Bao nhiêu năm thì có ngày 29 tháng 2

Ngày 29 tháng 2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận của lịch Gregory. Theo định nghĩa, năm nào có ngày này là một năm nhuận. Nó chỉ xuất hiện mỗi bốn năm một lần như 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, v.v. Đặc biệt năm nào có số chỉ năm chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400 không phải là năm nhuận, ví dụ như các năm 1700, 1800, 1900, 2100, v.v. chỉ có 365 ngày.

29/2 không chỉ là ngày đặc biệt đối với những người sinh vào ngày này được sinh nhật đúng ngày, mà ngày mà người phương tây xem là ngày phụ nữ cầu hôn.

Theo truyền thuyết phương Tây, truyền thống này đã có từ hồi thế kỷ thứ 5 tại Ireland, khi vị nữ thánh Kildare than phiền với thánh Patrick rằng phụ nữ ở xứ Ireland phải chờ đợi rất lâu mới được đàn ông trong vùng cầu hôn. Thánh Patrick đã đồng ý, chấp nhận cho phụ nữ trong vùng được phép hỏi cưới bất kỳ đàn ông nào mà họ thích vào ngày 29 tháng 2 mỗi năm nhuận.

Trong ngày này, phụ nữ Scottland có thể cầu hôn với bất cứ người đàn ông nào mà họ yêu thương.

Cho đến năm 1288, ở Scottland truyền thống này được nâng lên thành một đạo luật ban bố bởi nữ hoàng Margarite và ngày 29/2 trở thành "ngày quyền lợi phụ nữ". Vì thế, trong ngày này, phụ nữ Scottland có thể cầu hôn với bất cứ người đàn ông nào mà họ yêu thương. Theo thời gian, phong tục này được lan rộng ra cả Châu Mỹ và châu Âu, đây được coi là cơ hội để phái yếu bày tỏ tình cảm với phái mạnh mà không phải chịu bất cứ rào cản nào.

Và những người đàn ông khi được tỏ hình, nếu không muốn nhận lấy tình cảm đó của người ngụ nữ thì phải có một món quà hồi đáp là 1 bảng Anh hoặc phải tặng một tấm áo lụa xem như món quà để xoa dịu nỗi buồn cho người phụ nữ.

Ở Đan Mạch, người đàn ông khi từ chối lời tỏ tình phải tặng cho cô gái đó 12 đôi găng tay, còn ở Phần Lan người đàn ông phải tặng vải để phụ nữ may váy.

Trong lịch sử đã có rất nhiều nhân vật nổi tiếng nên duyên nhờ chủ động cầu hôn trong ngày này. Ngoài ra, trong một vài ngày 29/2 trở lại đây nhiều sự kiện thú vị đã diễn ra.

Ngày 29/2/2004, hơn 7.000 phụ nữ Anh "rủ nhau" chủ động cầu hôn bạn trai, trong đó một MC đã cầu hôn thành công bạn trai ngay trên sóng truyền hình.

Học tập phái nữ phương Tây, ngày 29/2/2008, website môi giới hôn nhân nổi tiếng Trung Quốc "Bách Hợp" cũng tổ chức chương trình "Bây giờ đến lượt chúng ta ngỏ lời" để cổ vũ, khuyến khích chị em hãy mạnh dạn "vùng lên" giành lấy hạnh phúc.

29/2 không phải là ngày hợp lệ

Ngày 29/2 phải tới 4 năm mới có một lần, vì thế nếu ghi ngày này vào hợp đồng sẽ gây khó khăn cho hai bên thực hiện.

Ngày 29 tháng 2 vốn dĩ chính bản thân nó đã là một ngày đặc vì 4 năm mới có một lần.

Vì thế, các công ty xem không thực sự coi ngày 29/2 là ngày hợp lệ để tránh những phiền phức và tranh cãi có thể xảy ra.

Ví dụ như một số công ty bảo hiểm đã chủ động yêu cầu khách hàng của mình lựa chọn ngày 28/2 hoặc ngày 1/3 để làm hồ sơ thay vì ngày 29/2 trong năm đó. Điều này gây ra khá nhiều sự bức xúc trong việc giao dịch thường xuyên.

Không những thế, nhiều người còn cảm thấy khá bức xúc khi nhân viên được trả tiền lương cố định theo năm hoặc theo tháng thường phải làm việc không công trong ngày 29/2 bởi vì hệ thống tính công khó có thể được điều chỉnh theo ngày nhuận này.

