắt lớp vi tính) là một kỹ thuật chụp X-quang đặc biệt, cho thấy hình ảnh của bộ não và hộp sọ. Phương pháp này hoàn toàn không đau. Phương pháp chụp CT này hiện có ở hầu hết mọi bệnh viện.

Sự khác nhau giữa chụp X-quang và chụp CT là gì?

Trả lời: Chụp X-quang đầu có thể cho thấy hình ảnh vết nứt/gãy (gãy xương) của hộp sọ, nhưng không thể cho thấy liệu có chấn thương não hay không.

Chụp CT có thể cho thấy các chấn thương ở não và rất có ích trong việc chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Phương pháp này thậm chí còn cho thấy hình ảnh các chấn thương nhẹ mà có thể không cần điều trị.

Phải làm gì khi hình ảnh chụp X-quang hoặc CT cho thấy có vấn đề?

Trả lời: Có thể cần làm các xét nghiệm khác, và bác sĩ có thể yêu cầu bác sĩ chuyên khoa về chấn thương đầu khám cho bé.

Tôi nên làm gì khi theo dõi bé tại nhà?

Trả lời: Bạn hoặc một người lớn khác cần ở bên cạnh bé trong vòng 24 tiếng đầu tiên và luôn chuẩn bị sẵn sàng để đưa bé trở lại phòng khám hoặc bệnh viện khi có vấn đề. Có thể bé cần được theo dõi kỹ lưỡng trong vài ngày bởi vì các dấu hiệu của các chấn thương nghiêm trọng khác có thể xuất hiện sau đó.

Hãy cho bé đi ngủ như bình thường. Tuy nhiên, bạn sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra 2 đến 3 tiếng một lần để bảo đảm bé vẫn cử động bình thường, khi thức giấc vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra bạn và phản ứng lại.

Nếu được bác sĩ kê thuốc, hãy làm đúng theo chỉ dẫn.

Không cho bé dùng thuốc giảm đau (ngoại trừ thuốc Acetaminophen), trừ khi được bác sĩ cho phép. Bác sĩ sẽ cho biết nên cho bé ăn uống như bình thường hay không.