Ngoài ra, ở một số nước, tù nhân thụ án 1 năm thường sẽ phải ở lại trại giam thêm 1 ngày nếu năm đó là năm nhuận.

Thành phố cho "người nhuận"

Ngày 29 tháng 2 vốn dĩ chính bản thân nó đã là một ngày đặc vì 4 năm mới có một lần và có những người trong thành phố còn tự xem là Thủ đô năm nhuận của thế giới. Có 2 thành phố dành cho người nhuận nhưng đều có tên Anthony - nhưng một tại Texas, một tại bang New Mexico [Mỹ].

Ở 2 thành phố này, họ lại tổ chức lễ hội rất đầu tư và lộng lẫy để tổ chức lễ sinh nhật cho tất cả những người sinh ra vào năm nhuận vào ngày 29/2.

Không chỉ có thế, có một câu lạc bộ tên: "Honor Society of Leap Year Babies" dành riêng cho những người sinh vào năm nhuận.

Câu lạc bộ đặc biệt này đã có 10.000 thành viên trên toàn thế giới, những người có sinh nhật vào ngày nhuận đều có thể ứng tuyển tham gia vào câu lạc bộ.

[Baoquangngai.vn]- Cứ 4 năm, Trái Đất lại trải qua một ngày 29/2 và năm đó gọi là năm nhuận [leap year]. Vậy câu chuyện đằng sau ngày đặc biệt này trong năm là gì? Tại sao các tháng trong năm thường có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 lại là một trường hợp đặc biệt khi nó chỉ có 28, cùng lắm là 29 ngày vào năm nhuận?

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nước trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam đang sử dụng hệ thống lịch Gregorian [Dương lịch] làm công cụ chính thức để phân chia thời gian trong một năm. Lịch Gregorian xuất hiện vào năm 1582, do Giáo hoàng Gregorian XIII ban hành.

Hệ lịch này chia 1 năm thông thường thành 365 ngày với 12 tháng. Mỗi tháng trong năm sẽ có khoảng 30-31 ngày, duy chỉ có tháng hai vỏn vẹn 28 ngày, 4 năm một lần lại được bổ sung thêm 1 ngày và tạo thành năm nhuận. Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng: “Tại sao tháng hai lại đặc biệt như vậy?”. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta cần quay ngược bánh xe thời gian về quá khứ, trở lại thời điểm tổ tiên của bộ lịch Dương được khai sinh bởi người La Mã.

Các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện lý do của việc này là sự giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia. Lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus, vị hoàng đế đầu tiên của thành Rome. Lịch do ông ban hành dựa vào chu kì của Mặt Trăng, tức là tương tự như âm lịch của người phương Đông, tuy nhiên chỉ có 10 tháng bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 12 theo danh sách dưới đây, lúc này tháng 1 và tháng 2 chưa hề tồn tại:

Martius: 31 ngày, Aprilius: 30 ngày, Maius: 31 ngày, Junius: 30 ngày, Quintilis: 31 ngày, Sextilis: 30 ngày, September: 30 ngày, October: 31 ngày, November: 30 ngày, December: 30 ngày.

Như vậy, một năm chỉ có 10 tháng tương đương với 304 ngày, tức là có một khoảng thời gian kéo dài hai chu kỳ của Mặt Trăng không được đưa vào lịch. Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ việc người La Mã vốn không có khái niệm mùa đông trong lịch hàng ngày vì theo quan niệm của họ mùa đông là khoảng thời gian vô dụng nhất đối với canh tác nông nghiệp.

Khoảng thế kỷ thứ 8 TCN - cụ thể là năm 731 TCN, hoàng đế Numa Pompilius đã nhận thấy điều này là hết sức ngớ ngẩn và ông quyết định đưa thêm hai tháng nữa vào lịch cho đủ 12 chu kỳ của Mặt Trăng. Mỗi tháng này có 28 ngày, làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ của Mặt Trăng, tổng cộng là 354 ngày với sự xuất hiện của tháng 1 và tháng 2. Do 2 tháng mới này thuộc dạng "sinh sau đẻ muộn", tháng 2 lúc đó được coi là tháng cuối cùng của năm thay vì như quy ước hiện nay là tháng 12.

Tuy vậy, quan niệm hồi đó quy định số chẵn liên quan đến vận đen nên sau đó Numa Pompilius quyết định tăng thêm 1 ngày vào tổng số ngày trong năm thành số lẻ. Bên cạnh đó, số ngày của các tháng cũng được điều chỉnh lại thành số lẻ, nhưng nếu vậy thì số ngày trong năm lại thành số chẵn. Cuối cùng, hoàng đế Pompilus quyết định chọn tháng cuối cùng của năm - tháng 2 - sẽ là tháng có 28 ngày vì ông nghĩ rằng nếu phải có một tháng có số ngày chẵn thì chọn tháng ngắn nhất:

Martius: 31 ngày, Aprilius: 29 ngày, Maius: 31 ngày, Junius: 29 ngày, Quintilis: 31 ngày, Sextilis: 29 ngày, September: 29 ngày, October: 31 ngày, November: 29 ngày, December: 29 ngày, Januarius: 29 ngày, Februarius: 28 ngày.

Mặc dù vậy, lịch đặt theo chu kỳ của Mặt Trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng được chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa, vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời chứ không phải chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Vì lý do đó, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng 2 có tên Mercedonius [những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày].

Hệ quả là việc thay đổi như trên làm việc tính lịch trở nên rắc rối. Đến khoảng năm 45 TCN, hoàng đế Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này, giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng đó trùng với chu kỳ của Mặt Trời [chu kỳ vị trí của Mặt Trời trên bầu trời, chứ không phải chu kỳ Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời vì thời đó người ta không biết Trái Đất có quỹ đạo quanh Mặt Trời].

Ngoài ra, hoàng đế Caesar cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng hai lại được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của Mặt Trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày, điều này về cơ bản khá gần với chu kỳ thật của Trái Đất quanh Mặt Trời hiện nay chúng ta biết là 365,2425 ngày. Thực tế ngay sau khi thay đổi quy ước lịch, năm 46 TCN - năm đầu tiên áp dụng kiểu lịch mới - có tới 455 ngày.

Có nguồn tài liệu ghi rằng ban đầu theo cách tính lịch của Caesar, tháng 2 có 29 ngày và mỗi 4 năm nó được thêm một ngày thành 30 ngày, tức là không có chênh lệch lớn với các tháng khác. Tuy vậy sau này khi các tháng được đặt tên lại, ngày thứ 29 của tháng 2 được chuyển sang tháng 8 do tên theo tiếng anh là August - nó được đặt theo tên của Augustus [Hoàng đế sáng lập đế chế La Mã] - để cho tháng đó có độ dài tương đương với tháng 7 [July] đặt theo tên của Julius Caesar.

Dương lịch chúng ta sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã đã được hoàn thiện thêm. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và đó là lí do tháng hai có ít ngày hơn các tháng khác. Về cơ bản đây chỉ là một qui ước, không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người.

Tại sao năm nhuận tháng 2 có 29 ngày?

Đến khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, Vua La Mã Numa Pompilius đã quyết định bổ sung thêm 2 tháng mới vào lịch là tháng 1 và tháng 2 để đủ 12 chu kỳ trăng của một năm. Người La Mã lúc bấy giờ lại xem số chẵn là những con số không may mắn, chính vì thế mà một tháng của họ chỉ có 29 hoặc 31 ngày thay vì 30.

Làm sao để biết tháng 2 có 29 ngày?

Theo lịch Gregorious, năm chia hết cho 4 là năm nhuận. Điểm đặc biệt là tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày. Cứ 4 năm thêm 1 ngày vì 1 năm dương lịch có 365 ngày và 6 giờ, tức 4x 6 giờ =24 giờ, cách thêm 1 ngày vào năm nhuận để đảm bảo cân bằng các tháng của dương lịch.

Tại sao tháng 2 năm 2023 có 28 ngày?

Năm nhuận dương lịch là năm chia hết cho 4 và những năm tròn thế kỷ buộc phải chia hết cho 400. Do năm 2020 đã là năm nhuận dương lịch cho nên năm 2023 không phải là năm nhuận dương lịch nữa cho nên tháng 2/2023 chỉ có 28 ngày.

Có ai sinh vào ngày 29 2 không?

Hiện có khoảng 5 triệu người sinh ra vào ngày này trên toàn thế giới. Nhiều thế kỷ nay, các nhà chiêm tinh cho rằng trẻ em sinh ra vào ngày nhuận có tài năng khác thường, cá tính độc đáo và thậm chí quyền lực đặc biệt.

Chủ Đề